Quảng Nam: Thăng trầm Làng chiếu Bàn Thạch
Thôn Đông Bình nổi danh với làng chiếu Bàn Thạch nằm tách biệt với thế giới bên ngoài giống như một ốc đảo nằm lơ lửng giữa 3 dòng sông (sông Thu Bồn, sông Ly Ly và sông Trường Giang). Không ồn ào, không xô bồ so với những làng nghề khác, Bàn Thạch nhà cách nhà bởi hàng rào dây leo, lá mơ, mồng tơi hay hàng chè tàu. Bên trong cái thanh bình có phần tĩnh lặng ấy là những con người ngày đêm khéo léo, chăm chỉ miệt mài bên khung cửi để tạo nên những chiếc chiếu với nét độc đáo riêng…
(Ảnh: ST)
Theo sử sách chép lại, trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, người dân ở các vùng như Hà Tĩnh, Thái Nguyên di cư vào Nam, đến Quảng Nam thấy thiên thời địa lợi nhân hòa nên đã dừng lại khai hoang lập nghiệp. Trong quá trình di cư, người dân ở các tỉnh thành đã mang theo nghề làm chiếu để phát triển tại vùng đất này.
Thiên nhiên trù phú, nơi đây bạt ngàn những cánh đồng cói và đay, cao đến ngang vai, phất phơ theo chiều gió. Tận dụng những ưu thế vốn có của tự nhiên nơi đây, người dân đã sử dụng cây cói và đay làm nguyên liệu dệt thành những chiếc chiếu vừa bền vừa chắc, nổi danh khắp vùng. Kết với với vị trí thuận lợi - nằm ở hợp lưu các con sông lớn, Bàn Thạch đã trở thành nơi giao thương sầm uất.
Thời phong kiến, sản phẩm làng nghề nổi tiếng gần xa, từng là sản phẩm trao đổi của những thương nhân người Hoa và cũng từng là cống phẩm cho triều đình, quan lại và quý tộc.
(Ảnh: ST)
Thời hoàng kim, có tới hơn 700 người dân trong làng làm nghề dệt chiếu. Trước kia, chiếu Bàn Thạch đã xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô, đến nay đã vươn ra hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới. Tại những lễ hội lớn như Festival Huế, Ấn tượng Mỹ Sơn hay Lễ hội bà Thu Bồn được tổ chức hằng năm đều có mặt sản phẩm chiếu Bàn Thạch.
Tại làng Bàn Thạch có một chợ phiên chỉ bán duy nhất sản phẩm chiếu của Quảng Nam. Chợ phiên nơi đây họp từ 4 - 5 giờ sáng, bán đủ các loại chiếu, người mua từ khắp nơi tìm về để chọn chiếu.
Hơn 500 năm qua, làng chiếu Bàn Thạch đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề truyền thống này vẫn gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây. Thu nhập của người dân tại đây gần như 90% dựa vào dệt chiếu và bán chiếu. Do đó hầu hết từ già trẻ, gái trai trong làng đều tập trung vào nghề chiếu, mỗi người mỗi việc. Nghề dệt chiếu không chỉ là công việc mưu sinh, mà còn giúp những người con của làng gìn giữ, lưu truyền nghề truyền thống của ông cha để lại.
(Ảnh: ST)
Thế nhưng, cùng với thời gian, những chiếc chiếu được dệt thủ công không còn "đủ sức" nuôi sống người dân. Những năm gần đây, nhiều người đã không còn mặn mà với nghề làm chiếu mà chuyển sang những công việc khác cho thu nhập cao hơn. Ký ức về một thời thịnh vượng của làng nghề truyền thống chiếu Bàn Thạch trở thành sự tiếc nuối…
Làm gì để khôi phục làng nghề, không chỉ là nỗi đau đáu của những người con làng nghề truyền thống chiếu Bàn Thạch.
Làng nghề truyền thống mai một và lao động trẻ không còn mặn mà với nghề là thực trạng chung của nhiều làng nghề truyền thống hiện nay, do đa phần các nghề truyền thống đều mang lại hiệu quả kinh tế không cao.
(Ảnh: ST)
Thời gian qua, nhằm khôi phục các làng nghề truyền thống, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chương trình để hỗ trợ cho các làng nghề phát triển, tuy nhiên chưa phát huy được hiệu quả. Tại làng nghề chiếu Bàn Thạch, địa phương đang tính đến hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đưa người dân làng nghề vào phục vụ du lịch, có thể sẽ là giải pháp phù hợp để khôi phục, phát triển lại làng nghề.
(Ảnh: ST)
Hồng Diễm
Nguyên liệu làm chiếu là từ cói và sợi đay. Người dân sẽ tiến hành bứt cói đem về nhà, chẻ thành những sợi nhỏ và đem phơi dưới trời nắng gắt khoảng 4 - 5 ngày. Đến khi sợi chiếu khô lại nhưng phải đảm bảo vẫn giữ được độ dai và chắc thì tiến hành các công đoạn làm chiếu.
Sau khi sợi chiếu phơi khô đạt chuẩn sẽ được đem nhuộm màu. Muốn cho màu nhuộm được đẹp và khó phai thì người dân nơi đây phải nhúng từng chùm nhỏ vào nồi phẩm màu đã nấu. Sợi cói sau khi đã nhuộm màu sẽ đem phơi khô dưới trời nắng. Lưu ý, phơi dưới nắng vừa, không để bị mốc do nắng yếu hoặc bị gãy do nắng gắt.
Sợi cói sau khi phơi khô thì được người dân làng nghề mang đi dệt chiếu. Để dệt chiếu phải chuẩn bị khung và thoi dệt và cần 2 người mới thực hiện công đoạn dệt, một người đưa thoi, luồn sợi và một người kia kéo khung cửi. Chiếu dệt xong sẽ được cắt vuông vắn và cố định lại 4 cạnh để không bị xổ ra. Người dân tại làng dệt chiếu cổ Bàn Thạch thường dệt mỗi chiếc mất khoảng 3 - 4 tiếng, một ngày có thể làm được 4 - 5 chiếc.
Điểm đặc biệt ở các sản phẩm chiếu làng Bàn Thạch đó là các họa tiết tinh xảo được tạo thành từ những sợi cói và đay đã nhuộm màu chứ không phải in khuôn họa tiết lên chiếu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP