Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nhờ tích cực tham gia Chương trình OCOP, các HTX đã tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, hiệu quả hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên.

HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Viên (Thiệu Hóa) thành lập tháng 4-2016 với nguồn vốn hoạt động là 3,6 tỷ đồng. Ngoài các khâu dịch vụ cơ bản cho 300 ha lúa nước và hoa màu, HTX còn liên kết với nông dân sản xuất 200 ha nếp hương và 30 ha gạo Vân Đài bằng giống lúa Japonica. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Lê Bá Dũng cho biết: “Gạo Vân Đài được chúng tôi tổ chức sản xuất từ lúa trồng theo phương pháp RSI định hướng hữu cơ; được sấy và chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp liên kết. Đầu năm 2023, sản phẩm gạo Vân Đài đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao”.

Vùng nguyên liệu sản xuất gạo Vân Đài bằng giống lúa Japonica đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản.
Vùng nguyên liệu sản xuất gạo Vân Đài bằng giống lúa Japonica đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản.

Nhờ tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất, gạo Vân Đài sản xuất bằng giống lúa Japonica hiện đã được HTX liên kết với Công ty TNHH Nông nghiệp Hải Dương Xanh (Hải Phòng) xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản. HTX đang định hướng mở rộng thêm vùng trồng ra các xã lân cận như Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Giang để sản xuất lúa nếp hương theo tiêu chuẩn VietGAP, tiến tới xây dựng thêm sản phẩm OCOP; đồng thời hợp tác với các xã có sản phẩm OCOP xây dựng cửa hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm.

Tại HTX nông nghiệp xanh Haca (thị xã Nghi Sơn), xác định đã sản xuất thì phải đưa ra những sản phẩm cạnh tranh, HTX đã mạnh dạn đầu tư khu nhà lạnh 200m2 để nuôi đông trùng hạ thảo và hệ thống máy sấy thăng hoa, công nghệ xử lý tự động với giá trị đầu tư 3,6 tỷ đồng. Phó Giám đốc HTX Trịnh Đức Trọng chia sẻ: “Công nghệ sấy mới này sẽ bảo đảm giữ nguyên hình dáng sản phẩm, chỉ lấy đi những tinh thể nước, do đó sản phẩm sẽ có ưu thế trội hơn các công nghệ khác cả về hình dáng và chất lượng”. Hiện HTX sản xuất được nhiều sản phẩm như đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa tươi, khô, đông trùng hạ thảo nguyên con, yến chưng đông trùng hạ thảo, rượu đông trùng hạ thảo, mật ong Saffron đông trùng hạ thảo. Có 3 sản phẩm của HTX hiện đã đạt OCOP 4 sao là đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo nguyên con, viên nang đông trùng hạ thảo đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Theo ông Trọng, chứng nhận sản phẩm OCOP cũng đã giúp sản phẩm thuận lợi hơn nhiều trong tiêu thụ qua các kênh online. Đặc biệt những năm qua, HTX xuất bán cũng như đưa vào chế biến từ 30.000 - 40.000 hộp đông trùng hạ thảo tươi/tháng với doanh thu khoảng 6 tỷ đồng/năm; trong đó có tới 60% doanh thu đến từ các kênh thương mại điện tử. HTX dự định sẽ tiếp tục đầu tư thêm kho lạnh và hệ thống đóng chai tự động, chuẩn hóa hơn quy trình sản xuất và phát triển thêm các cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và các tỉnh, thành phố khác như Thái Bình, Hà Nội.

Còn tại HTX dịch vụ nông nghiệp Định Hòa (Yên Định), ngoài hoạt động cung ứng mạ khay, máy cấy, thì sản xuất công nghệ cao là định hướng chính của đơn vị. Với 10.000m2 nhà kính, HTX sản xuất quay vòng 3 vụ dưa vàng kim hoàng hậu/năm. Giám đốc HTX Phạm Văn Viên cho biết: “Tiêu chuẩn của người tiêu dùng đối với thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Do đó, tìm được sản phẩm trọng tâm rồi, cần áp dụng các quy trình sản xuất an toàn gắn với phát triển các thương hiệu sản phẩm để giữ vững thị trường tiêu thụ”. Sau khi xây dựng thành công dưa vàng Thiên Hương thành sản phẩm OCOP 3 sao, đã nâng cao hơn nữa niềm tin, uy tín của sản phẩm dưa vàng của HTX. Hiện nay, HTX sản xuất và tiêu thụ khoảng 60 tấn sản phẩm mỗi năm, mang lại doanh thu khoảng 3 tỷ đồng và thu lãi 500 triệu đồng/năm.

Hiện nay toàn tỉnh Thanh Hoá có 59 HTX tham gia sản xuất sản phẩm OCOP, với 75 sản phẩm cung ứng ra thị trường. Nhiều HTX sau khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, thương hiệu được nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng biết đến, tiêu thụ thuận lợi hơn. Ngoài góp phần tăng thêm giá trị, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, các chủ thể, HTX thông qua việc tham gia phát triển sản phẩm OCOP đã nâng cao được trình độ, năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm, phương thức quảng bá thương hiệu các sản phẩm địa phương.

Phó Chủ tịch Liên minh HTX Thanh Hóa Lê Hồng Hải cho biết: “Trong thời gian tới Liên minh HTX sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của phát triển sản phẩm OCOP trong HTX; đồng thời nâng cao năng cao năng lực quản lý của các HTX, chú trọng chuyển đổi số, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để các HTX có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm thị trường trong nước và xuất khẩu. Đơn vị cũng sẽ kết nối, đẩy mạnh thêm các hoạt động liên kết giữa các HTX, hướng tới thành lập Liên hiệp HTX, liên kết HTX với doanh nghiệp để tăng quy mô sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa đủ lớn, chất lượng cao, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.

Bách Nguyên

Tin liên quan

Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

LNV - Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín vừa phối hợp tổ chức khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội).
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

LNV - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) tổ chức Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ ba, năm 2024. Tại Chương trình, HTX trà an toàn Phú Đô vinh dự được biểu dương TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam, với hạng mục: Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0.
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.

Tin mới hơn

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

LNV - Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.

Tin khác

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

OVN - Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

LNV - Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã ưu tiên bố trí nguồn vốn 11,7 tỷ đồng để triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Sáng 22-10, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

LNV - UBND xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024

Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024

LNV - Sáng ngày 7/11. Tại thị trấn Quốc Oai, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với huyện Quốc Oai tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ”, giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống

Ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ”, giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống

LNV - NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ tranh truyện “Vang danh nghề cổ”, giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam.
Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền năm 2024

Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền năm 2024

LNV - Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền và công nghệ sản xuất - bảo quản - chế biến nông sản năm 2024 trưng bày, giới thiệu gần 1.000 sản phẩm của hơn 320 doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ 32 tỉnh thành trên cả nước. Sự kiện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 10/11, tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

LNV - Ngày 6/11/2024, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Tây Hồ, Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nố
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động