Quảng Nam: Cần khôi phục nghề rèn của người Cơtu
Được biết, để có một sản phẩm trước hết phải tìm cho được sắt thép tốt, từ cách nhóm lò, chọn than cho đến cách đặt bếp cũng phải có kỹ thuật. Khác với lò rèn của các dân tộc khác trong vùng, lò rèn của người Cơtu được đắp bằng đất, mặt lò võng xuống để có thể cho than vào, than để đốt lò là than của một loại gỗ ở trong rừng. Làm rèn phải theo một quy trình và cần có hai người, một người kéo bơm gió để than trong lò cháy đều cung cấp nhiệt cho quá trình rèn và một người rèn. Khi rèn, cho sắt vào nung đỏ, đưa ra để lên đe dùng búa đập, sắt nguội lại cho vào lò nung, rồi đập tạo hình, mài…cứ như thế cho đến khi tạo ra được sản phẩm vừa ý.
Theo kinh nghiệm của một số người thợ rèn dân tộc Cơtu mà chúng tôi gặp, trong đó có ông Cooh Tám (72 tuổi), hiện ở tại thôn Voòng, xã Tr’Hy, huyện Tây Giang (Quảng Nam) thì: Hằng năm, cứ trước mùa phát rẫy chuẩn bị gieo hạt khoảng 2 đến 3 tháng, đây là thời gian nông nhàn để người Cơtu đốt lửa lên để rèn cái rìu, cái rựa, cào cỏ...phục vụ vụ mùa. Trước đây, các sản phẩm làm ra chỉ để trao đổi lương thực, thực phẩm và giúp bà con, anh em, họ hàng trong làng có vật dụng làm rẫy, đi rừng. Nguyên liệu chủ yếu để đồng bào Cơtu ở vùng cao Tây Giang rèn thành những dụng cụ bền, sắc là từ những mảnh đạn, mảnh bom còn sót lại trong núi rừng, lòng sông, dưới suối. Tất cả công đoạn đối với nghề rèn của đồng bào Cơtu chủ yếu dựa vào sức người là chính. Kỹ thuật rèn của người Cơtu không được ghi chép bài bản, chỉ có người đi trước truyền lại cho người đi sau.
Nghề rèn đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe, sự khéo léo, cũng như sự kiên trì và sáng tạo mới có thể cho ra lò những sản phẩm tinh xảo vừa có giá trị làm vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo riêng của dân tộc Cơtu. Dụng cụ mà đồng bào dân tộc Cơtu nơi đây làm để phát rẫy rất bén, không bị cùn và không mất thời gian mài. Cũng theo ông Cooh Tám, để có một sản phẩm ưng ý trước hết phải tìm cho được sắt thép tốt, từ cách chọn than cho đến đặt bếp cũng phải có kỹ thuật. Cần tính toán kỹ lưỡng mỗi khi bắt tay vào rèn một sản phẩm, phải thổi lửa sao cho sắt đỏ vừa phải, phù hợp. Mỗi lần đập búa bao giờ cũng một tiếng nặng, một tiếng nhẹ để tạo nên sự chính xác nơi nện búa. Các sản phẩm làm ra, với những vật dụng tưởng chừng đơn giản như con dao, cái cuốc, cái rựa... song lại chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Cơtu, không thể canh tác được ở những sườn núi đồi cằn cỗi. Ngoài ra, sự kiên trì, sáng tạo, cần mẫn của người làm nghề rèn đã cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất mà còn thể hiện nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc.
Được biết, trong điều kiện kinh tế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, cũng như các nghề truyền thống khác, nghề rèn của người Cơtu gặp không ít khó khăn. Sản phẩm làm ra vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi, mà chỉ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ cho bà con trong vùng là chủ yếu. Hiện nay, ở ngoài chợ có bán nhiều loại sản phẩm từ nền công nghiệp cùng nhiều mặt hàng dân dụng giá rẻ mà đồng bào Cơtu mình còn nghèo, lấy tiền đâu mà mua.
Hướng mở cho nghề rèn
Hiện nay, trên địa bàn miền núi Quảng Nam không còn nhiều những gia đình đồng bào dân tộc Cơtu còn theo nghề rèn, một phần do thất truyền còn phần lớn hiện nay khi các công nghệ đúc, rèn theo phương pháp hiện đại đã được áp dụng phổ biến, những vật dụng sẵn có bán nhiều ngoài chợ, nghề rèn thủ công bị bó hẹp trong giới hạn chỉ mang tính tự cung tự cấp dụng cụ lao động phổ thông trong mỗi gia đình. Một vấn đề nữa là, nghề rèn của người Cơtu chủ yếu tồn tại theo kiểu cha truyền con nối, không có tài liệu hay sổ sách ghi chép lại nên dần dần nó đã bị mai một. Những thợ rèn tay nghề cao mất đi, trong khi giới trẻ lại không mặn mà với nghề rèn của cha ông.
Theo ông Tơngôl Em - Phó Chủ tịch UBND xã A Xan, huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết: Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng bào Cơtu đã thay đổi cách làm, cách nghĩ trong sản xuất nông nghiệp. Trồng lúa nước không còn xa lạ với đồng bào Cơtu. Thời gian qua, chính quyền địa phương luôn ưu tiên khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề rèn. Tuy nhiên, nếu duy trì cách làm nghề rèn truyền thống trước đây, thì khó tồn tại được bởi quy trình sản xuất chủ yếu dựa vào lao động thủ công nên năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu. Muốn khôi phục và phát triển nghề rèn truyền thống của đồng bào Cơtu thì phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất và trước hết là phải có nguồn vốn đầu tư trang thiết bị.
Ông Lê Đình Đối - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công & tư vấn công nghiệp Quảng Nam chia sẻ: Thời gian qua, từ nguồn vốn khuyến công địa phương, Trung tâm Khuyến công & tư vấn công nghiệp Quảng Nam phối hợp với Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Tây Giang mở lớp đào tạo, chuyển giao thiết bị nghề rèn cho bà con, đề án đã hỗ trợ cho 2 tổ hợp tác sản xuất cơ khí nông cụ ở thôn A Rầng 1(xã A Xan) và thôn Ga Nil (xã A Nông), trang bị hoàn chỉnh phục vụ cho nghề rèn và sản xuất cơ khí như xây dựng lò nung, bễ trui nước; đe búa, giũa các loại; máy cắt, máy hàn, kéo cắt, kèm kẹp phôi, máy mài đá...Đây là cơ hội cho các tổ hợp tác cơ khí nông cụ mở rộng quy mô sản xuất và sửa chữa các nông cụ cầm tay ở địa phương, góp phần nâng cao năng suất lao động của đồng bào Cơtu.
Bài và ảnh Nguyễn Văn Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân