OCOP Nông sản thông qua phát triển vùng sản xuất, nâng cao năng lực chủ thể và chất lượng sản phẩm
Phát triển vùng sản xuất tạo nguồn gốc cho sản phẩm
Tính đến hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với diện tích gần 5.000ha. Qua đó, tỉnh đã phát triển đa dạng các loại lâm nghiệp, vùng cây ăn quả, nuôi tôm, chăn nuôi, nhuyễn thể... Các địa phương còn thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án với quy mô lớn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; giúp việc nuôi trồng, chăn nuôi nhỏ lẻ đã dần được thay thế bởi các vùng sản xuất tập trung. Ví như: Dự án chăn nuôi bò của Công ty TNHH Phú Lâm tại xã Quảng Nghĩa (TP Móng Cái) có tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, quy mô 40.000 con, trong đó 35.000 con bò thịt và 5.000 con bò giống…
Thu hoạch dưa được trồng trong nhà lưới.
Ví như tại TX. Đông Triều, địa phương được tỉnh đánh giá tiên phong trong xây dựng, hình thành nên những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có quy mô lớn. Thực hiện có hiệu quả 08 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với diện tích 7.948 ha (Vùng lúa chất lượng cao 4.500 ha, na dai 1.000 ha, vùng NTTS tập trung 1.500 ha,…. Diện tích gieo trồng bình quân 11.417,7ha/năm; Hệ số sử dụng đất đạt 2,1 lần; …” TX Đông Triều đã xây dựng, hình thành và khẳng định được chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có nhiều sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể và chứng nhận VietGAP như: Na dai, nếp cái hoa vàng, cam canh, vải thiều, hoa và cây cảnh. Thu nhập bình quân của các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn TX Đông Triều những năm gần Thu nhập bình quân một hecta canh tác đạt 155 triệu đồng
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp phân phối lớn cũng đã quan tâm và đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh theo hình thức tập trung, như: VinEco - Tập đoàn Vingroup; Tập đoàn BIM; Tập đoàn Thủy sản Việt Úc; Công ty TNHH Phú Lâm...
Xuất phát từ những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn toàn tỉnh, đến nay đã góp phần phát triển ổn định cho trên 400 sản phẩm OCOP, cung cấp kịp thời cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của nhân dân, đặc biệt là trong mỗi dịp tổ chức Hội chợ OCOP hằng năm.
Phát triển liên kết chuỗi giá trị, tạo sản phẩm giá trị gia tăng cho OCOP
Tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước qua việc khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển HTX,… đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đời sống, đồng thời cụ thể hóa Nghị định số 98/2018/NĐ-CP. Nhà nước hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng, tập huấn kỹ thuật, vốn cho nông dân, DN, tăng năng suất, chất lượng và sản phẩm nông sản của nông dân, đời sống được cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân, tỉnh xây dựng các đề án nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển nông nghiệp…; Đồng thời, thực hiện chủ trương phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, giải quyết việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản theo hướng chế biến sâu, bền vững.
Ông Ngô Tất Thắng cùng lãnh đạo tỉnh thăm mô hình sản xuất
Thông qua đó, tạo kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững, ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật nông nghiệp thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để giành những vụ mùa bội thu, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cung ứng thị trường.
Với những lợi thế sẵn có, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như hỗ trợ tư vấn liên kết; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; đào tạo nghề; hỗ trợ về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới theo mô hình ứng dụng công nghệ cao; tạo vùng nguyên liệu, lấy nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến theo hướng xuất khẩu, đưa việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và chế biến là hướng đi phù hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng sản phẩm chất lượng cao, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chuyên canh tập trung. Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo đảm phát triển bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối với lĩnh vực có thế mạnh như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… Tiếp tục mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; phối hợp tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến đầu tư quảng bá sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ nông dân, HTX, doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm, tăng cường kiểm tra, giám sát, chứng nhận chất lượng nông sản…
Phát triển kinh tế hộ, hợp tác xã nông nghiệp gắn với OCOP
Từ năm 2017 đến nay, Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã các cấp được thành lập từ cấp tỉnh đến địa phương. Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới,… từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế của tỉnh. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được nâng lên. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách được quan tâm xây dựng, hoàn thiện.
Từ năm 2017 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ HTX ở các vị trí như: Chủ tịch HĐQT, TV HĐQT, Giám đốc, phó giám đốc, kiểm soát, kế toán,... tập huấn, bồi dưỡng được 28 lớp, cho trên 840 lượt cán bộ HTX. Nội dung đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng và được cập nhật phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý HTX như: Lập phương án, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; quản lý tài chính; Xây dựng chuỗi giá trị nông sản và vai trò của HTX trong sản xuất theo chuỗi giá trị;…. Đồng thời, Sở phối hợp với các địa phương lựa chọn, hỗ trợ, hướng dẫn các HTX, doanh nghiệp có sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOPtham gia triển lãm, giới thiệu các sản phẩm tại các Hội chợ, Hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh trên cơ sở nguồn kinh phí do tỉnh hỗ trợ cho xúc tiến và nhiều chính sách có liên quan… Kết quả từ năm 2015-2020 có 31 HTX được hỗ trợ.
Một số địa phương hỗ trợ kinh phí cho các HTX thực hiện quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc, in bao bì cho một số sản phẩm như: Na dai, Cam, Vải, Gạo nếp cái hoa vàng, Chè, Trà Hoa vàng, Ba Kích, Miến dong, Hàu, Chả Mực, Gà Tiên Yên, Lợn Móng Cái, Củ cải và một số sản phẩm khác.
Hiện nay toàn tỉnh có 60 HTX tham gia Chương trình OCOP với tổng số 48 sản phẩm (bao gồm: 23 sản phẩm đạt 4 sao và 25 sản phẩm đạt 3 sao thuộc 03 nhóm sản phẩm: đồ uống, thực phẩm và thảo dược) đóng góp thiết thực trong Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Các sản phẩm của các HTX tham gia bước đầu đã phát huy được hiệu quả, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các sản phẩm trước đây chỉ mang tính tự cung tự cấp tại vùng sản xuất, nhưng nay các sản phẩm đã có mẫu mã bao bì đẹp đảm bảo tiêu chuẩn và trở thành hàng hóa bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh, do vậy giá bán và sản lượng sản xuất các sản phẩm đều tăng từ 20 - 30% so với trước, góp phần kích thích sản xuất phát triển.
Bên cạnh đó, Sở khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản đưa vào áp dụng, sử dụng hệ thống mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, khẳng định giá trị chất lượng sản phẩm. Đến nay, đã có trên 90% sản phẩm nông sản thuộc Chương trình OCOP của tỉnh được dán tem điện tử, hoặc đã có mã số, mã vạch để truy xuất nguồn gốc. Về phía Sở, đã cấp 90.000 tem cho 170 sản phẩm của 46 cơ sở đủ điều kiện được cấp phát tem truy xuất nguồn gốc (mỗi sản phẩm được cấp 02 loại tem gồm: 1 tem chứa mã QR và 1 tem có chức năng chống giả). Phấn đấu đến năm 2030, 100% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh có hệ thống truy xuất nguồn gốc, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT tiếp tục tập trung triển khai, hướng dẫn các đơn vị, địa phương sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP tỉnh nhằm hướng đến một ngành nông nghiệp bền vững, an toàn, thông minh, nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Quảng Ninh.
Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức