Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.

Quyết tâm làm giàu

Ngôi nhà lão nông Hồ Trọng Lập (SN 1964) nằm trong con hẻm nhỏ quanh co ven đầm Thị Nại ở xóm 19, thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Ở đây, nông dân Hồ Trọng Lập không chỉ nổi tiếng vì cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, mà còn được biết đến là người có uy tín giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, biết cách làm kinh tế nông nghiệp nông thôn mang lại hiệu quả cao.

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 Hồ Trọng Lập

Lão nông Hồ Trọng Lập chia sẻ: Để có được thành quả như hôm nay, tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và nuôi dưỡng cho mình tinh thần ý chí dám nghĩ, dám làm, luôn tìm tòi, học hỏi, với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Năm 1995, gia đình tôi chạy vạy có được vài đồng vốn ít ỏi và tham gia đấu giá 1 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Ban đầu chưa có kinh nghiệm, vừa làm vừa nghiên cứu, cộng với nguồn vốn ít, không có tiền mua con giống nên mô hình không đạt hiệu quả. Ròng rã nhiều năm liền, tôi tự mày mò, tìm tòi kiến thức nuôi trồng thủy sản thông qua sách báo, trực tiếp tham gia các lớp tập huấn, tham quan các mô hình và học được nhiều kinh nghiệm quý giá trong nghề.

“Năm 2014, sau khi có được vốn vay từ ngân hàng, tôi mạnh dạn mở rộng mô hình nuôi tôm, thuê 5 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo hướng quảng canh cải tiến. Mô hình nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, đối tượng nuôi chính là tôm sú, nuôi xen cua và cá các loại. Hằng năm, tôi nuôi một vụ kéo dài, thả giống nhiều đợt và thu tỉa có chọn lọc theo từng đối tượng nuôi và theo từng con nước. Ngày nào tôi cũng thu hoạch và thương lái đến tận đầm thu mua. Từ đó, kinh tế gia đình tôi bắt đầu ổn định và có tích lũy. Tôi đã xây dựng được nhà khang trang, nuôi 3 con tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, tôi còn canh tác lúa trên 15.000m2 sản lượng thu hoạch bình quân hằng năm đạt 22 tấn, nuôi 15 con lợn nái sinh sản mỗi năm có 340 lợn sữa được xuất chuồng. Năm 2023, gia đình thu lợi nhuận 1,4 tỷ đồng”, ông Hồ Trọng Lập bộc bạch.

Giúp nông dân thoát nghèo bền vững

Hiện nay, mô hình nuôi trồng thuỷ sản, nuôi lợn sinh sản, sản xuất lúa của gia đình ông Hồ Trọng Lập giải quyết việc làm cho 10 lao động phổ thông tại địa phương có thu nhập ổn định với 4,5 triệu đồng/người/tháng. Nông dân Hồ Trọng Lập còn hướng dẫn cho 20 hộ dân biết cách làm ăn có hiệu quả, hỗ trợ cho 10 nông dân khó khăn mượn vốn không lấy lãi với số tiền 150 triệu đồng để họ đầu tư sản xuất. Đặc biệt, giúp 7 hộ dân nghèo và cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
Ông Hồ Trọng Lập quyết tâm làm giàu cho gia đình và quê hương

Trò chuyện với chúng tôi, lão nông Hồ Trọng Lập bày tỏ: Tôi xuất thân từ nghèo khổ, nhưng tôi có điều kiện được tham gia nhiều lớp tập huấn, tham quan nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả, nên ai có nhu cầu tôi đều chia sẻ. Tôi cũng giúp bà con tìm kiếm nguồn giống chất lượng hoặc tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Nhờ đó, có hộ nâng cao chất lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản, từ đó nâng cao thu nhập, kinh tế gia đình trở nên khấm khá và nhiều hộ thoát nghèo.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Sơn, chia sẻ: Ông Hồ Trọng Lập không những là nông dân làm kinh tế giỏi mà còn là người có uy tín được Nhân dân xóm 19, thôn Vinh Quang 2 tín nhiệm, tin tưởng. Bởi vậy, khi Hội tổ chức thực hiện bất kỳ chủ trương nào cũng đều nhờ sự giúp đỡ của nông dân Hồ Trọng Lập để tuyên truyền, vận động, giải thích cho hội viên Hội Nông dân làm theo.

Ngoài ra, ông Hồ Trọng Lập tích cực ủng hộ công tác từ thiện và khuyến học tại địa phương, tham gia đóng góp vào quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, đóng góp ngày công, kinh phí xây dựng nông thôn mới. Điều đáng quý, ở xã Phước Sơn, bà con nào cần giúp đỡ về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản thì ông Lập đều chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, giúp bà con nông dân cùng làm giàu cho quê hương, gia đình.

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng cho nông dân Hồ Trọng Lập

Ông Nguyễn Văn Trượng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định, cho biết: Năm 2022, nông dân Hồ Trọng Lập vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định, giúp đỡ nhiều nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đạt danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024" là ghi nhận xứng đáng, trước những quyết tâm nỗ lực, không biết mệt mỏi của ông Hồ Trọng Lập. Đây là tấm gương nông dân dám nghĩ, dám làm. Trong nhiều năm qua, với vai trò là Chi Hội phó Chi Hội Nông dân thôn Vinh Quang 2, ông Hồ Trọng Lập luôn sống có trách nhiệm với cộng đồng, giúp đỡ bà con nông dân cùng nhau thoát nghèo bền vững, làm giàu cho quê hương, đất nước.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Tin khác

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

LNV - Những giải pháp thiết thực trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang giúp nhiều nông dân tỉnh Phú Thọ phát triển thành công nhiều sản phẩm thế mạnh, cho giá trị vượt trội, một trong số đó là hồng không hạt.
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự sáng tạo của anh đã mang đến một “làn gió mới” với những chiếc oản không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị nghệ thuật và “hồn cốt” văn hóa dân tộc Việt Nam.
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

LNV - Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ giúp duy trì các giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, (Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thiếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

LNV - Nằm trên một mảnh đất yên bình tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, xã Triệu Đề nổi tiếng là một làng nghề trồng hoa, cây cảnh có truyền thống lâu đời. Làng nghề hoa, cây cảnh Triệu Đề không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm cây, hoa chất lượng cao mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của vùng đất Vĩnh Phúc.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát -  Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

LNV - Công ty CPSX & TM Tự Lập có truyền thống nghề đá trên 20 năm tại Cụm công nghiệp làng nghề Phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa - nơi có nguồn tài nguyên về đá phong phú và đa dạng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát (Blue stone, Marble stone) phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

LNV - Mùa Trung thu cận kề, căn nhà của ông Trương Viết Dũng (75 tuổi, TP. Hà Tĩnh) trở nên nhộn nhịp hơn hẳn với hàng trăm chiếc đèn ông sao, đèn linh vật đa dạng kích cỡ và màu sắc. Niềm vui của một người thợ thủ công hiện rõ trên từng nét mặt, ông rạng rỡ đón khách đến tìm hiểu và mua sắm đèn Trung thu.
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

LNV - Là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, mảnh đất Phú Xuân - Huế là nơi vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, có những “di sản” đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế, in đậm trên các công trình kiến trúc, vật thể và trong đời sống tâm linh của con người cố đô như các làng nghề truyền thống Huế. Nghề làm đầu lân cũng như hàng chục nghề truyền thống khác đã tồn tại ở đất này mấy trăm năm qua, dẫu thăng trầm của thời gian có đôi lúc làm phai nhạt, nhưng vẫn được gìn giữ nhiều đời và bây giờ sống lại trong nhịp sống hối hả mới.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

LNV - Thời gian vừa qua tại Bình Định, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đồng loạt thay đổi mẫu mã, bao bì nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn.
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

LNV - Không chỉ mở rộng diện tích vùng trồng, người dân ở vùng thượng của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn định hướng sản xuất chè theo hướng VietGAP nhằm giúp cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, cho cây trồng chủ lực của huyện.
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

LNV – Nhắc đến loài rắn chắc hẳn ai cũng đều ái ngại vì độ nguy hiểm của loại động vật này, tuy vậy, anh Dương Văn Chung (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Vẫn) vẫn thành công trong việc phát triển mô hình nuôi rắn.
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

LNV - Bể chứa nước, giếng nước bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt có khả năng chứa các vi sinh vật có hại, cần phải xử lý mới bảo đảm vệ sinh để sử dụng.
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch luôn được cấp ủy chính quyền, nhân dân xã San Thàng (thành phố Lai Châu) quan tâm, phát triển. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc, quảng bá các nét đẹp văn hóa, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động