OCOP Thanh Oai: Hứa hẹn tiềm năng
Huyện Thanh Oai nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 12.386,74 ha, có quốc lộ 21B chạy dọc theo chiều dài huyện. Nơi đây quy tụ nhiều thế mạnh trời ban thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán…
Từ những khởi điểm
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP được huyện Thanh Oai tích cực triển khai. Được xem là "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực, có lợi thế so sánh, tiến tới xây dựng thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực. Chương trình này kỳ vọng sẽ thổi luồng gió mới góp phần đổi thay đời sống nhân dân, góp sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và mục tiêu giảm nghèo bền vững tại Thanh Oai. Hiện, huyện Thanh Oai đã có 11 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao.
Kho đông lạnh bảo quản thực phẩm của HTX Hoàng Long.
Qua thực tế, có thể thấy Hợp tác xã Hoàng Long (Tân Ước) đã làm chủ được quy trình chăn nuôi, sản xuất được con giống cũng như kiểm soát được quá trình chăn nuôi và quy trình chế biến sản phẩm. Tính tới thời điểm hiện tại, số đầu lợn của trại luôn giữ ở mức ổn định trên 4.000 con (lợn nái trên 400; lợn thịt 3.600 con/lứa), tạo việc làm cho hơn 40 lao động, thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người/tháng. HTX cũng đã hoàn thiện được 1 cơ sở giết mổ công suất 50 con/ngày, đảm bảo ATTP và vệ sinh thú y theo quy định. HTX có trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn Vietgap, chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. 100% sản phẩm bán ra được sơ chế, chế biến đóng gói mang thương hiệu “Chuỗi thực phẩm A-Z”. Hàng ngày, chuỗi cung cấp ra ngoài thị trường khoảng 2,2 tấn thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Đây là một việc làm không đơn giản, bởi mô hình trang trại khép kín A-Z đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về vốn, thời gian, công sức, sự tỉ mỉ và quan trọng hơn phải có sự hiểu biết về công nghệ, có trình độ chuyên môn cao.
Ông Nguyễn Trọng Long – Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long cho biết: “Với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và những trăn trở muốn tạo cho mình một lối đi riêng, đứng vững trong thị trường đầy khắc nghiệt. Chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm men vi sinh nhằm tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng, phát triển thành chuỗi thực phẩm sạch từ trang trại tới bàn ăn, hướng tới hướng đi lâu dài, khẳng định thương hiệu thịt lợn mang tên thực phẩm A-Z”.
Cùng với Hoàng Long, HTX nông nghiệp xã Tam Hưng cũng là một trong những HTX tiêu tiêu biểu, đi đầu trong chương trình OCOP của Thanh Oai với 2 sản phẩm OCOP 4 sao gạo nếp cái hoa vàng và bắc thơm số 7. Là vùng trồng lúa trọng điểm của huyện Thanh Oai, xã Tam Hưng đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, duy trì và phát triển bền vững mô hình trồng lúa chất lượng cao. Đến nay, địa phương này đã xây dựng thành công chuỗi lúa gạo chất lượng và hướng tới sản xuất một số sản phẩm khác hướng tới sản phẩm OCOP.
Anh Đỗ Văn Kiên - Giám đốc HTX nông nghiệp Tam Hưng giới thiệu hệ thống máy móc đóng gói, bảo quản lúa gạo hiện đại của HTX Tam Hưng.
Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) Đỗ Văn Kiên chia sẻ: “Chúng tôi tham gia chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của Hà Nội từ năm 2012, đến nay, hợp tác xã đang duy trì 400ha trồng lúa bắc thơm số 7 và gần 250ha lúa nếp cái hoa vàng. Hợp tác xã đã liên kết với Viện Nông nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương, Công ty cổ phần Gạo Bảo Minh trong việc cung ứng giống, chuyển giao công nghệ gieo trồng và ký kết với một số công ty để tiêu thụ ổn định sản phẩm cho nông dân, đảm bảo sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy.”
Bên cạnh đó, huyện Thanh Oai , 51 làng nghề với những sản phẩm tiềm năng như: Kim Khí, điệu khắc, tạc tượng, nón, lồng chim, trẻ tăm hương, quạt, mộc, may mặc, các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp: Tương, Miến, rượu, bún bánh, giò chả, nem chua… Và các mô hình hoa lan nhân cấy mô xã Thanh Cao, trồng Lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao xã Mỹ Hưng, trồng rau hữu cơ an toàn ứng dụng công nghệ cao xã Dân Hòa, Hồng Dương; trồng dưa các loại ứng dụng công nghệ cao tại xã Thanh Cao, Gạo thơm Bối Khê xã Tam Hưng, gạo Bồ Nâu của xã Thanh Văn, Cam đường Kim An, ... Đây sẽ là những sản phẩm tiêu biểu, hứa hẹn mang lại thành công cho OCOP Thanh Oai trong tương lai.
Mô hình trồng cây ăn quả, cây cảnh tại thôn Tràng An, xã Kim An.
Hứa hẹn
Đến nay, các địa phương trên địa bàn huyện Thanh Oai đã tập trung khảo sát, lựa chọn, xác định các sản phẩm nông sản đặc trưng, lợi thế. Đồng thời, triển khai khảo sát thực trạng, lập kế hoạch nâng cao chất lượng cũng như kết nối nguồn lực để hỗ trợ công bố chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, để chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" mang lại hiệu quả bền vững, huyện Thanh Oai đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình đầu tư sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị bền vững. Ngoài ra, huyện Thanh Oai đã vận động các cơ sở tham gia Hội chợ OCOP tại thành phố Hà Nội, TP. Vinh…; thành lập Hội đồng đánh giá các sản phẩm OCOP của huyện; các xã, thị trấn rà soát lại các sản phẩm chủ lực của địa phương để đăng ký tham gia Chương trình OCOP; tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm cho các ngành huyện, UBND các xã, thị trấn và các cơ sở, doanh nghiệp, Tổ hợp tác, Hợp tác xã trên địa bàn.
Ông Dương Bá Mẫn – Trường phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết: “Là huyện với nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, Thanh Oai coi trọng phát triển các sản phẩm OCOP gắn liền chuỗi liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ. Phát triển sản phẩm OCOP địa phương là cơ sở quan trọng thực hiện các tiêu chí về kinh tế, tổ chức sản xuất của Nông thôn mới, mang ý nghĩa lớn trong phát triển nâng cao đời sống, kinh tế, nâng cao chất lượng các sản phẩm từ khu vực nông thôn. Năm 2019 có 11 SP OCOP đạt 4 sao, năm 2020 huyện Thanh Oai phấn đấu thêm 22 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, huyện sẽ hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, mỗi sản phẩm 2 triệu đồng.”
Dù có nhiều ngành nghề truyền thống, nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, nhưng có thể thấy số lượng sản phẩm đạt tiêu chí Ocop tại huyện Thanh Oai vẫn đối mặt với một số khó khăn nhất định như chất lượng không đồng đều, sản phẩm chủ yếu bán thô hoặc sơ chế đơn giản, mẫu mã bao bì đơn giản, khả năng quảng bá tiếp thị sản phẩm của các HTX và cơ sở sản xuất còn thấp, hệ thống quản lý còn chưa đầy đủ…
Hi vọng với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, việc triển khai có hiệu quả chương trình "Mỗi xã một sản phẩm-OCOP" hứa hẹn sẽ là cơ sở quan trọng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ở Thanh Oai. Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đã, đang và sẽ được kỳ vọng để góp phần quảng bá, phục hồi và phát triển một số sản phẩm truyền thống; đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thủ công của huyện Thanh Oai. Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.
Bài và ảnh: Bình Nguyễn - Hồng Gấm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức