Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nghĩa Đồng là xã miền núi của huyện Tân Kỳ, miền tây Nghệ An, nơi có nhiều loại cây, nhiều loại hoa tự nhiên. Tại đây, hoa rừng nở quanh năm, không có tác động của bàn tay con người, không lẫn chất kích thích đậu quả, thuốc trừ sâu... do vậy mà rất thích hợp với việc nuôi ong lấy mật bởi cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt.

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Những giọt mật ong của Tổ hợp tác mật ong Nghĩa Đồng vàng óng, thơm ngon, sánh đặc vốn lâu nay ít được người tiêu dùng biết đến. Nhưng từ khi xây dựng thành công sản phẩm OCOP mật ong Nghĩa Đồng thì đã được đông đảo người tiêu dùng trong nam, ngoài bắc ưa chuộng bởi mang đậm hương vị của thiên nhiên núi rừng miền tây xứ Nghệ. Sản phẩm này cũng góp phần quan trọng vào giảm nghèo bền vững và thay đổi cuộc sống cho đồng bào nơi đây.

Mô hình nuôi ong lấy mật của ông Nguyễn Văn Tiến, Tổ trưởng tổ hợp tác ong mật Nghĩa Đồng là một trong những hộ dân phát triển nghề nuôi ong lấy mật lâu năm nhất huyện Tân Kỳ.

Ban đầu gia đình ông Tiến phát hiện 1 – 2 đàn ong tự nhiên về làm tổ ngay trong vườn nhà. Với sự đam mê ham học hỏi nên qua một thời gian ông Tiến đã thuần hóa được đàn ong và đã lấy được mật phục vụ nhu cầu gia đình. Do có nhiều mật nên được nhiều gia đình xung quanh ưa chuộng, đặt mua. Từ đó, ông Tiến mới đẩy mạnh việc nuôi ong lấy mật. Noi gương ông Tiến, nhiều người dân trong xã cũng đến học tập mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông.

Ông Tiến cho biết: Nghề nuôi ong lấy mật không khó, không tốn nhiều công sức, chỉ cần am hiểu đặc tính, chu kỳ của ong. Mặt khác chi phí đầu tư thấp, nguồn thức ăn của ong dựa hoàn toàn nguồn tự nhiên từ rừng, từ các cây công nghiệp cao su, cà phê và cam, nhãn, vải và hoa màu khác nên chất lượng mật ong của Nghĩa Đồng rất tốt. Khi nuôi trong tổ cần phải sạch sẽ và luôn có mật, chân tầng không được sâu mọt, tuyệt đối không được để địch thủ xâm nhập. Đặc biệt, xung quanh chỗ đặt tổ ong phải sạch, vì ong rất nhạy cảm với môi trường.

Sản phẩm Mật ong Nghĩa Đồng sau khi đóng chai đưa vào bảo quản.
Sản phẩm Mật ong Nghĩa Đồng sau khi đóng chai đưa vào bảo quản.

Tuy nhiên, việc nuôi ong lấy mật của ông Tiến và các gia đình khác trên địa bàn xã Nghĩa Đồng những năm về trước chủ yếu vẫn là mang tính tự phát. Mỗi hộ chỉ có một vài đàn, hơn nữa lại chưa có kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc nên năng suất thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ và chưa có nhiều người biết đến.

Từ thực trạng trên, ông Tiến và 17 hộ gia đình trên địa bàn xã có cùng đam mê đã thành lập tổ hợp tác sản xuất mật ong xã Nghĩa Đồng. Các thành viên đã hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và thu hoạch mật ong, hỗ trợ nhau bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt năm 2022, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hướng dẫn, xây dựng quy trình sản xuất mật ong theo tiêu chuẩn OCOP, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ trong in ấn bao bì sản phẩm, quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạn xã hội như facebook, zalo... Từ đó các hộ nuôi đã làm chủ được quy trình, sản phẩm ngày càng phát triển. Sản phẩm mật ong Nghĩa Đồng đã đạt OCOP 3 sao. Đến nay Tổ hợp tác cũng đã lớn mạnh với trên 50 thành viên. Thu nhập đạt gần 100 triệu/thành viên/năm.

Với mục tiêu tạo thương hiệu và giá trị “Mật ong xã Nghĩa Đồng” trên thị trường, thu hút mở rộng thành viên và phát triển thành hợp tác xã trong năm 2025, Tổ hợp tác rất chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng mật ong, cam kết bán mật ong nguyên chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Bùi Thanh Bảo, Bí thư Huyện ủy Tân Kỳ cho biết: Từ lâu những giọt mật ong mang hương vị của thiên nhiên, hòa quyện sánh mịn, thơm ngon, bổ dưỡng của Nghĩa Đồng đã trở thành thương hiệu của địa phương. Tuy nhiên, chỉ đến khi chương trình OCOP được triển khai thì thương hiệu mật ong Nghĩa Đồng mới được nhiều người tiêu dùng biết đến. Địa phương cũng luôn tạo điều kiện, phối hợp với các ban ngành, tổ hợp tác nuôi ong thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật giúp người dân nắm bắt và áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao năng suất và chất lượng mật ong.

Mô hình nuôi ong của gia đình ông Nguyễn Văn Tiến, Tổ trưởng Tổ Hợp tác sản xuất Mật ong xã Nghĩa Đồng.
Mô hình nuôi ong của gia đình ông Nguyễn Văn Tiến, Tổ trưởng Tổ Hợp tác sản xuất Mật ong xã Nghĩa Đồng.

Với giá bán ổn định, cách chăm sóc không khó, nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng hiện đang góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, giúp đồng bào vùng cao xã Nghĩa Đồng xoá đói giảm nghèo bền vững. Đây cũng là hướng đi đúng đắn để người dân khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Thời gian tới, để sản phẩm mật ong xã Nghĩa Đồng vươn xa ra thị trường, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành có liên quan, Tổ hợp tác sản xuất mật ong xã Nghĩa Đồng sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm “Mật ong Nghĩa Đồng”. Tổ hợp tác cũng đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệp, tổ chức tiếp thị với các hệ thống siêu thị, nhà hàng lớn trong tỉnh, ngoài tỉnh để phục vụ người tiêu dùng.

Duy Hưng-Xuân Tiến

Tin liên quan

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm

LNV - Trong những ngày hè oi bức, cơ thể dễ mất nước, mất khoáng và mệt mỏi do nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, thực phẩm cũng dễ hư hỏng hơn, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách.
Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả

LNV - Quan điểm chỉ đạo xử lý với phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hà Nội: Giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Hà Nội: Giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

LNV - UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến 8/2025.

Tin mới hơn

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

LNV - Giữa những ngày tháng bảy một nhóm nhà thơ, nhà văn chúng tôi kết hợp cùng đoàn Cựu chiến binh tỉnh Bắc Ninh (trong đó có những người bị địch bắt tù đầy nơi Côn Đảo) đã hành hương về Phú Xuyên – Hà Nội thăm Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, một địa chỉ đỏ nơi vùng quê chiêm trũng.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh gìn giữ và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh gìn giữ và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chúng tôi đến thăm làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng, Hà Nội ngay sau khi cả nước vận hành hoạt động bộ máy chính quyền địa phương hai cấp. Không khí tưng bừng cờ hoa khẩu hiệu, thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025- 2030 trên các trục đường giao thông, nơi trụ sở làm việc của xã mới càng làm cho khung cảnh làng nghề nơi đây thêm tươi đẹp, sinh động.
Một ngày ghé thăm làng bánh đa Dụ Đại

Một ngày ghé thăm làng bánh đa Dụ Đại

LNV - Nằm ở xã Quỳnh An, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), làng Dụ Đại được biết đến là một trong những địa phương duy trì nghề làm bánh đa truyền thống hàng chục năm qua.
Rạng danh phường đúc đồng

Rạng danh phường đúc đồng

LNV - Đời nối đời, tiền nhân truyền lại cho hậu thế hơn 400 năm những giọt đồng đỏ au trong lửa rực, để rồi lớp hậu nhân không chỉ giữ được cơ nghiệp trăm năm, mà còn làm rạng danh cho xứ sở.
Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn có đời sống văn hóa đặc sắc, lâu đời với nhiều nghề truyền thống được gìn giữ qua hàng trăm năm. Nếu như cây khèn là biểu tượng cho sự tài hoa, bản lĩnh của đàn ông người Mông, thì kỹ năng se lanh, dệt vải thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ.

Tin khác

Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng

LNV - Làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng (làng Rồng) nổi tiếng là cái nôi của nghề đúc đồng ở tỉnh Hưng Yên. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, làng nghề vẫn bền bỉ tồn tại, chắt chiu tinh hoa từ bàn tay người thợ thổi hồn vào từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần khẳng định thương hiệu đồ đồng Lộng Thượng trên bản đồ làng nghề Việt.
Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

LNV - Nằm lặng lẽ ở vùng đất Bình Đức, tỉnh Bình Thuận, làng gốm Chăm Bình Đức – hay còn gọi thân thuộc là gốm Gọ – không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là nơi lắng đọng linh hồn văn hóa của cộng đồng người Chăm qua hàng trăm năm. Đây là nơi những đôi bàn tay khéo léo, đầy kiên nhẫn của các nghệ nhân đã và đang gìn giữ một di sản sống động, vừa là kế sinh nhai, vừa là biểu hiện của bản sắc dân tộc Chăm bền bỉ trước thời gian.
Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí

Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí

LNV - Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam, nằm bên làng nghề nghìn năm tuổi, vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí, thu hút du khách khám phá văn hóa cổ xưa.
Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

LNV - Ở bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An), cộng đồng người Thái đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm đã có lịch sử lâu đời. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, họ âm thầm đánh thức khung cửi, giữ màu cho nghề dệt truyền thống của người Thái trên mảnh đất này.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.
Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc”

Khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc”

LNV - Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Hoàn Kiếm lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, sáng 23-7, phường Hoàn Kiếm đã khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc".
Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Nghiệm thu đề án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu sâm nam núi Dành”

Nghiệm thu đề án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu sâm nam núi Dành”

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương Bắc Giang, nay là Bắc Ninh) phối hợp với đơn vị chức năng địa phương đã nghiệm thu hoàn thành đề án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu sâm nam núi Dành” của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh Hương Việt, thực hiện tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũ.
Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa

LNV - Giữa những ngày tháng bảy một nhóm nhà thơ, nhà văn chúng tôi kết hợp cùng đoàn Cựu chiến binh tỉnh Bắc Ninh (trong đó có những người bị địch bắt tù đầy nơi Côn Đảo) đã hành hương về Phú Xuyên – Hà Nội thăm Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, một địa chỉ đỏ nơi vùng quê chiêm trũng.
Phường Phú Thượng (Hà Nội): Phát triển kinh tế tư nhân từ các làng nghề

Phường Phú Thượng (Hà Nội): Phát triển kinh tế tư nhân từ các làng nghề

LNV - Ngày 17/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trận Tổ quốc Việt Nam phường Phú Thượng phường Phú Thượng (Hà Nội) tổ chức hội nghị tham gia góp ý Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Giao diện di động