TP. Hội An (Quảng Nam): Nét đẹp văn hóa truyền thống với nghề làm đèn lồng
Người dân trong làng cho biêt: Nghề làm đèn lồng xuất hiện tại Hội An từ hơn 400 năm trước, ông tổ của nghề có tên là Xã Đường. Ông chuyên làm đầu lân, lồng đèn cho các đêm hội, các cuộc thi đấu xảo, kéo quân… Qua nhiều năm lưu giữ và phát triển nghề, từ những chiếc đèn lồng tre đơn sơ, giản dị, ngày nay đèn lồng đã phát triển với nhiều mẫu mã và kiểu dáng đa dạng phong phú.
Đèn lồng Hội An gồm có kiểu dáng với các loại đèn như: Hình tròn, hình bát giác, hình lục giác, hình trái bí, hình củ tỏi, hình thùng, hình quả đu đủ, hình bánh ú, hình dù… các đèn lồng ra đời với chất lượng cao, màu sắc đa dạng.
Phát triển nghề làm lồng đèn Hội An, không chỉ góp phần lưu giữ truyền thống văn hóa mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển với sự ra đời của nhiều xưởng sản xuất đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Người dân làng nghề làm đèn lồng Hội An đang tất bật vào mùa Trung Thu.
Ngắm nhìn những chiếc đèn lồng tre lung linh sắc màu, những chiếc đèn lồng mang lại cho con người ta niềm vui, yêu đời hơn với những sắc màu tươi mới. Nhưng ít ai biết được, người thợ đã phải trải qua những giai đoạn công phu nào để cho ra đời được một chiếc đèn lồng. Đèn lồng được làm từ hai nguyên liệu chính là tre và vải bọc. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu đều được những người thợ hết sức chú trọng, tỉ mỉ. Tre để làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi, để tre làm đèn lồng không bị mối mọt, người thợ phải nấu tre ròi ngâm trong nước muối 10 ngày. Sau đó, phơi khô rồi vót thành từng nan mỏng tùy theo kích cỡ, kiểu dáng các loại đèn. Vải bọc đèn phải là vải xoa hoặc loại lụa tơ tằm.
Quy trình làm đèn lồng gồm hai công đoạn chính: Làm khung tre và vải bọc. Để định hình khung tre, nan tre sẽ được gắn vào hai vòng gỗ để định hình khung và được liên kết với nhau bởi những sợi dây dù. Vải được người thợ khéo léo cắt thành từng mảnh phù hợp với kích thước của đèn lồng, sau đó được dán lên nan khung đã bôi keo, sau đó cắt tỉa những phần dư thừa. Công đoạn cuối để hoàn thành sản phẩm, người thợ sẽ vẽ hoặc trang trí cho chiếc đèn lồng thêm màu sắc hoặc truyền tải ý nghĩa, thông điệp về quê hương, đất nước, con người…sau cùng là công đoạn gắn chuôi để hoàn thiện sản phẩm.
Trước kia, đèn lồng chỉ được treo ở những nơi thờ cúng như: Đình, chùa, bàn thờ dòng họ…Ngày nay, đèn lồng được sử dụng rộng rãi hơn, du khách đến với Hội An sẽ được đắm mình vào không gian phố cổ với những đèn lồng đa dạng kiểu dáng.
đèn lồng Hội An mang một nét đẹp mộc mạc, giản dị nhưng lại lưu giữ trong mình những nét đẹp văn hóa sâu sắc. Mỗi chiếc lồng đèn ra đời là niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước, mong muốn lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc mà mỗi người thợ muốn gửi gắm. Bên cạnh đó, sản phẩm của làng nghề không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…
Bài và ảnh Ngô Hằng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân