Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Triển vọng sản phẩm OCOP

LNV - “Năm 2020, tỉnh Cà Mau có 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 3 sản phẩm OCOP 4 sao, còn lại 3 sao. Kế hoạch năm 2021, tỉnh sẽ có thêm 30 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, tuy nhiên, đến thời điểm này, các địa phương đã đăng ký mới 49 sản phẩm/28 chủ thể, trong đó có 4 sản phẩm/3 chủ thể đăng ký tham gia nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Với đà này, có thể sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra về sản phẩm OCOP năm 2021”, ông Ðỗ Vũ Thiên Ân, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), thông tin.
Đến nay, có 18 sản phẩm của 11 chủ thể hoàn thiện hồ sơ, sẵn sàng tham gia OCOP đợt 1/2021. Ðiều đáng ghi nhận là trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chủ thể tham gia OCOP gặp nhiều khó khăn, song các chủ thể đã nỗ lực, cố gắng khắc phục, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình hội đồng cấp huyện, tỉnh đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

Vượt khó, đạt mục tiêu OCOP

Theo ông Ðỗ Vũ Thiên Ân, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát liên tục, phức tạp, các ngành chức năng không thể tổ chức các hoạt động tập trung đông người, dẫn đến không thể tập huấn, hướng dẫn chủ thể tham gia OCOP. Cùng với đó là khó khăn của chủ thể trong công tác làm hồ sơ, đặc biệt là phương án sản xuất kinh doanh (SXKD), định hình kế hoạch SXKD…

“Song, các chủ thể đã nỗ lực khắc phục khó khăn, cùng sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn, giúp các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng yêu cầu đặt ra”, ông Ðỗ Vũ Thiên Ân chia sẻ.


Năm nay Cà Mau có chủ thể tham gia 3 sản phẩm OCOP làm từ da cá sấu (ví, thắt lưng, dép).

Ông Mạch Văn Nhỉ, Giám đốc Công ty TNHH MTV SXTM Xuất khẩu Ðại Phát (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước), cho biết: “Trong điều kiện hết sức khó khăn do dịch bệnh, công ty có trên 70 công nhân tham gia sản xuất “3 tại chỗ”, nhằm đảm bảo đủ lượng hàng cung ứng ra thị trường. Mặt khác, công ty tranh thủ sắp xếp thời gian, đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện hồ sơ, phương án SXKD trình hội đồng kịp thời. Ðợt 1/2021, công ty tham gia 5 sản phẩm OCOP gồm: nước mắm Mạch Long loại 1, loại 2, loại 3; loại 40 độ đạm; loại 50 độ đạm. Công ty đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, góp phần vào bữa ăn gia đình thêm ngon, gắn kết yêu thương”.

Theo kế hoạch năm 2021, huyện Cái Nước đăng ký 6 sản phẩm OCOP, nhưng đến thời điểm này đã có 12 sản phẩm của 4 chủ thể đăng ký tham gia. Riêng đợt 1 có 6 sản phẩm của 2 chủ thể đã hoàn thành hồ sơ, trình hội đồng chấm điểm, đánh giá xếp hạng.

“Thực tế cho thấy, dù các chủ thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, có chủ thể làm ra sản phẩm rất tốt nhưng gặp khó trong vấn đề làm hồ sơ, trình bày phương án SXKD, công bố sản phẩm… Hiểu được điều đó, phía đơn vị đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ chủ thể, khúc mắc ở đâu tháo gỡ ngay điểm đó, giúp chủ thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình hội đồng theo quy định”, ông Trần Hoàng Ðạo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho biết.

Ðặt chất lượng lên hàng đầu

Mỗi sản phẩm đạt chuẩn OCOP, so sánh với bộ tiêu chí đã được cụ thể hoá theo thang điểm, nếu được điểm cao thì hạng sao cao theo. Ðây cũng là căn cứ tin cậy để người tiêu dùng an tâm về chất lượng sản phẩm địa phương, cũng là ưu thế để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Mặt khác, tham gia OCOP, sản phẩm sẽ được ưu tiên hỗ trợ các chính sách cần thiết để đưa sản phẩm vươn tầm xa hơn, có cơ hội hợp tác, liên kết trong tiêu thụ và sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho chủ thể.

Ông Lê Hoài Thanh, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Diệu Hương (ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước), cho biết, nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình ông đã duy trì trên 30 năm nay. Khoảng năm 2010, gia đình đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ 4 hồ nhỏ (5 khối) nâng lên 8 hồ nhỏ và 1 hồ lớn (20 khối), bình quân mỗi năm xuất ra thị trường 100.000 lít nước mắm. Tuy nhiên, năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh, có thể giảm 50%.

“Ðiểm ưu việt của nước mắm Diệu Hương chính là hương vị, đi kèm với đó là chất lượng. Ðây là điều cơ sở đặc biệt quan tâm, để khách hàng nhớ và quay lại ủng hộ. Khi tham gia OCOP năm 2020, lượng khách biết đến và ủng hộ sản phẩm của cơ sở tăng 20% so với trước đây. Ðiều đó cho thấy, khách hàng đã tin dùng sản phẩm và phía cơ sở càng nỗ lực duy trì, nâng chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng”, ông Thanh chia sẻ.

Từ quá trình sơ chế, đóng hộp ghẹ biển (loại ghẹ nhỏ - ghẹ cu li) và cá cơm cho một công ty xuất khẩu sang nước ngoài, khi ấy giá trị sản phẩm nâng lên rất cao, ông Liêu Hoàng Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Minh Thảo (ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước), quyết định thử nghiệm các món ăn làm từ ghẹ biển, cá cơm và được khách hàng đón nhận, cùng nhiều lời khen về chất lượng sản phẩm. Ðiều đó nung nấu thêm động lực để ông Thảo hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm: bánh phồng ghẹ, cá cơm sấy giòn, ghẹ xay, ghẹ sấy chua cay… để đưa vào sàn OCOP đợt 2 năm 2021.

Theo ông Thảo, công ty đang tập trung kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, thiết kế mẫu mã bắt mắt hơn, chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm khi tung ra thị trường.


Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cùng các thành viên kiểm tra, đôn đốc và ghi nhận khó khăn từ chủ thể tham gia OCOP tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Minh Thảo.

Ông Ðỗ Vũ Thiên Ân cho biết thêm: “Ngày 22/9 vừa qua, các thành viên Tổ tư vấn giúp việc của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã chấm điểm, đánh giá 18 sản phẩm OCOP của đợt 1 trước một bước, sau đó mới đưa ra Hội đồng cấp tỉnh chấm điểm, đánh giá và xếp hạng sản phẩm. Ðiều đặc biệt, năm nay các đơn vị có liên quan chấm điểm, đánh giá, kiểm soát rất chặt đầu vào, qua nhiều vòng từ cấp cơ sở đi lên, để có sản phẩm đạt chất lượng cao, xứng tầm với sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bởi đây còn là uy tín, chất lượng sản phẩm đặc trưng của tỉnh Cà Mau khi đến tay người tiêu dùng ở mọi miền đất nước”./.

Bài, ảnh: Trọng Nhân



Tin liên quan

Tin mới hơn

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.

Tin khác

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

LNV - UBND xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

LNV - Năm 2024, đánh dấu lần thứ 7 chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) tỉnh Bình Dương được tổ chức, số lượng và chất lượng các sản phẩm tham gia ngày càng được nâng lên cho thấy hiệu quả tích cực từ chương trình.
Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

LNV - Trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (IDC Hanoi) đã tổ chức thành công Hội chợ Hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) .
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

LNV - Huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) là một vùng quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi có Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo lượt khách thập phương hành hương lễ phật. Huyện Mỹ Đức cũng là địa phương có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30-9-2024 công nhận huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Vừa qua, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) trung ương nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Xuân Lộc (Đồng Nai) đạt chuẩn Huyện NTM nâng cao năm 2023. Đây là huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh, là huyện thứ 3 của cả nước được đề xuất công nhận.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động