Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

LNV - Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức được tổ chức nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức gắn với phát triển du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, tại Trung tâm hội nghị PYTOPIA, thành phố Tuy Hòa.

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
Quảng cảnh Hội thảo

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia GS.TS Nguyễn Văn Kim phát biểu tại Hội thảo

Làng Quảng Đức nay thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây là một ngôi làng tiếp giáp với làng Ngân Sơn, gần tỉnh lỵ Phú Yên xưa nên có nhiều làng nghề phát triển, nhưng nổi tiếng nhất là gốm Quảng Đức và lụa, lãnh Ngân Sơn. Trong làng Quảng Đức bây giờ vẫn còn ngôi miếu thờ có đắp nổi 4 chữ Hán “Quang Điếm, Lưu, Phước”, tưởng niệm tiền nhân có công lao lập làng, hình thành nên nghề làm gốm với hai câu đối “Đức thừa tiên tổ thiên niên vĩnh; Phước ấm nhi tồn bách thế vinh”.

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Phú Yên, Chủ tịch CLB UNESCO Nghiên cứu - Bảo tồn cổ vật Phú Yên Trần Thanh Hưng trình bày tham luận Gốm Quảng Đức - di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên

Làng gốm Quảng Đức - ngôi làng ở ngã ba lưu vực sông Cái, thuộc huyện Tuy An, gần những trung tâm thủ phủ của Phú Yên trong lịch sử như thành Hội Phú, thành An Thổ. Trong thời kỳ phát triển hưng thịnh vào thế kỷ XVIII, XIX đến đầu thế kỷ XX, sản phẩm gốm Quảng Đức không chỉ được tiêu thụ tại tỉnh Phú Yên mà còn được giao thương rộng rãi đến nhiều địa bàn khác.

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

Trưng bày chuyên đề “Gốm Quảng Đức một thời vang bóng” tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên

Minh chứng là nhiều sản phẩm gốm Quảng Đức được phát hiện tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong thời gian qua. Cùng với đó, các cuộc thăm dò trục vớt tại các dòng sông ở Nam Bộ cũng đã tìm thấy các sản phẩm gốm Quảng Đức. Hiện vật gốm Quảng Đức được trưng bày ở nhiều bảo tàng tỉnh, thành phố và hiện diện trong các bộ sưu tập cổ vật tư nhân trong và ngoài tỉnh Phú Yên.

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
Các đại biểu tham quan tìm hiểu về di sản gốm Quảng Đức

Từ giữa thế kỷ XX trở lại đây, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, Làng nghề gốm Quảng Đức dần mai một, đến nay nhiều bí quyết, kỹ thuật làm gốm đã bị thất truyền, trên địa bàn làng nghề xưa hiện không còn lò nung gốm và không còn thợ thủ công duy trì nghề làm gốm.

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
Toàn cảnh về Làng gốm Quảng Đức ở xã An Trạch, huyện Tuy An, Phú Yên

Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức được tổ chức nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức gắn với phát triển du lịch trong thời gian tới, hướng đến triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, khai thác tốt các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

Bình lọc nước gốm Quảng Đức có niên đại thế kỷ XIX-XX

Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức tiếp nhận 20 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý. Tại Hội thảo có 7 tham luận được báo cáo: Gốm Quảng Đức và vấn đề bảo tồn, phát huy (PGS.TS Đặng Văn Thắng, Ủy viên Hội đồng Giám định cổ vật, Bộ VH-TT&DL, nguyên Trưởng bộ môn Khảo cổ học, Trường đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh); Gốm Quảng Đức - đặc trưng, niên đại, chủ nhân và thị trường tiêu thụ (TS Đinh Bá Hòa – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định); Gốm Quảng Đức - di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên (ông Trần Thanh Hưng, Chủ tịch CLB UNESCO Nghiên cứu - Bảo tồn cổ vật Phú Yên);

Gốm Quảng Đức phát hiện qua khai quật khảo cổ tại di tích Thành An Thổ (TS Phí Ngọc Tuyến, nguyên Trưởng bộ môn Khảo cổ học Trường đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh); Gốm Quảng Đức trong một số sưu tập tư nhân tại TP Hồ Chí Minh (TS Lương Chánh Tòng, Trường đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh); Gốm Quảng Đức qua sưu tập tại Ninh Thuận - nhận diện, bảo tồn và phát huy (ThS Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa dân tộc và Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận) và Kết quả nghiên cứu bước đầu về nghề làm gốm ở thôn Quảng Đức (ông Nguyễn Danh Hạnh, Sở VH-TT&DL Phú Yên).

Bên cạnh các tham luận, những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản lý tại Hội thảo mang đến nhiều thông tin hữu ích, làm cơ sở để tổ chức thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức trong thời gian đến.

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

Một số đồ gia dụng gốm Quảng Đức có niên đại thế kỷ XIX-XX

Dịp này, Bảo tàng tỉnh Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Gốm Quảng Đức một thời vang bóng” để giới thiệu, quảng bá về di sản văn hóa gốm Quảng Đức đến đông đảo Nhân dân và du khách tham quan tìm hiểu về gốm Quảng Đức.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Bình Định: Vân Canh điểm đến văn hóa - du lịch - công nghiệp xanh - cộng đồng bền vững

Bình Định: Vân Canh điểm đến văn hóa - du lịch - công nghiệp xanh - cộng đồng bền vững

Vân Canh mảnh đất của đại ngàn, đang khát vọng vươn mình phát triển bền vững, với chuỗi sự kiện văn hóa - du lịch năm 2025 là dịp để Vân Canh khẳng định bản sắc, văn hóa truyền thống, đồng thời giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển của huyện trong giai đoạn mới.
UBND tỉnh Hà Nam: Khơi thông nguồn lực để phát triển du lịch vươn tầm quốc tế

UBND tỉnh Hà Nam: Khơi thông nguồn lực để phát triển du lịch vươn tầm quốc tế

LNV - Sáng ngày 30/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Vesak - Khu du lịch Tam Chúc (phường Ba Sao, Thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nam năm 2025” với chủ đề “Hà Nam - Kết nối và lan tỏa” nhằm thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả nguồn lực, phát triển du lịch bền vững và vươn tầm cạnh tranh quốc tế.
Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

LNV - Huyện Vân Canh tổ chức sự kiện Văn hóa – Du lịch năm 2025 từ ngày 30/5 đến 1/6/2025 và tiến hành lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng 3, Chiêng 5, Trống K’toong của dân tộc Chăm Hroi để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn huyện.

Tin mới hơn

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

LNV - Ở bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An), cộng đồng người Thái đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm đã có lịch sử lâu đời. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, họ âm thầm đánh thức khung cửi, giữ màu cho nghề dệt truyền thống của người Thái trên mảnh đất này.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.

Tin khác

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.
Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Một số khu vực trọng tâm bị ảnh hưởng bão số 3, cảnh báo nguy cơ mưa cường suất lớn

Một số khu vực trọng tâm bị ảnh hưởng bão số 3, cảnh báo nguy cơ mưa cường suất lớn

LNV - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150mm/3h) tại một số khu vực. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA

Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA

LNV - Nhằm đồng hành cùng hội viên làng nghề trên hành trình chuyển đổi số, thời gian qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn Đầu tư Kết nối & Phát triển Công nghệ Toàn cầu (Globaltech) – đơn vị chủ quản Nền tảng số đa tiện ích VIVINA, t
Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

LNV - Ở bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An), cộng đồng người Thái đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm đã có lịch sử lâu đời. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, họ âm thầm đánh thức khung cửi, giữ màu cho nghề dệt truyền th
Khắc khoải làng nghề đúc đồng

Khắc khoải làng nghề đúc đồng

LNV - Tiếng búa, tiếng đồng thưa dần, lò đúc nguội lạnh, bóng thợ vắng dần. Khung cảnh làng nghề đúc đồng hơn 400 năm đìu hiu đến quạnh lòng
Sôi nổi Ngày hoạt động cao điểm ‘Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới’

Sôi nổi Ngày hoạt động cao điểm ‘Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới’

LNV - Ngày 20/7, TP.HCM tổ chức hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới với nhiều công trình ý nghĩa, hỗ trợ cộng đồng và chuyển đổi số.
Giao diện di động