Đồng Tháp: Phồng tay, cay mắt với nghề phơi ớt
Từ sau tháng 1 trở đi, khi cái nắng nóng kéo đến, bà con nông dân huyện Thanh Bình cũng bắt đầu vào vụ phơi ớt. Huyện Thanh Bình có nhiều nơi trồng ớt, nhưng vùng có mật độ nhiều nhất là xã Tân Thạnh. Dọc theo quốc lộ 30, đoạn đi qua huyện Thanh Bình, khoảng 10 vựa ớt và cách đó là hàng chục bãi phơi ớt lớn, nhỏ đã tồn tại nhiều năm qua.
Theo bà Sáu Niếu, chủ một vựa ớt ở xã Tân Thạnh (huyện Thanh Bình), cơ sở đang có khoảng 50 nhân công lao động. Công việc phơi ớt tươi tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập từ 150.000 - 300.000 đồng/ngày.
Mỗi ngày, những nhân công phơi ớt làm việc từ 6h - 16h. Mùa ớt kéo dài khoảng 5 - 6 tháng trong năm. Ớt tươi được các chủ vựa ớt thu mua tại vườn, sau đó sẽ chuyển về kho để nhân công nhặt và phân loại ớt theo ớt khô và ớt tươi.
Dưới tiết trời nóng bức và tràn ngập hơi cay, người làm nghề phải đeo khẩu trang dày cộm.
Bà Đỗ Thị Thúy (54 tuổi) ngụ ấp Trung, xã Tân Thạnh, là một trong số ít lao động lớn tuổi có thâm niên trên chục năm trong nghề phơi ớt.
Theo bà Đỗ Thị Thúy, người làm nghề phơi ớt ở đây có hoàn cảnh khác nhau, nhưng đa phần là gia đình kinh tế khó khăn. Nhiều người gắn bó với nghề làm phơi ớt cả chục năm qua, thậm chí còn trở thành nghề "cha truyền con nối".
"So với lựa ớt tươi, chế biến ớt khô cực nhọc hơn rất nhiều. Ớt phơi liên tục khoảng 7 nắng, bình quân 4 tấn ớt tươi phơi khô còn 1 tấn. Mỗi tấn ớt phơi thành phẩm được trả công 1.5 triệu đồng. Tuy nhiên các nhân công phải chia việc ra để cùng làm thì mới xong việc được. Còn mỗi kg ớt khô lựa xong, chúng tôi được trả 15.000 đồng"- bà Đỗ Thị Thúy nói thêm.
Bà Đỗ Thị Thúy cho biết, công việc phơi ớt đem lại thu nhập từ 180.000 - 200.000 đồng/ngày.
Cùng tuổi và thâm niên làm công việc phơi ớt với bà Đỗ Thị Thúy, bà Nguyễn Thị Liệt cho biết, nhân công làm việc tại các bãi ớt đa phần là phụ nữ tuổi từ 30 - 60, một số ít là đàn ông.
Hết vụ ớt, người làm thuê lại đi tìm việc khác làm nhưng đến vụ đều quay về. Nếu không làm nghề này, họ cũng khó tìm được công việc khác.
"Cứ đến mùa phơi ớt chúng tôi đều ráng làm hết sức. Như tôi đây mỗi ngày lựa được hơn 10kg ớt khô cũng kiếm được 180.000 đồng. Năm nay, ớt được mùa được giá nên ai nấy đều tranh thủ làm nhiều hơn. Có người còn lựa ớt được tới 500.000 đồng/ngày", bà Liệt vừa lau mồ hôi vừa nói.
Đối với người phơi ớt, lựa ớt nắng nóng, ớt cay nồng nhưng không đáng sợ bằng trời mưa. Bởi mưa xuống ướt hết ớt xem như…"trắng tay".
Phồng tay, cay mắt nhưng... vẫn ráng
Là người thuộc nhóm ít tuổi nhất trong bãi ớt nhưng chị Bé Bảy có khả năng lựa ớt nhanh nhất. Theo chị Bảy, những trái ớt bị xấu, bị sâu được lựa ra, giữ lại ớt tốt.
Mỗi sọt ớt được lựa, người nhặt kiếm được 5.000 đồng/sọt ớt tươi (1 sọt khoảng 7 kg). Thu nhập từ công việc này đủ để chị trang trải việc chợ búa thường nhật.
"Nóng phừng phừng, chân phải mang 2 đôi vớ mà vẫn không chịu được. Chưa kể đến tay phồng, mắt đỏ khi phải tiếp xúc với ớt, nhiều đêm đau mắt ngủ chẳng được. Ai mới làm nghề này cũng chịu không nổi, cứ làm một chút đã hắt xì, nhảy mũi... Năm nay giá ớt tăng cao, tiền công phơi ớt, lựa ớt cũng tăng theo thế nên ai nấy cũng ráng", chị Bảy bộc bạch.
Ớt tươi phơi khoảng 7 ngày nắng mới chuyển thành ớt khô.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh cho biết, địa bàn xã hiện có 5 cơ sở thu mua ớt tươi và ớt khô của bà con nông dân. Tổng diện tích trồng ớt tại xã từ 120 - 150ha.
"Công việc hái, phơi và lựa ớt mặc dù vất vả nhưng mang đến thu nhập ổn định cho các lao động nông nhàn. Trung bình, một ngày người lao động đi hái ớt có thể có thu nhập từ 300.000 - 400.000 đồng. Công việc lựa ớt và phơi ớt cũng có thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày"- ông Kính cho hay.
Bảo Kỳ/Theo Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức