Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Trăn trở từ Chương trình OCOP

LNV - Tháng 5/2018, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 490/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giai đoạn 2018-2020. Trọng tâm của chương trình hướng đến phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Chương trình được coi là “công cụ” khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương đối với các sản phẩm đặc sản, đặc trưng ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống. Đây cũng chính là giải pháp để các địa phương từng bước chuyển đổi quy mô sản xuất nhỏ sang hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín trên cơ sở nội lực.


Nem chua là sản phẩm nổi tiếng của Thanh Hóa, được xếp vào sản phẩm “tiền OCOP” từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa trở thành sản phẩm OCOP. Ảnh: tư liệu của L.Đ

Tại Thanh Hóa, chương trình được triển khai một cách tích cực với sự vào cuộc từ tỉnh đến cơ sở. Cuối năm 2018, UBND tỉnh phê duyệt Đề án Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018–2020, định hướng đến 2030. Đơn vị được giao phụ trách triển khai Chương trình OCOP là Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, đã có nhiều nỗ lực trong tuyên truyền, tập huấn, khảo sát và kết nối các cơ sở sản xuất, hỗ trợ chủ thể sản xuất triển khai hồ sơ trình công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Đến đầu tháng 9 này, Thanh Hóa đang có 120 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 1 sản phẩm OCOP quốc gia, đứng thứ 10 cả nước về số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai, chương trình OCOP cũng đã xuất hiện một số băn khoăn, trăn trở, cần nhìn nhận để dần điều chỉnh, hướng chương trình vào chiều sâu, hiệu quả hơn.

Nghề mộc các làng Hạ Vũ, xã Hoằng Đạt và Đạt Tài, xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa) đều có truyền thống hàng trăm năm tuổi. Sản phẩm đồ mộc dân dụng như bàn ghế, giường, tủ... tại hai làng nghề truyền thống này đã ra Bắc vào Nam từ nhiều thập kỷ nay. Bàn tay của những người thợ lành nghề nơi đây đã tạo ra những sản phẩm tinh xảo có tiếng xa gần, thậm chí nhiều người ở TP Thanh Hóa và các tỉnh lân cận còn tìm về tận nơi để đặt đóng những sản phẩm gỗ gia dụng theo ý thích. Tuy nhiên đến nay, sản phẩm này vẫn chưa có trong danh sách những sản phẩm OCOP xứ Thanh.

Có dịp ghé thăm làng nghề Đạt Tài, chúng tôi có trao đổi với một số chủ cơ sở sản xuất, sao không triển khai thủ tục đề nghị công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh để được hỗ trợ quảng bá sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên, có chủ cơ sở không biết Chương trình OCOP là gì, có chủ cơ sở nghĩ rằng, OCOP chỉ dành cho sản phẩm nông sản. Rõ ràng, còn nhiều chủ thể sản xuất không hề biết rằng, sản phẩm của mình cũng có thể trở thành sản phẩm OCOP, nếu được công nhận, sẽ có nhiều điều kiện phát triển hơn. Đặt giả thuyết, nếu tổ chức một cuộc khảo sát trên địa bàn nhiều địa phương khác, chắc chắn còn rất nhiều chủ cơ sở sản xuất cũng chưa biết đến chương trình lớn này. Rõ ràng, ngoài việc nhiều chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất không quan tâm, thì công tác quảng bá, tuyên truyền về OCOP hiện nay vẫn còn hạn chế, nhất là ở chính các địa phương.

Câu chuyện mực khô Sầm Sơn bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn để trở thành sản phẩm OCOP, nhưng các chủ thể sản xuất lại không tham gia chương trình, khiến nhiều người băn khoăn. Theo chia sẻ của lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, sản phẩm mực khô của người dân Sầm Sơn chất lượng tốt, nhiều năm nay được nhiều người chọn làm quà biếu mang đặc trưng Thanh Hóa. Xét thấy cần xem xét để đánh giá, xếp hạng cho hải sản đặc trưng này để nâng tầm sản phẩm, cán bộ văn phòng đã khảo sát, gợi ý các chủ cơ sở sản xuất lớn triển khai hồ sơ, nhưng họ không tham gia. Ngay cả các địa phương có nghề chế biến hải sản khô cũng không mấy hào hứng. Lý do đưa ra là, sản phẩm này hiện còn đắt hàng, chưa có tình trạng ế ẩm nên chưa cần đề xuất thành sản phẩm OCOP (!?). Đây là quan niệm chưa đúng, bởi sản phẩm tham gia Chương trình OCOP không chỉ là để bán, mà còn liên quan đến các yếu tố khác, như: phát triển nguồn nhân lực, phát huy sự sáng tạo và nâng cao trình độ sản xuất, tham gia kết nối các chuỗi cung cầu, thậm chí hướng đến xuất khẩu toàn cầu...

Qua tìm hiểu thực tế, nhiều chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ở nhiều nơi có sản phẩm đặc trưng nhưng “ngại” tham gia Chương trình OCOP vì nhiều lý do. Ở nhiều địa phương, nhất là một số huyện miền núi, vai trò đồng hành của chính quyền cấp xã, cấp huyện còn hạn chế. Trong khi đây là chương trình lớn, cần cơ quan Nhà nước đồng hành cùng người dân ngay từ khâu tìm ý tưởng sản phẩm, triển khai thủ tục hồ sơ...

Những lần xét duyệt sản phẩm OCOP gần đây, rất nhiều sản phẩm na ná nhau, thậm chí “trùng nhau”. Trong 120 sản phẩm đã được công nhận, có đến cả chục sản phẩm là dưa vàng Kim Hoàng hậu, chỉ khác mỗi tên gọi do các chủ cơ sở sản xuất tự đặt mà thôi. Tương tự, cùng làng nghề mắm Ba Làng (thị xã Nghi Sơn), hay Khúc Phụ (Hoằng Hóa), nhiều cơ sở cùng có sản phẩm mắm tôm, mắm tép được công nhận OCOP. Điều này không sai so với các quy định hay tiêu chí OCOP, nhưng nhiều người vẫn thấy băn khoăn cho sự phong phú của những sản phẩm, dễ gây nhàm chán cho thị hiếu người tiêu dùng.

Những sản phẩm được công nhận chuẩn OCOP hiện nay đa phần là những sản phẩm có sẵn. Dẫu biết rằng, Thanh Hóa nhiều làng nghề, nhiều nghề truyền thống, nhưng “vốn” sản phẩm cũng có hạn, yêu cầu sáng tạo, phát triển những sản phẩm mới của chương trình thì chưa đạt được như mong muốn. Đề án xây dựng sản phẩm các làng nghề du lịch cộng đồng ở huyện Bá Thước cũng được xây dựng nhiều năm, nhưng đến nay, “sáng tạo” này cũng chưa thành sản phẩm OCOP.

Mỗi sản phẩm sau khi được xét duyệt, công nhận OCOP hiện được hỗ trợ 75 triệu đồng để phát triển quảng bá, làm video giới thiệu, nhãn mác... cho sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều chủ cơ sở sản xuất sau khi được hỗ trợ thì chưa chú trọng mục tiêu này. Có chủ thể sản xuất liên tục đề xuất các sản phẩm, thậm chí lần sau chỉ thêm một vài loại và không được sản xuất liên tục. Những lần xét duyệt gần đây, có nhiều sản phẩm bị loại bởi những lý do này.

Nhiều sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa có chất lượng tốt, nhưng không nhiều trong số đó vào được các chuỗi cung ứng siêu thị. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá của cả chủ cơ sở sản xuất cũng như chính quyền các địa phương và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh. Tại nhiều hội chợ triển lãm cấp tỉnh gần đây, hàng hóa giới thiệu chỉ toàn những gương mặt thân quen.

Không ít những băn khoăn, nỗi niềm trong triển khai Chương trình OCOP, cần nhìn thẳng để khắc phục, biến chương trình lớn này thành động lực phát triển sản xuất ở các địa phương.

Theo Lê Đồng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

LNV - Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

OVN - Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 29 đến 31/8 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Chiều ngày 29/08/2024, Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) Huyện Mê Linh năm 2024.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.

Tin khác

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

LNV - Ở các địa phương vùng ven biển Hải Phòng có nhiều món ăn đặc sản chế biến từ các loại cá biển, trong đó "Chả cá Chày" chả cá Thu.. do người dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chế biến là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Riêng chả cá chày Đại Hợp là một sự kết hợp hoàn hảo từ nguyên liệu tươi ngon là cá chày và mực được đánh bắt từ biển, cùng với kỹ thuật chế biến, pha gia vị truyền thống nên đã là một trong những món ăn mang đậm hương vị biển và bản sắc văn hoá ẩm thực riêng của địa phương. Sản phẩm được người dân Hải Phòng và thực khách của nhiều tỉnh thành trong nước biết đến.
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

LNV - Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP ở Bắc Kạn do phụ nữ làm chủ đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa đặc sản quê hương thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

LNV - Thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận được thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch.
Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

LNV - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên

Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên

OVN - Tối 22/8, tại công viên Long Biên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
An Giang: Chợ Mới có thêm 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

An Giang: Chợ Mới có thêm 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức họp Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đợt 2 năm 2024.
Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia - Sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Hải Dương

Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia - Sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Hải Dương

LNV - Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia của Công ty CP Hoàng Giang (TP Hải Dương) đã được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Cùng tận mắt ngắm quy trình làm ra loại sản phẩm đầu tiên và duy nhất hiện nay của Hải Dương đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nông sản được chứng nhận OCOP định kỳ 1 lần/năm

Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nông sản được chứng nhận OCOP định kỳ 1 lần/năm

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 4227/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024

Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Quảng Nam: Hơn 400 sản phẩm OCOP, làng nghề tham gia Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Quảng Nam: Hơn 400 sản phẩm OCOP, làng nghề tham gia Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm

LNV - Nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, tối ngày 8/8, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khai mạc Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp lần thứ V và Hội thi cán bộ giỏi năm 2024.
Nem chua Lai Vung - Tinh hoa ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long

Nem chua Lai Vung - Tinh hoa ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Từ việc được chứng nhận OCOP 4 sao đến việc được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là "Làng nghề di sản văn hóa phi vật thể quốc gia," nem chua Lai Vung không chỉ khẳng định giá trị ẩm thực độc đáo mà còn tỏa sáng như một biểu tượng văn hóa của miền Tây Nam Bộ.
Hà Giang: Xây dựng thương hiệu cho thịt lợn đen

Hà Giang: Xây dựng thương hiệu cho thịt lợn đen

LNV - Hà Giang là vùng đất nằm ở địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và cảnh quan hữu tình mà còn gây ấn tượng mạnh với nền văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng. Nơi đây là quê hương của nhiều món ăn truyền thống đặc sắc như thắng cố và cơm lam. Đặc biệt, thịt lợn đen của Hà Giang là một điểm nhấn ẩm thực không thể bỏ qua. Với những món ăn chế biến từ thịt lợn đen như thịt lợn hấp, nướng, xào sả ớt, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt về độ săn chắc, hương thơm và thớ thịt dày, mang đến một trải nghiệm ẩm thực phong phú và tuyệt vời.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động