Truyền lửa thư pháp cho thế hệ trẻ
Thầy Lê Thiên Lý tổ chức viết và trình diễn thư pháp tại đình Dư Hàng, quận Lê Chân, Hải Phòng
Thầy Lê Thiên Lý sinh ra và lớn lên trên quê hương Hợp Đức, Kiến Thụy, Hải Phòng (nay là phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn) - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Năm 1969, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, thầy đã lên đường nhập ngũ, chống giặc ngoại xâm, mong góp sức mình bảo vệ tổ quốc. Hòa bình lập lại, rời quân ngũ, thầy tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới. Vào tuổi 50 của cuộc đời, một cơ duyên đã đưa thầy Lê Thiên Lý đến với Thư pháp Hán - Nôm từ năm 1998 khi lên Văn Miếu - Quốc tử giám, Hà Nội xem triển lãm Thư pháp của cụ Lê Xuân Hòe. Nhận thấy, đây là một truyền thống, một nét văn hóa đẹp từ rất lâu đời của cha ông ta, từ đó, thầy bắt đầu nghiên cứu, miệt mài học tập và luyện viết thư pháp Hán - Nôm. Thời gian cứ dần trôi, những tâm huyết, trí tuệ, công sức của thầy đã kết tinh thành những mảnh vàng óng ánh trong “Làng thư pháp”, dần tỏa sáng không những ở thành phố Hải Phòng, mà còn lan tỏa ra khắp nhiều địa phương trong cả nước và đến với bạn bè quốc tế năm châu. Thầy đã viết hàng chục vạn bức thư pháp cho những người yêu thích trong và ngoài nước; 15 năm, thầy cho chữ đầu năm tại đền thờ Nhà Mạc (Kiến Thụy), đền thờ Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm (Vĩnh Bảo) và nhiều địa phương khác tạo nên nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm, dần lan tỏa khắp thành phố, được nhân dân tin yêu, đón nhận.
Thầy Lê Thiên Lý tham gia Lễ khai bút tại đền thờ Chu Văn An (Chí Linh, Hải Dương) với 4 chữ "Quốc phú -Dân cường"
Từ những trăn trở, suy nghĩ: Cuộc sống của nhân dân ta rất phong phú, sáng tạo; Dân tộc ta rất anh hùng trong chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, sáng tạo trong lao động, sản xuất, có chiều sâu văn hóa mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước; Suy đến cùng, chữ viết cũng được hình thành và phản ánh cuộc sống của con người, bề dầy lịch sử của dân tộc ta; Vậy chữ viết cũng có thể tái hiện lại những cuộc sống sáng tạo đó của nhân dân và người Việt Nam phải có một nét thể hiện thư pháp rất riêng. Sau rất nhiều thời gian tìm tòi, thể nghiệm, thầy Lê Thiên Lý trực tiếp sáng tạo ra hai thể thư pháp mới là “Nhân diện thư” và “Vật điều thư”.
Nhân diện thư: Là chữ được biểu đạt, thể hiện thành chân dung người như: các nhà yêu nước, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, thi sỹ…; những hoạt động của con người trong lao động, sản xuất, bảo vệ Tổ quốc như: Người nông dân đang cày cấy, anh công nhân đang sản xuất, anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc; Nhà thi sỹ với cây bút…; tên gọi của mỗi con người chúng ta đều có thể thể hiện thành thư pháp.
Thầy Lê Thiên Lý biểu diễn thư pháp tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Tiệp TP Hải Phòng, chữ Long (Hán tự) được thầy thể hiện cách điệu bằng con Rồng biển bay lên
Vật điểu thư: Là chữ được biểu đạt thành những hình vật, những con vật gần gũi với con người như: Canh Tý được viết cách điệu thành con chuột; Tân Sửu năm nay được viết cách điệu thành con trâu; Chữ phượng được viết thành con chim phượng; Chữ Duyên (bằng Hán tự) được viết thành đôi chim…
Nhờ hai loại hình Nhân diện thư và Vật điều thư, tại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thắng Long - Đông Đô - Hà Nội, thầy Lê Thiên Lý thể hiện 1000 chữ “Long”: Chữ Long là vua Hùng, Vua Lý Thái Tổ, Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Nguyễn Du, là truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử, là người công nhân, nông dân, anh bộ đội bảo vệ Tổ quốc… Nhờ 1000 chữ Long này, thầy được vinh danh Kỷ lục gui-nét Việt Nam. Phát huy kết quả này, thầy tiếp tục sáng tạo thể hiện 1000 chữ Long trên chiếc gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) với đường kính 1,2 mét. Quá trình thể hiện 1000 chữ Long trên chiếc đĩa gốm Chu Đậu là một quá trình sáng tạo và khoa học. Sáng tạo ở chỗ là: Thể hiện 1000 chữ Long không trùng nhau, sắp xếp sao cho cân đối, hài hòa, không thừa, không thiếu trên một chiếc đĩa; Khoa học ở chỗ là chiếc đĩa rộng 1,2 mét, bằng đất sét để định vị, giữ cho nguyên vẹn từ chế tác, đến vẽ, rồi nung qua lửa là rất nhiều vấn đề kỹ thuật được đặt ra. Với nhiều yếu tố có một không hai trên thế giới, tháng 8 năm 2019, chiếc đĩa gốm Chu Đậu với 1000 chữ Long đã được kỷ lục gui-nét thế giới vinh danh. Như vậy, chiếc đĩa gốm Chu Đậu vinh danh trong kỷ lục gui-nét thế giới, thì làng nghề gốm sứ của Việt Nam và nghệ thuật thư pháp Việt Nam được vinh danh.
Trong quá trình tìm hiểu, giao lưu, nhận thấy tục khai bút đầu Xuân là một nét đẹp của cha ông ta, khai bút là “khai tâm, khai trí, khai sáng” cho một năm mới, thầy Lê Thiên Lý đã viết đề cương, xây dựng và triển khai Lễ hội khai bút đầu Xuân tại Đền Nhà Mạc (Kiến Thụy), đền thờ Tiến sỹ Lê Đức Liêu, làng Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, đình An Hồng Phúc, xã An Hồng (An Dương), đền Bát vị Đại vương, chùa Thắng Phúc (Tiên Lãng), đền thờ Chu Văn An –Vạn thế sư biểu (Chí Linh, Hải Dương) và rất nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tạo nên một nét đẹp văn hóa đầu Xuân, phong trào học tập sôi nổi và nâng cao chất lượng ở những địa phương này.
Để thư pháp ngày càng phát triển sâu rộng trong đời sống văn hóa nhân dân, thầy Lê Thiên Lý đã trực tiếp tổ chức và tham gia rất nhiều cuộc triển lãm về thư pháp Hán-Nôm, thư pháp Việt: Triển lãm nhân kỷ niệm 1000 và 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, 50 năm Ngày Hải Phòng giải phóng, 6 lần tham gia triển lãm thư pháp tại Fetstivan Huế; Tham giao giao lưu thư pháp với Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội, Câu lạc bộ thư pháp các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh...để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, dấu ấn về nghệ thuật thư pháp thành phố Hải Phòng và nhiều địa phương trong cả nước.
Cùng với miệt mài nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm viết thư pháp Hán - Nôm, với tâm nguyện là truyền thụ nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc ta cho thế hệ hôm nay, thầy Lê Thiên Lý đã tổ chức 16 Lớp thư pháp Hán - Nôm cơ bản với gần 30 học viên và dạy không thu học phí tất cả các lớp. Không quản ngại học viên ít hay nhiều, trời nắng hay mưa rét, đường sá xa xôi, thầy Lê Thiên Lý vẫn nhiệt tình đến lớp để truyền thụ cho các môn sinh những điều căn bản về chữ Hán, chữ Nôm, 214 bộ thủ, 110 khẩu quyết chữ Hán, cách cầm bút viết 47 nét viết cơ bản và 10 cách thể hiện viết chữ Hán đẹp, cách bố cục, trình bày một bức thư pháp, cách viết “Nhân diện thư” và “Vật điểu thư”, cách viết thư pháp tiếng Việt ngày nay, cách sáng tác câu đối, đại tự, cách đặt tên cho con. Ngoài truyền thụ những kiến thức, thầy miệt mài nghiên cứu, soạn giáo án, từ tất cả các tài liệu cổ kim để hướng dẫn cho các học viên. Không phụ công lao dạy dỗ của thầy, học viên 16 khóa thư pháp Hán - Nôm cơ bản đã tranh thủ thời gian, miệt mài luyện tập, trăn trở trên từng con chữ “Thánh hiền”. Gần 300 môn sinh các lớp thư pháp do thầy Lê Thiên Lý làm Chủ nhiệm là hơn 300 đôi cánh chim bay đi, mang theo “Hồn Việt”, “Văn hóa Việt” đến nhiều miền quê của đất nước và bạn bè quốc tế; trong đó có 9 học viên được công nhận danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề thành phố Hải Phòng.
Với nhiều công lao đóng góp truyền thụ thư pháp - nét đẹp văn hóa dân tộc, năm 2014, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tôn vinh thầy Lê Thiên Lý tại Nhà hát lớn Hà Nội danh hiệu: “Nghệ nhân thư pháp” - một trong bốn nghệ nhân Thư pháp của Hiệp hội làng nghề Việt Nam; Năm 2019, được vinh danh trong Kỷ lục gui-nét thế giới với 1000 chữ Long thể hiện trên đĩa gốm Chu Đậu.
Th.sỹ Trần Quốc Huy
Phó Chủ tịch kiêm TTK Hiệp hội Làng nghề TP Hải Phòng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
11:12 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống