Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
Người gìn giữ kho tàng văn hóa Ba Na Kriêm
Chúng tôi đến làng K8, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định vào một ngày đầu mùa hè. Sau gần 4 tiếng vượt đường rừng quanh co lên tới “cổng trời” Vĩnh Sơn, nơi giữa đại ngàn xa xôi hùng vĩ, hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp là một người đàn ông dáng vóc nhỏ nhắn nhưng ánh mắt sắc sảo, đang cầm cây đàn T’rưng thả từng nốt nhạc vang lên giữa sàn nhà gỗ. Đó không ai khác chính là Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương, tuy năm nay ngoài 70 tuổi, nhưng sức làm việc, trình độ biểu diễn và trí nhớ đáng nể không thua kém người trẻ tuổi.
![]() |
Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương, một "di sản sống" đích thực của đồng bào Ba Na Kriêm |
Không chỉ là người thông thái, am hiểu sâu sắc về văn hóa dân tộc, ông Đinh Chương còn hát hay, múa giỏi, chế tác và biểu diễn điêu luyện nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn Blơng khơng, Goong, Hơ đong, Đing Dút, sáo Tà lía, sáo Ola… Ông còn kể sử thi, biểu diễn múa xoang và hướng dẫn các nghi lễ cổ truyền như lễ ăn cốm lúa mới, lễ mừng nhà rông mới, lễ đâm trâu, lễ đặt tên...
Là người Ba Na Kriêm sinh ra và lớn lên ở vùng núi Vĩnh Sơn, ông Đinh Chương từ nhỏ được nuôi dưỡng trong không gian văn hóa dân tộc. Câu chuyện sử thi bên bếp lửa, âm thanh nhạc cụ vang vọng giữa rừng, tiếng cồng chiêng gọi hồn lúa, tất cả đã ăn sâu vào tâm hồn người nghệ nhân.
![]() |
Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương cùng cây đàn T’rưng thả từng nốt nhạc vang lên giữa sàn nhà gỗ |
Chính vì vậy, nhiều năm nay, Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định cũng như chính quyền huyện Vĩnh Thạnh tin tưởng mời truyền dạy trong các lớp bảo tồn văn hóa cộng đồng. Từ bàn tay ông, nhiều lớp thanh thiếu niên Ba Na Kriêm giờ đã có thể múa xoang, đánh cồng chiêng, kể sử thi và thực hiện các nghi lễ truyền thống một cách bài bản.
Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương bày tỏ: Chỉ cần các cháu còn đam mê, còn yêu văn hóa của mình thì tôi còn sức là còn dạy. Văn hóa truyền thống là linh hồn, là cội nguồn gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa Ba Na Kriêm không chỉ nằm ở nhạc cụ hay lễ hội, mà còn ở lối sống, niềm tin, nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát và các trò chơi dân gian truyền thống. Tất cả là kết tinh của lao động sản xuất, tình yêu thiên nhiên và tinh thần cộng đồng.
Người kết nối hiện tại với tương lai
Trước làn sóng đô thị hóa, văn hóa truyền thống dần mai một. Nhiều bạn trẻ không còn thông thạo ngôn ngữ dân tộc, không biết đến nhạc cụ hay sử thi. Đứng trước nguy cơ ấy, ông Đinh Chương cho rằng vai trò của nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng là không thể thay thế: “Người nghệ nhân không chỉ giữ mà phải truyền. Phải có lớp kế thừa, phải có mô hình, hoạt động thường xuyên để văn hóa không bị lãng quên”.
Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương đề xuất mở rộng mô hình câu lạc bộ cồng chiêng, đội văn nghệ ở các làng; đồng thời lồng ghép quảng bá văn hóa, ẩm thực, nhạc cụ truyền thống vào các tour du lịch cộng đồng. Theo ông, đó là cách hiệu quả nhất để người trẻ vừa được học, vừa được sống cùng di sản.
Không có phòng làm việc, không có micro, đèn sân khấu, "Bok Vin" Đinh Chương vẫn ngày ngày cần mẫn biểu diễn, dạy dỗ lũ trẻ trong căn nhà sàn đơn sơ giữa rừng già Vĩnh Sơn. Ông vẫn mài nhạc cụ bằng tay, sửa từng cây sáo, chỉnh từng dây đàn. Ông bảo, truyền thống không thể dạy qua sách vở, mà phải sống cùng nó, cảm nhận và gắn bó.
Ở nơi ấy, giữa những đứa trẻ Ba Na Kriêm đang học múa xoang, đánh chiêng, có lẽ, di sản văn hóa không nằm trong bảo tàng, mà nằm trong từng nốt nhạc, từng bước chân xoay vòng quanh nhà rông, từng lời dặn dò của người nghệ nhân già. Di sản ấy đang sống nhờ những con người như Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương.
![]() |
Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương người gìn giữ kho tàng văn hóa Ba Na Kriêm |
Những năm gần đây, từ các chủ trương chính sách của tỉnh Bình Định và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương cùng nhiều nghệ nhân được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa lớn như Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Liên hoan văn hóa cồng chiêng, Ngày hội đại đoàn kết…
Bà Huỳnh Thị Anh Thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định, chia sẻ: Nghệ nhân như ông Đinh Chương chính là “báu vật sống” trong việc thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua các hoạt động hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp như xét tặng danh hiệu, tổ chức lớp truyền dạy, phục dựng lễ hội, nghệ nhân có điều kiện tiếp tục phát huy vai trò, truyền lửa cho thế hệ trẻ. Bởi con người luôn là nhân tố quyết định sự tồn tại của di sản trong cộng đồng. Hỗ trợ nghệ nhân không chỉ là chính sách mà là trách nhiệm gìn giữ văn hóa dân tộc.
Tin liên quan

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 | 28/04/2025 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 Kinh tế

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động
09:00 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 OCOP

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân