Những trang trại tiền tỷ trên đất nghèo
Những trang trại “vàng”
Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Nguyễn Văn Cảnh, ở xóm Chùa Sơn, gần bên con sông Đào. Từ trên triền đê, chúng tôi thấy vịt đậu trắng đồng, tiếng kêu huyên náo cả một vùng. Ông Cảnh Tâm sự, Mã Thành là xã miền núi, vùng đất này nắng thì hạn, mưa là lụt, nên người dân quanh năm quần quật với ruộng đồng vẫn thiếu ăn. Nhận thấy nếu cứ tiếp tục trồng lúa sẽ không cho thu nhập cao nên ông đã chuyển hướng làm trang trại. Trang trại này trước đây là những đầm hoang, lác ken dày, những cồn đất, cồn sỏi nổi tiếng ma thiêng. Thế nhưng, ông đã dám đấu thầu vùng đất hơn 4 ha đó để làm trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ban đầu việc chăn nuôi của gia đình gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật. Không nản chí, ông tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi đã thành công. Ông không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như cải tạo, nâng cấp chuồng trại, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh... Đàn gia súc, gia cầm của gia đình ông phát triển tốt, cho lãi hàng năm từ 800- 1 tỷ đồng.
Trang trại của anh Phan Văn Thanh ở xóm Hòn Nen có lãi ròng 500 triệu đồng/năm.
Đến trang trại của anh Phan Văn Thanh, ở xóm Hòn Nen, chúng tôi cuốn hút bởi mô hình trạng trại tổng hợp cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm này. Bắt đầu nhận 5 ha đất xấu từ năm 2011, anh Thanh đã kiên trì dùng sức vóc bé nhỏ của mình để phá núi, dọn đầm, bắt sỏi đá đẻ ra “vàng”. Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, nên mô hình trang trại của anh Thanh mang lại hiệu quả cao. Hiện trang trại của anh Thanh ngoài 2ha cá lúa, còn hơn 200 con lợn nái và lợn thương phẩm; 4.000 con vịt đẻ, 10 con bò, cho lãi ròng trên 500 triệu đồng/ năm.
Ở xã Mã Thành phải kể đến trang trại của ông Trần Đình Điển, ở xóm Đồng Bàu. Sau gần 1 năm học được kĩ thuật chăn nuôi ếch Thái Lan, đầu năm 2003,anh Điển về nhà nuôi thí điểm hơn 2.000 con ếch giống và 10 cặp ếch bố mẹ. Nhờ áp dụng tốt những kiến thức đã học hỏi được nên ngay lần đầu tiên cho ếch sinh sản, anh Điển đã thành công với trên 10 ngàn con ếch giống.
Với bước khởi đầu khá thuận lợi đó, anh Điển đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư xây dựng thêm bể nuôi và nhân rộng số lượng ếch. Liên tiếp nhiều năm liền anh trúng lớn về việc bán ếch giống và ếch thịt. Hiện nay, anh Điển có hơn 50 bể lót bạt cùng với 500 cặp ếch bố mẹ, 20. 000 ếch thịt và ếch hậu bị. Mỗi năm trại ếch của anh Điển xuất bán 7-8 tấn ếch thịt, với giá 40-50 ngàn đồng/kg và khoảng 900 ngàn con ếch giống với giá 1.000 đồng/con. Ngoài ra, anh Điển còn cung cấp ếch bố mẹ cho các trại sản xuất ếch giống khác với giá 150.000 - 200.000 đồng/cặp. Sau khi trừ chi phí, hàng năm, anh Điển còn lãi gần 1 tỉ đồng.
Ngoài 3 trang trại kể trên, xã này còn có hàng chục trang trại “vàng”. Hiện xã Mã Thành có 35 hộ đủ điều kiện công nhận trang trại.
Nhân rộng mô hình
Ông Bùi Trọng Long, Chủ tịch UBND xã Mã Thành cho biết: Xác định kinh tế trang trại, gia trại có vai trò quyết định giúp khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xã Mã Thành đã tăng cường khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, hộ tư nhân phát triển kinh tế trang trại, gia trại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại ở Mã Thành vẫn còn đó những hạn chế, khó khăn cần giải quyết. Hiện nay các kiến thức khoa học kỹ thuật ứng dụng vào mô hình trang trại vẫn còn ít; vốn phát triển gia trại bà con phải đi vay với lãi suất theo tín dụng cao, hồ sơ để công nhận gia trại, trang trại còn chậm .
Từ những hiệu quả của các mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại tại xã Mã Thành, có thể thấy đây thực sự là hướng đi bền vững cho người nông dân, không những giảm được áp lực lao động việc làm, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần quan trọng trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Tiến Dũng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 Đào tạo nghề
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 Đào tạo nghề
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức