Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ
Sinh trưởng tại huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) nhưng ông Nguyễn Văn Bính lại có nhiều năm sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Tại mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến này, nơi quy tụ nhiều làng nghề, nghệ nhân, thợ chạm khắc thủ công nổi tiếng, ông đã có dịp học hỏi về một loại hình nghệ thuật đặc biệt: Chạm khắc laser trên gỗ.
Khác với công cụ điêu khắc thông thường, chạm khắc bằng laser không dùng những dụng cụ thủ công như dao gọt, kéo, búa,… mà dùng một thiết bị có điện trở, sử dụng ống phóng, dẫn tia nhiệt qua một thấu kính hội tụ để tạo nguồn năng lượng đốt xuống gỗ, giấy, vải. Khi chạm vào vật liệu, nhiệt lượng cao gây nên phản ứng cháy, bào mòn, làm chìm phần đốt, hiển thị nét chữ hoặc hoa văn (tùy theo điều chỉnh của người thợ). Công nghệ laser chỉ phù hợp trên bề mặt, không gia công được ở các khối nổi - chìm như đục chạm bằng tay hoặc chạm bằng máy CNC.
Ông Nguyễn Văn Bính lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi nghiệp vì nhận ra tìm năng phát triển từ thành phố du lịch |
Ban đầu, công nghệ này chỉ đơn thuần khơi gợi trí tò mò của người thanh niên gốc Hà Nam vốn đã quen với những sản phẩm chạm khắc thủ công. Mãi cho đến khi vào Đà Nẵng năm 2013 và tham quan nhiều danh thắng nổi tiếng của thành phố du lịch, ý tưởng tái hiện các công trình biểu tượng bằng công nghệ chạm khắc laser dần được ông nhen nhóm.
“Cách đây hơn 10 năm, Đà Nẵng tuy chưa thật sự nhộn nhịp và xô bồ như bây giờ nhưng đã được mệnh danh là thành phố sạch đẹp, văn minh, đáng sống, với nhiều danh thắng nổi tiếng, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Trong khi đó, ở những thành phố du lịch, sức hút từ sản phẩm lưu niệm đối với du khách rất lớn. Có lẽ nhờ vậy mà ý tưởng sử dụng công nghệ khắc laser nhằm tạo nên sản phẩm lưu niệm đã nảy ra trong đầu tôi ngay khi đặt chân đến miền đất này,” ông Bính nhớ lại.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng quà lưu niệm của Conomi đến ông Watanabe Yoshikuni, Thị trưởng thành phố Kisarazu (Nhật Bản) |
Thế rồi, từ năm 2014, ông Bính chuyển vào Đà Nẵng và quyết tâm khởi nghiệp với nghề chạm khắc laser trên gỗ. Ban đầu, kinh nghiệm chưa có, ông phải tích lũy kiến thức, vừa học, vừa hoàn thiện kỹ thuật. Vốn liếng ít ỏi cũng là trở ngại lớn ảnh hưởng đến hoài bão của người thanh niên gốc Hà Nam. Lúc đó, ông đã phải vay nợ, để thuê nhà xưởng, tuyển nhân công. Ông phải cật lực làm việc hơn mười tiếng đồng hồ mỗi ngày để mong rút ngắn thời gian xưởng không sản xuất. Dần dần, sản phẩm cũng hoàn thiện, có nhiều khách mua hàng và từng bước xưởng phát triển ổn định.
Để tạo nên sản phẩm, chất liệu chính tất nhiên là gỗ, bên cạnh đó còn có các nguyên liệu khác như giấy, thép, chỉ, nhựa,… Ở khâu thiết kế, đơn vị sẽ lựa chọn mô hình, xác định kích thước và chất liệu phù hợp dựa trên yếu tố thị trường, vận chuyển, giá cả. Sau đó, bản thiết kế sẽ được tạo trực tiếp qua phần mềm Illustrator (AI) trên máy tính, rồi đưa vào máy tạo hình. Ở khâu hoàn tất, người thợ sẽ gắn, lắp ghép các phần đã gia công với nhau, chà nhám và lau sạch để hoàn thiện thành phẩm. Nhằm hướng đến bảo tồn rừng, xưởng luôn ưu tiên sử dụng gỗ line-up, một loại gỗ nhân tạo gồm nhiều lớp mỏng, khai thác từ gỗ các cây nhỏ, ép lại với nhau thành tấm lớn. Mặc dù hình thức không đẹp như gỗ tự nhiên, nhưng gỗ ép có ưu điểm chống cong vênh và nguyên liệu dễ tìm thấy trên thị trường.
Sản phẩm Cầu Rồng Đà Nẵng được ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng gửi tặng đại diện Công ty Cổ phần Bất động sản Sun Frontier (Nhật Bản) |
Đến năm 2020, ông Bính thành lập Công Ty TNHH Lưu Niệm Quà Việt Conomi (Công ty Conomi). Các dòng sản phẩm chính của công ty là các mô hình, danh thắng, công trình kiến trúc của Việt Nam như: Cầu Rồng, Chùa Cầu, Đại Nội Huế, Nhà thờ Đức bà, Tháp Rùa Hà Nội,… các địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà nẵng như: Bà Nà, Cá chép hoá Rồng, chợ đêm Sơn trà, sân bay Đà Nẵng,… cung ứng cho các siêu thị quà lưu niệm và các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn. Khách hàng cũng có thể tìm kiếm sản phẩm của Conomi trên các sản thương mại điện tử lớn như: Shopee, Tiki, Lazada,…
Không chỉ là biểu tượng của tài năng và sự khéo léo, những sản phẩm còn thể hiện nét độc đáo và đa dạng văn hóa của từng địa phương, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động kinh doanh, Công ty Conomi cũng tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập. Hiện nay, Conomi có 8 thợ lành nghề làm việc thường xuyên, với mức thu nhập trung bình gần 10 triệu đồng/tháng. Vì là nghề mới, có tính chất đặc thù nên hầu hết nhân công đều được đơn vị lựa chọn cẩn thận và thường xuyên được huấn luyện, đào tạo nâng cao tay nghề.
Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh tặng quà lưu niệm cho Thống đốc tỉnh Nagasaki Oishi Kengo |
Nhận thức được Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đang khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể tham gia nhằm phát triển sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp tiếp cận với khách hàng quốc tế, trong đó có nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nên ông Bính dự định sẽ nộp hồ sơ đăng ký tham gia vào Chương trình. Mục tiêu của Conomi là tăng cường quảng bá, giải quyết vấn đề việc làm ở địa phương và đưa hình ảnh Đà Nẵng cũng như Việt Nam đến gần hơn với thị trường thế giới.
Một số sản phẩm độc đáo từ Công ty Conomi |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Tin khác
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
23:50 | 01/12/2024 OCOP
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 | 29/11/2024 OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 Kinh tế
Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 Sức khỏe - Đời sống
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"
23:00 Tin tức
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 Làng nghề, nghệ nhân
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP