Yên Bái: Độc đáo " Không gian văn hoá trà suối giàng"
Không gian văn hóa trà Suối Giàng là sản phẩm du lịch đạt chứng nhận OCOP 4 sao do UBND tỉnh Yên Bái cấp cho Hộ Kinh Doanh Bùi Ngọc Linh tại xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn). Với nhiều cụm bungalow (nhà gỗ), phòng lưu trú cộng đồng và gia đình,… nơi đây trở thành địa điểm nghỉ dưỡng, giới thiệu, trưng bày mặt hàng “trà Shan tuyết cổ thụ” đặc sản độc đáo của cộng đồng dân tộc vùng cao. Đây cũng là nơi diễn ra các lớp hướng dẫn pha trà, nghệ thuật “thưởng” trà Shan tuyết.
![]() |
Xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn) nói riêng là nơi có thiên nhiên kỳ vĩ, tập trung nhiều đồng bào dân tộc miền cao. |
Không gian văn hóa Suối Giàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2019, sau thời gian đầu tư cải tạo trên cơ sở khu nhà cũ của một gia đình người H’Mông bản địa. Toàn bộ công trình được khéo léo xây dựng từ nhiều vật liệu hiện hữu như tường đá, ván lợp bằng cây pơ-mu, cột chống và bàn ghế từ gỗ tạp, thi công theo phong cách mộc mạc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Không chỉ tiết kiệm chi phí, đơn vị xây dựng còn hướng đến tuyên truyền, khuyến khích người dân làm đẹp nhà từ những vật liệu có sẵn. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát triển và quảng bá văn hoá bản địa, nâng tầm giá trị cây chè Shan tuyết; nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người H’Mông nói riêng; hướng đến cải thiện cơ sở vật chất, môi trường sống trên phạm vi toàn xã.
![]() |
Không gian văn hóa trà Suối Giàng đang là điểm đến góp phần thu hút du khách, bảo tồn văn hóa địa phương và nâng tầm giá trị chè shan tuyết. |
Ông Đặng Thái Sơn, Giám đốc Điều hành Không gian văn hóa trà Suối Giàng cho biết, “Suối Giàng là xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) có khí hậu quanh năm mát mẻ, với 9 tháng sương mù bao phủ. Đây là nơi tập trung của khoảng 4000 người H’Mông cùng nhau sinh sống. Do đó, Suối Giàng trở thành nơi lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa vùng dân tộc thiểu số. Trong đó, đáng kể nhất là rừng cây chè Shan tuyết cổ thụ, loại trà quý số một thế giới nhưng chưa được phát huy hết tiềm năng, thế mạnh.”
![]() |
Khách hàng được hướng dẫn pha trà, dạy thưởng trà cùng thành viên cơ sở. |
Bên cạnh tính thẩm mỹ, Không gian văn hóa trà Suối Giàng còn tạo thêm việc làm cho bà con thông qua hoạt động tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật pha trà, phục vụ du lịch... cho người lao động. Sau khi học nghề, nhiều người dân địa phương đã quay về cải tạo không gian nhà cửa của chính gia đình mình, hướng đến phục vụ nhu cầu tham quan cho du khách trong và ngoài tỉnh.
![]() |
Ông Đặng Thái Sơn (Trái), Giám đốc Điều hành Không gian văn hóa trà Suối Giàng. |
Nhờ chú trọng công tác xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì, mẫu mã, kiểm soát nguồn nguyên liệu, đảm bảo từ khâu thu hái Trà Shan tuyết, đến chế biến, đóng gói; đến nay giá trị mặt hàng này ngày càng tăng cao. Nếu giai đoạn trước năm 2019, 1kg trà chế biến theo cô truyền chỉ có giá khoảng 3 triệu/kg, thì đến nay sản phẩm đã có giá hơn 20 triệu/kg, nhờ đó thu nhập của bà con dân tộc cũng nâng lên đáng kể (gấp 3 - 4 lần). Các sản phẩm từ cây trà (chè) Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng đã được địa phương chọn làm món quà tặng tiêu biểu cấp tỉnh, cấp trung ương cho khách quý mỗi khi có dịp gặp gỡ làm việc.
Cũng theo ông Sơn, “Kể từ khi thành lập điểm du lịch, tư duy và nhận thức của bà con H’Mông ngày càng thay đổi theo hướng tích cực. Thay vì lối sống khép kín, tập trung phát triển nông nghiệp như trước, nay người dân đã có thể tham gia các lớp học về trà, ngoại ngữ và kỹ năng sống. Qua đó, biết tự chăm sóc cho ngôi nhà đẹp hơn, biết làm ra các sản phẩm trà cao cấp hơn.”
Dự định trong thời gian sắp tới, Không gian văn hóa trà Suối Giàng sẽ mở rộng mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ và cam kết phát triển theo hướng bền vững, tức vừa phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và liên kết với các hộ kinh doanh khác để nâng cao năng lực phục vụ 600 khách/ngày đêm. Hướng tới xây dựng tour du lịch – văn hóa đến Suối Giàng có khả năng đón tiếp 500.000 - 600.000 lượt khách/năm.
Trong năm 2023, doanh nghiệp có kế hoạch mở thêm 6 cở sở tại Hà Nội nhằm mục đích giới thiệu điểm đến và các sản phẩm du lịch tới đông đảo người dân Thủ đô và khách Quốc tế muốn tìm hiểu về văn hoá trà cũng như trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng núi Tây Bắc. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm “Trà Shan tuyết Suối Giàng” sang thị trường Trung Quốc và các nước châu Âu.
![]() |
Đơn vị chủ trương tuyển dụng nhân sự, đào tạo và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật pha trà cho bà con là người dân tộc thiểu số trên địa bàn. |
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 | 25/09/2023 OCOP

Hà Nội: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP
20:28 | 25/09/2023 OCOP

Sản phẩm OCOP Pleiku khẳng định được vị thế trên thị trường
20:27 | 25/09/2023 OCOP

Huyện Đông Anh (Hà Nội): Số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu thủ đô
20:27 | 25/09/2023 OCOP

Quy tụ sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn
23:00 | 21/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
13:50 | 20/09/2023 OCOP
Tin khác

Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
10:11 | 20/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
20:56 | 19/09/2023 OCOP

Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân - Sản phẩm OCOP 4 sao
10:47 | 19/09/2023 OCOP

Hơn 300 mặt hàng tham gia khai trương kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Quảng Bình
09:36 | 19/09/2023 OCOP

Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
09:13 | 15/09/2023 OCOP

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông

Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao
10:43 | 14/09/2023 OCOP

Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
10:41 | 14/09/2023 OCOP

Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
10:39 | 14/09/2023 OCOP

Hà Nội dẫn đầu cả nước về triển khai chương trình sản phẩm OCOP
10:34 | 14/09/2023 OCOP

Bánh Phu Thê - đậm chất tinh hoa ẩm thực miền quan họ
11:24 | 13/09/2023 OCOP

Bánh Tu Huýt - Món quà tuổi thơ dân dã
11:20 | 13/09/2023 OCOP

Tuần hàng quảng bá nông sản Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2023
11:18 | 13/09/2023 OCOP

Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
09:05 | 13/09/2023 OCOP

Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
14:16 | 12/09/2023 OCOP



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










