Sản phẩm tranh gạo lan tỏa văn hóa Việt đạt OCOP 4 sao
Vốn là cô giáo tốt nghiệp Đại học mầm non ra trường, bản thân đam mê nghệ thuật, luôn tìm tòi những cái mới mang tính sáng tạo, cô giáo Vân bắt đầu le lói ước mơ bước chân sang nghề làm
tranh bằng gạo.
Những tác phẩm từ tranh gạo được nhiều người đánh giá cao về ý tưởng cũng như sự sáng tạo
Là người phụ nữ thuộc thế hệ 7X, đến với môn nghệ thuật tranh gạo bằng niềm say mê khám phá, ưa thích sự sáng tạo.Nhân tố quyết định thành công của cô là niềm đam mê cháy bỏng và sự kiên nhẫn, quyết tâm thực hiện niềm đam mê đó bằng trái tim đầy nhiệt huyết. Khởi nghiệp từ số tiền vay vốn 7 triệu đồng của quỹ tình thương TYM Sóc Sơn với ý tưởng tranh vỏ trứng với những thành công nhất định nhưng niềm đam mê chưa được thỏa sức, mày mò tìm hiểu đến năm 2015, cô cho ra mắt những bức tranh bằng gạo, với những bức họa mang đầy đủ sắc màu quảng bá nét văn hóa Việt qua những bức tranh dân gian mang đậm hồn quê.
Nói “không” với các loại thuốc nhuộm màu, cô sử dụng phương pháp rang gạo. Trước đó, gạo phải được tuyển chọn kỹ, đánh bóng để loại bỏ cám, hạt nhỏ, bảo đảm gạo phải thon đều như nhau.
Tùy vào việc người nghệ nhân muốn gạo cho màu thế nào mà thời gian rang gạo cũng nhiều, ít khác nhau. Để có màu ngả vàng, gạo cần rang trong vòng 30 phút. Muốn tạo màu nâu đen, gạo lại phải rang trên lửa trong 6 tiếng. Lâu hơn nữa, tới 7-8 tiếng gạo sẽ cho màu đen sậm. Để hạt gạo rang đều đẹp màu, bóng, óng ả kỹ thuật rang phải chắc, luôn quan sát không rời mắt.
Gạo sau khi rang được để riêng theo từng màu đợi tới lúc đưa lên tranh. Tùy vào chủ thể, bố cục mà cô Vân chọn tông màu khác nhau, góc này màu tối, chị nhặt gạo đã rang trên lửa qua 7 tiếng. Góc kia màu sáng, chị lại nhặt hạt gạo có màu ngà ngà hay nâu nhạt. Cứ như vậy, người thợ phải kiên trì, xếp từng gạo cho tới khi đầy bức tranh.
Theo cô Vân, khâu quan trọng quyết định việc thành bại của một bức tranh gạo chính là việc chọn nguyên liệu là hạt gạo đều, bóng, săn chắc. Lúc rang phải đảo gạo tù tì để không bị nở to, hạt gạo rang lên cứng, có sắc màu như ý. Ðiều tối kỵ trong tranh gạo là không được dùng phẩm màu pha trộn vào để gạo có nhiều màu sắc. Bởi, khi dùng phẩm màu, hạt gạo dễ bị mốc, màu sắc chóng nhạt, phai trong thời gian ngắn.
Thành công bằng nỗ lực
Ban đầu những bức tranh gạo sau khi sáng tạo kháng hàng chủ yếu chỉ là người dân xung quanh, các mối quan hệ bạn bè biết đến. Chỉ khi tham gia các chương trình hội chợ, gian hàng tổ chức đặc biệt tham gia Phiên chợ xanh được tổ chức tại Hà Nội, những tác phẩm của chị được kháng hàng khắp nơi biết đến, du khách nước ngoài ưa chuộng. Bên cạnh đó, tranh gạo còn được làm quà tặng, được các cơ quan chức năng, doanh nghiệp TW, địa phương, Hội phụ nữ Việt Nam, lãnh đạo Đảng, Nhà nước lựa chọn.
Từ từ những bức tranh gạo với chủ đề đất nước: Cánh đồng, cây đa, giếng nước, những di tích và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Hồ Gươm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột...bắt đầu hiện lên trong tranh vẽ. Nhiều khách hàng trong nước đặt cô “vẽ” tranh gạo chân dung người thân yêu của mình để tặng cho nhau trong những dịp quan trọng như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới...
Điểm nổi bật của bức tranh đó là màu của gạo, từng hạt gạo với màu sắc khác nhau được tạo lên bức tranh, gạo được rang theo thời gian nấu, tầm 42 màu theo 42 lần rang. Sau khi hoàn thành mỗi bức bán với giá từ 120.000 nghìn đến 300.000 nghìn. Có bức đến 25 triệu đồng. Mỗi tháng cơ sở của cô Vân bán được trung bình 300 bức tranh các loại.
Niềm đam mê của cô đã lan tỏa đến các thành viên trong gia đình, đó là vợ chồng, con, chị em cùng làm, cùng thả mình vào tranh gạo. Bên cạnh đó, cơ sở còn tạo công ăn việc làm cho 20 người dân tại địa phương theo hình thức khoán sản phẩm.
Những hạt gạo được lấy từ những cánh đồng tại quê hương, thời gian đầu không ít lần thất bại. Những bức tranh đầu tiên ra đời bằng cái tâm của người đam mê nghệ thuật. Bức tranh là sự liên kết của không biết bao nhiêu hạt gạo. Mỗi hạt gạo chứa đựng tấm chân tình mà người làm gửi gắm vào đó như một sự tri ân sâu sắc đối với quê hương. Rồi những bức vẽ hoàn thành được du khách đón nhận. Chị càng say mê hơn với công việc của mình.
Hiện nay, sản phẩm tranh gạo của cô Vân đã được UBND TP Hà Nội chấm điểm sản phẩm OCOP 4 sao. Thời gian tới cơ sở mong muốn được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm nhận diện thương hiệu, bảo hộ độc quyền và quảng bá thương hiệu của mình đến bạn bè khắp thế giới.
Bài, ảnh: Nguyễn Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Tin khác
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân