Phú Thọ: “Mở lối” cho các sản phẩm nông sản vươn xa
Huyện Thanh Sơn, nơi được xem là quê hương của sản phẩm thịt chua và chè Thanh Sơn nổi tiếng. Được chứng kiến không khí lao động khẩn trương của các xã viên trên những đồi chè đang vào vụ thu hoạch, mới thấy hết những đòi hỏi khắt khe của một quy trình sản xuất chè khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Bà Đinh Thị Lý, người dân xã Tất Thắng chia sẻ, mỗi ngày bà hái chè từ bốn đến năm giờ, theo tiêu chuẩn hái một tôm một lá và một tôm hai lá, thu được khoảng từ 2 đến 2,5 kg chè. Với công hái khoảng 25 nghìn đồng/ kg, mỗi ngày thu nhập gần 100 nghìn đồng; So với làm ruộng thì nhàn hơn và thu nhập cao hơn.
Sau vụ thu hoạch chè, bà Lý cùng các xã viên sẽ tiến hành làm cỏ bằng tay và bón phân hữu cơ để chè tiếp tục sinh trưởng. Đây được xem là công việc thường ngày của xã viên, còn với giám đốc HTX chè xanh Cẩm Mỹ, Nguyễn Thị Cẩm Mỹ, lại khác. Việc phát triển thương hiệu chè xanh Cẩm Mỹ luôn được chị quan tâm, trăn trở để sản phẩm chè xanh Cẩm Mỹ có thể bước ra thị trường. Do đó, chị Cẩm Mỹ đã mạnh dạn đưa các giống chè mới, chất lượng cao như: chè Kim Tuyên, VN15... trồng thử nghiệm trên đất Thanh Sơn. Với quy trình khép kín từ sản xuất, chế biến đến kinh doanh theo đúng quy trình sản xuất chè xanh thơm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), nên sản phẩm chè xanh Cẩm Mỹ có chất lượng cao, giá bán dao động từ 250 đến 600 nghìn đồng/kg.
Cùng với sản phẩm chè Thanh Sơn, thịt chua Thanh Sơn, bưởi Đoan Hùng cũng là những đặc sản được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Tuy nhiên theo ông Kiều Đức Mạnh, Trưởng Phòng NT và PTNT huyện Thanh Sơn, khó khăn lớn nhất của các sản phẩm truyền thống khi đăng ký OCOP chính là khâu hoàn thiện hồ sơ. Theo yêu cầu chấm điểm, việc ghi nhật ký sản xuất, xuất xứ nguồn nguyên liệu và quy mô sản xuất... phải được công khai, minh bạch, khiến cho nhiều đơn vị sản xuất tại Thanh Sơn nói riêng, Phú Thọ nói chung, không những không mặn mà với OCOP, mà còn có tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ từ ngân sách.
Với không ít người dân Phú Thọ, những sản phẩm đặc sản mà họ đang sở hữu dù chưa đạt OCOP vẫn được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Với bằng chứng là sản xuất đến đâu, bán hết đến đó.
Nhận thấy đặc sản của Phú Thọ chỉ “nổi tiếng” trong phạm vi hẹp, và chỉ tiêu thụ ở một mức độ khiêm tốn, vừa qua, UBND tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, với nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và mức chi thực hiện hỗ trợ các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tỉnh cũng giao cho Trung tâm khuyến nông tỉnh chịu trách nhiệm chính trong việc tham vấn chính sách, kế hoạch, thúc đẩy sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trên địa bàn tỉnh.
Cùng với chính sách hỗ trợ, phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh, các địa phương cũng nhanh chóng bắt tay vào xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao; Từ kinh tế hộ đơn lẻ sang mô hình hợp tác, liên kết, liên doanh theo chuỗi giá trị ngành hàng. Đặc biệt, là sự thay đổi từ sản xuất theo kinh nghiệm mang nặng tính truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; Từ năng suất lao động thấp sang áp dụng hàm lượng khoa học - công nghệ cao; Từ coi trọng về số lượng sang coi trọng chất lượng, giá trị, lợi nhuận, gắn với an toàn thực phẩm của sản phẩm nông sản... Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Phú Thọ đã có 28 sản phẩm OCOP. Riêng huyện Thanh Sơn đã có bốn sản phẩm; Trong đó có ba sản phẩm thịt chua và một sản phẩm chè.
Theo Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Phú Thọ Nguyễn Nam Cường, mục tiêu của OCOP đặt ra không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, mà còn khơi dậy được những tiềm năng của địa phương. Quan trọng là khi các sản phẩm của mỗi làng, mỗi xã được “đóng dấu” OCOP phải là những sản phẩm rất đáng tự hào, là một “sứ giả” mang nét đặc trưng riêng của con người, vùng đất Phú Thọ.
Chương trình OCOP tại Phú Thọ đang góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm tại các vùng nông thôn, phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của người dân, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Bài, ảnh: Sơn Hà
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế