Quảng Nam: Nghề dệt thổ cẩm của người Triêng

TBV - Trên địa bàn huyện Nam Giang (Quảng Nam), người Triêng sống tập trung ở các xã vùng cao như: La Dêê, Đắk Tôi, La Êê, Đắk Pring, Đắk Pre và một phần của xã TàhBing. Đến nay, người ta biết đến ở người Triêng có nền văn hóa đặc sắc, là bộ phận không nhỏ góp phần hình thành nên bức tranh tổng thể của văn hóa các dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên.
Từ xa xưa, người Triêng huyện vùng cao Nam Giang (Quảng Nam), đã biết đưa cây bông vào trồng trên đất rẫy để lấy nguyên liệu dệt thay thế cho sợi vỏ cây rừng. Theo tập quán canh tác, hàng năm cứ vào đầu mùa mưa khoảng đầu tháng 9 đất đai có độ ẩm cao, người Triêng nơi đây bắt đầu phát rẫy gieo hạt bông. Theo kinh nghiệm, đất trồng bông thường được chọn ở những đám đất rẫy cũ, có nhiều sỏi nhỏ, cây bông sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, bông mới nở đều và không bị sâu bệnh. Trước đây, mỗi gia đình có thể trồng khoảng từ 1 đến 2 rẫy bông thì đủ dệt cho cả năm. Từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch khoảng tháng 1 năm sau.

Bông thu hoạch về, đem phơi nắng cho khô, trắng, không bị đen mốc. Nếu gặp phải mua, thì cần phải để bông thô gần bếp lửa cho hạt giòn dễ vỡ. Bông đã khô, những người phụ nữ Triêng tiến hành loại những hạt bông lép, bông sâu, rồi đưa vào dụng cụ cán bông cán cho vỡ hạt.

Khi bông đã được cán lọc hết hạt, họ dùng dụng cụ bật bông đánh cho tơi, khi bông đã tan đều, lọc bông tan ra, những bông còn vón cục tiếp tục đánh. Chỉ bông được đưa vào se kéo sợi. Lúc này, sợi bông dùng cho dệt vải bước đầu được hoàn thành. Sợi từ thoi cuộn được đưa ra cuốn vào một dụng cụ cuốn sợi để tạo thành những cuộn sợi có chiều dài để chuẩn bị nhuộm.


Phụ nữ Triêng, xã La Dêê, huyện Nam Giang (Quảng Nam), cần mẫn bên khung dệt.


Để có những màu sắc ưng cái bụng, người Triêng phải tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều loại vỏ cây, ốc... nhuộm màu là cả một quá trình đúc kết kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, thậm chí đã trở thành bí quyết. Để có được màu chàm đen, người Triêng chặt thêm cây nao jun gồm cả thân, vỏ, rễ cây, đem ngâm với tro bếp trong nồi đất khoảng 3 - 4 ngày, lấy nước đó trộn chung với nước của lá chàm đổ vôi bột giã nát rồi ngâm trong nước. Lấy vỏ ốc (pa-chau) đốt cháy thành than rồi giã nhỏ bỏ lẫn vào tạo thành màu chàm.

Cho sợi bông phơi vào ngâm khoảng nữa ngày, rồi vớt lên vắt hết nước đưa lên giàn phơi, cứ như vậy nhúng nhiều lần trong ngày khi nào sợi dệt có màu đen họ lại bỏ tiếp vào nồi đất và dùng củ nâu, thái nhỏ trộn chung với gạo nếp than, rồi luộc sợi khoảng một ngày đêm vớt sợi ra phơi. Sau đó, đưa sợi trộn với bột gạo nếp than hấp cho sợi cứng, không bị xù lông rồi vớt ra phơi khô. Khi sợi đã khô đưa vào dụng cụ cuốn sợi cuốn lại cho thành cuộn, khi muốn dệt thì người phụ nữ dàn sợi ra khung và dệt.


Bà Cha rum Nhiếc, thôn Đắk Rế, xã La Dêê, huyện Nam Giang bên chiếc khung quay sợi từ thời nội bà để lại, như minh chứng về nghề dệt truyền thống của người Triêng.


Muốn tạo màu đỏ, người Triêng dùng củ nâu và từ vỏ của cây tà-vạt (móc sang) giã nhỏ ngâm trong nước dùng làm thuốc nhuộm. Và để có màu vàng, họ lấy củ nghệ giã nát rồi ngâm trong nước, từ thân cây chơ hong thái nhỏ, sau đó bỏ sợi vào nấu keo lại rồi với ra phơi khô. Trang trí hoa văn trên trang phục của người Triêng chủ yếu dùng các màu đỏ, màu trắng, màu vàng, màu chàm. Còn với màu trắng, có khi bà con để luôn cả sợi bông trắng chưa nhuộm để tạo ra màu trắng.

Khi bông thô được loại bỏ hạt, sử dụng bật bông đánh cho tan bông, sau đó cuốn vào một que cuốn nhỏ như chiếc đũa để tạo chỉ bông. Mắc chỉ bông vào que cuốn sợi trên sa kéo sợi rồi dùng tay quay bánh xe. Bánh xe quay đến đâu truyền chuyển động tròn vào que cuốn, chỉ bông được kéo ra và xe thành sợi. Cứ như vậy, kéo hết chỉ bông này tới chỉ bông khác.

Khung dệt, luôn đồng hành và đóng vai trò trong các khâu nghề dệt của phụ nữ Triêng. Tuy nhiên, muốn có khung dệt, người đàn ông trong gia đình Triêng phải tự làm khung dệt. Sau khi lập gia đình, người đàn ông phải làm các dụng cụ dệt và khung cho người vợ dệt vải, nếu người nào không làm được dụng cụ, hoặc người phụ nữ nào không biết kéo sợi dệt vải thì sẽ bị dân làng chê cười đó là những người vụng về không biết làm ăn.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ sợi, người phụ nữ Triêng dàn sợi lên dụng cụ dàn sợi, đây là công việc khá phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo trên đôi bàn tay người thợ. Tùy từng loại trang phục như: váy, tấm dồ, khố, tấm choàng mà người thợ dệt có cách tạo bằng hoa văn và dàn sợi khác nhau. Trên dụng cụ dàn sợi, sợi màu đen luôn chiếm ưu thế trong toàn bộ khung cửi và làm nền cho các băng chỉ màu. Khi đã dàn sợi cho một trang phục cần dệt. Trên dụng cụ dàn sợi, họ tháo dụng cụ dàn sợi ra, lấy sợi đã được dàn hoàn chỉnh đưa vào khung để chuẩn bị dệt.

Các thao tác dệt chủ yếu là dùng tay, khi dệt luồn thoi chỉ, dập sợi, nâng lên hạ xuống thay đổi vị trí của các lớp chỉ, tách các đường chỉ màu bằng lông nhím để tạo hoa văn. Trong quá trình dệt, sáp ong luôn được bôi vào các bộ phận của khung dệt để tạo độ trơn, đầu nhọn của lông nhím dùng để dàn các chỗ dệt dày quá hoặc thưa quá cho vải được đều.

Hoa văn trên trang phục của người Triêng chủ yếu là các băng sợi màu đỏ, vàng, trắng, được dàn dọc theo khung dệt, đan xen giữa các lớp sợi màu đen. Khi dệt chỉ có một ống đựng thoi chỉ màu đen được luồn qua luồn lại để làm sợi dệt cho toàn bộ tấm vải. Các băng chỉ màu trên khung dệt, thường được sắp xếp thành một nhóm riêng biệt khác nhau: Băng chỉ màu đỏ, màu trắng, màu vàng, màu đen. Kích thước của các băng có bề ngang từ 2 đến 4 cm. Khi tạo các hoa văn trên các băng chỉ màu này người thợ dệt dùng một đầu nhọn của chiếc lông nhím tách sợi để luồn thoi chỉ đen qua, dùng thanh dập sợi dập cho chặt các lớp sợi. Người phụ nữ khi ngồi dệt, thường trang trí các hoa văn không theo một khuôn mẫu có sẵn, mà tạo các hoa văn theo một kỹ năng đã và theo sự sáng tạo riêng của mỗi người. Kỹ thuật tạo tác hoa văn cho trang phục là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thợ, ngoài kinh nghiệm dệt còn phải có sự tỉ mỉ và đôi bàn tay khéo léo.

Thời gian dệt một sản phẩm tùy thuộc vào sức khỏe của từng người, phụ thuộc vào sự nhàn rỗi theo mùa vụ, họ có thể dệt tranh thủ vào buổi tối hoặc dệt liên tục vào mùa mưa. Người phụ nữ Triêng, thường tiến hành công việc dệt của mình vào tháng 10, 11. Đây là thời điểm của mùa mưa, còn những tháng trong năm thì họ chỉ dệt tranh thủ. Thời gian dệt các sản phẩm: Một chiếc váy, mất thời gian khoảng 4 ngày, một tấm mất khoảng từ 5 đến 7 ngày, khố 8 ngày.

Các sản phẩm của họ gồm váy, khố, tấm choàng... được dệt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, các họa tiết hoa văn trang trí phần lớn đơn giản trên nền chàm đen. Thường chỉ có đường sọc màu đơn hoặc xen kẽ trên màu chàm với các màu tiêu biểu như màu vàng, màu đỏ hoặc màu trắng, nhưng thể hiện tính thẩm mỹ và tài năng sáng tạo của phụ nữ Triêng rất cao. Những chiếc váy, tấm khoác, khố... được mặc vào những dịp lễ hội truyền thống của buôn làng hoặc trang phục của các gia đình khá giả thường có các đường sọc màu nhiều hơn, sử dụng màu đỏ nhiều hơn. Người Triêng rất thích trang phục kiểu ghép hai mảnh vải lại với nhau tạo nên sự đối xứng. Hoa văn trang trí thường được sử dụng ở hai rìa của tấm vải. Và để có được những sản phẩm trên, người phụ nữ Triêng phải mất nhiều thời gian cả tháng ròng mới hoàn thành.

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Triêng có tiềm năng rất lớn, không những giúp cộng đồng người Triêng mặc đẹp, tạo nên nét đẹp văn hóa trong phong tục, tập quán từ xưa đến nay ở vùng biên giới Việt - Lào. Tuy nhiên, dù có góp phần đáng kể để bảo tồn nghề dệt truyền thống lâu nay bị mai một cũng như sự giao lưu văn hóa với các dân tộc trong vùng, song do ít được giao lưu với bên ngoài nên các sản phẩm của người Triêng chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, của mỗi gia đình. Vì vậy, nghề dệt truyền thống của họ chưa mang tạo ra sự thu nhập về kinh tế cho người dân. Nên chăng, nhà nước cần có hướng đầu tư thích hợp để nghề dệt vải truyền thống của người Triêng nơi đây ngày một phát triển...

Bài và ảnh Nguyễn Văn Sơn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.

Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

LNV - Ngay từ 7h30 sáng ngày 10 tháng 4, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.
Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

LNV - Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được xem là một di sản sống của nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

LNV – Chiều ngày 12/4 (tức ngày 15/3/2025 âm lịch) tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã diễn ra lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội”, đồng thời trao bằng công nhận “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội” là nghề truyền thống Hà Nội.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

LNV - Là một trong 19 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ. Đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đang cần mẫn may trang phục bên hiên cửa. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng khi “zoom” kỹ từng chi tiết hoa văn, đường thêu mới thấy được sự công phu, tinh xảo.
Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm qua, nghề đan đát ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân miền Tây sông nước. Tuy nhiên, khi công nghiệp ngày càng phát triển, làng nghề truyền thống này đang dần bị mai một là điều khó tránh khỏi. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường để khôi phục, phát triển làng nghề.
Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

LNV - Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Nghề ăn cơm dưới đất,  làm việc trên trời

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời

LNV - Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

LNV - Trải qua bao thăng trầm, làng nghề dệt thổ cẩm của các nghệ nhân đồng bào Khmer ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích các địa phương gìn giữ và phát triển nghề. Việc duy trì và phát triển các làng nghề không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Mặc dù đã có công việc ổn định từ nghề môi giới bất động sản, nhưng anh Phạm Văn Bình (38 tuổi), ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vẫn quyết định về quê để gầy dựng nghề làm nước mắm gia truyền, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

LNV - Chiều 7/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến thăm cơ sở trưng bày gốm sứ truyền thống của gia đình Rakhimov.
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh nhữ
50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắ
Giao diện di động