Phát triển kinh tế từ bột ngũ cốc dinh dưỡng
Đi đầu về sản phẩm OCOP tại xã Tuyết Nghĩa
Xu hướng sử dụng bột ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày đang trở nên rất phổ biến, bởi đây là loại thực phẩm không chỉ giàu dinh dưỡng, đa công dụng mà còn phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Loại bột này, giúp tăng cân hoặc giảm cân tùy theo cách sử dụng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm mỡ máu, tốt cho hệ tim mạch, giúp ổn định đường huyết đặc biệt là đối với người già mắc bệnh tiểu đường.
Như một giải pháp giúp lợi sữa và kích thích bữa ăn ngon, bột ngũ cốc cũng được nhiều mẹ bầu, mẹ sau sinh lựa chọn, bởi công dụng tuyệt vời của các loại hạt trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, sự kết hợp của những loại hạt này trong bột ngũ cốc rất được ưa chuộng, giúp bổ sung dưỡng chất, lợi sữa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả.
Với mong muốn đem đến sản phẩm bột ngũ cốc sạch, an toàn, giàu dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Năm 2017, chị Nguyễn Thu Nga (Thôn Ro, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) đã cho ra đời sản phẩm Bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min.
Bột ngũ cốc thường được làm từ các loại hạt như: Hạt Macca, hạt Óc chó, Sachi, Diêm mạch, Kiều mạch, hạt Sen, Mè đen, Đậu xanh, Yến mạch, Gạo lứt, Đậu gà, Đậu lăng, Hồ đào...
Đây là những loại hạt có thành phần, hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hạt Maca rất giàu nguồn năng lượng, 100g hạt cung cấp khoảng 718 calo/ 100g, một trong những giá trị cao nhất trong số các loại hạt. Hạt Óc chó giàu Protein, Omega 3, chất sơ,… Yến mạch giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.
Bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min được làm từ 29 loại hạt
Chị Nga cho biết: “Muốn cho ra sản phẩm bột ngũ cốc giàu dinh dưỡng và an toàn cho người sử dụng thì cần phải lựa chọn nguyên liệu thật kỹ, từ những cơ sở cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng”.
Về quy trình sản xuất bột ngũ cốc không có gì đặc biệt nhưng đòi hỏi phải tỉ mẩn, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại hạt đều được rửa với nước sạch trước khi đem sấy. Tùy mỗi loại hạt sẽ được sấy với nhiệt độ khác nhau để đảm bảo bột ngũ cốc được thơm ngon hơn. Sau đó, đem đi nghiền thành bột, mịn và đóng gói.
Nhờ có nguồn đầu vào chất lượng và khâu chế biến đảm bảo an toàn, không chất bảo quản, năm 2018 sản phẩm Bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min vị truyền thống đã được chứng nhận ISO 22000 – 201, năm 2020 được UBND TP. Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
Chị Nga cho biết: “Sau khi được chứng nhận OCOP, có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm, đây chính là nguồn động lực để phát triển hơn nữa”.
Năm 2020, sản phẩm Bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min vị truyền thống được chứng nhận OCOP 3 sao.
Tạo việc làm cho chị em phụ nữ
Một hộp Bột ngũ cốc Min Min có trọng lượng 500g, giá bán giao động từ 190.000 – 250.000 đồng/hộp, tùy từng loại. Mỗi tháng cơ sở của chị Nga bán ra thị trường khoảng 20 nghìn hộp.
Các sản phẩm có mặt tại nhiều của hàng mẹ và bé, siêu thị của các tỉnh, thành trên cả nước thông qua kênh bán hàng truyền thống và online. Nhờ đó, tạo việc làm cho chị em phụ nữ ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Chị Nga tâm sự: “Có nhiều mẹ bỉm sữa, sau khi sử dụng thấy hiệu quả nên muốn làm đại lý phân phối sản phẩm này. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hàng nghìn mẹ bỉm sữa và các cá nhân bán hàng online sản phẩm Bột ngũ cốc Min Min, mang lại hiệu quả kinh tế cao ”.
Hiện nay sản phẩm Bột ngũ cốc Min Min đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Ông Nguyễn Văn Trì – Phó Chủ tịch UBND xã Tuyết Nghĩa cho biết: “Bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min là sản phẩm đầu tiên của xã Tuyết Nghĩa được UBND TP.Hà Nội cấp chứng nhận OCOP”. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Chủ cơ sở sản xuất ngũ cốc Min Min còn có nhiều đóng góp lớn trong các hoạt động xã hội, như ủng hộ các xuất quà những dịp lễ tết cho người dân trong xã, tặng quà cho các cháu nhỏ có thành tích cao trong học tập”.
Ông Nguyễn Văn Trì – Phó Chủ tịch UBND xã Tuyết Nghĩa
Thời gian tới, UBND xã Tuyết Nghĩa sẽ tiếp tục tham mưu, đều xuất lên UBND cấp huyện và các cơ quan chức năng hỗ trợ cơ sở sản xuất của chị Nga để mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, phát triển thêm các sản phẩm có tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 | 15/07/2025 OCOP

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
14:46 | 15/07/2025 Tin tức

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP
Tin khác

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới