Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bình Định

LNV - Bình Định không chỉ là đất Võ, mà còn là “vùng đất trăm nghề”. Hàng năm, ở Bình Định có thêm nhiều làng nghề được công nhận, cũng có những làng nghề bị mai một, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh này có 57 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận nằm rải rác khắp các vùng nông thôn. Trong đó, có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Làng nghề rượu Bàu Đá, nón Phú Gia, bánh tráng Trường Cửu và làng dệt chiếu Hoài Châu Bắc...
Làng nghề rượu Bàu Đá

Bên cạnh các món đặc sản có thể mang về làm quà biếu như bánh ít lá gai, bánh hồng, tré, bánh tráng nước dừa... thì rượu Bàu Đá cũng là một trong số đặc sản được nhiều người tìm mua khi đến Bình Định. Rượu Bàu Đá đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận nằm trong top 10 đặc sản rượu nổi tiếng Việt Nam.

Làng nghề này nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 30 km về hướng Tây Bắc. Du khách đi theo hướng Quốc lộ 1A đến xóm Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, TP Quy Nhơn) là đến làng rượu Bàu Đá.

Sự nổi tiếng của rượu Bàu Đá nằm ở phương pháp nấu thủ công, sử dụng nậm sành cổ đặc trưng cho văn hóa người Việt, rượu chính hiệu uống vào say nhưng không bị nhức đầu. Ngoài yếu tố gia truyền trong việc chưng cất thì nước nấu rượu được lấy từ các bàu nước trong vùng, nơi tập trung những mạch nước ngầm chảy ra từ các ngọn núi xung quanh cũng là yếu tố làm nên danh tiếng của thức uống đặc sản này.

Làng nón ngựa Phú Gia


Làng nghề nón ngựa Phú Gia rất nổi tiếng tại Bình Định. (Ảnh: ST)


Nghề làm nón ngựa Phú Gia có lịch sử hơn 300 năm, được lưu giữ cho đến tận bây giờ với hơn 400 hộ dân tham gia sản xuất. Phú Gia là một trong năm làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Bình Định quy hoạch, gắn với mục tiêu phát triển du lịch. Làng nghề thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 45 km về hướng Bắc. Từ trung tâm thành phố, du khách có thể đi theo Quốc lộ 1A, rẽ phải Quốc lộ 19B chạy khoảng 18 km, rẽ trái vào đường DT635 rồi hỏi thăm người dân là sẽ đến được.

Nón Phú Gia nổi tiếng bởi đặc điểm đẹp, bền, rẻ, có hai loại gồm nón ngựa và nón lá. Nón lá được sản xuất hàng loạt, quy trình làm nón không khác với nón lá Huế hay nón Quảng. Trong khi đó, nón ngựa trước đây là một phụ kiện không thể thiếu của các quan binh triều đình xưa. Nón được làm công phu với 10 công đoạn chính và bốn công đoạn phụ với các loại hoa văn đặc biệt. Các nghệ nhân thường thêu họa tiết hoa, lá, chim công hay long, lân, quy, phụng, chim trĩ... lên nón. Chóp nón thường để trần, trên đỉnh có chùm chỉ ngũ sắc. Những chiếc nón đặc biệt sẽ có chóp hình quả trám sắt nhọn, được làm từ đồng hoặc bạc với họa tiết chạm trổ công phu.

Ngày nay, nón ngựa Phú Gia không được sản xuất hàng loạt, chỉ làm với số lượng ít để bán cho khách du lịch muốn tìm lại nét văn hóa xưa hoặc làm theo hợp đồng của thương lái. Đến tham quan làng nghề, du khách được nhìn thấy quy trình làm nón với từng mũi khâu tỉ mẩn, đôi tay khéo léo của thợ nón bên khung lợp, tận hưởng vẻ yên bình, tách biệt hẳn không gian ồn ào, xô bồ của phố thị.

Làng bánh tráng Trường Cửu


Làng nghề Bún An Thái tại Bình Định. (Ảnh: ST)


Bánh tráng cũng là một trong những món ăn đặc sản được nhiều du khách thích thú và chọn mua về làm quà khi đến Bình Định. Những ngôi làng làm bánh tráng trở thành địa điểm thu hút nhiều người tò mò muốn tìm hiểu về cách tạo ra loại bánh đặc sản này.

Bình Định có nhiều làng nghề bánh tráng như Trường Cửu, Nhơn Lộc, làng bún Thái An. Trong đó, bánh tráng Trường Cửu nổi tiếng về độ thơm ngon, làm bằng gạo dẻo thơm, dày, đen hoặc vàng tùy vào loại mè cho vào bánh. Làng Trường Cửu trước đây chỉ có vài chục hộ làm công việc này, đến nay đã có khoảng 200 hộ làm bánh chuyên nghiệp trong làng.

Để bánh dẻo, thơm, không bở, các nhà lò thường thêm bột mì vào bột và rắc nhiều mè lên bánh. Khi đổ bột lên khuôn, chủ lò phải lắc thật đều tay để bánh tròn, đẹp, không bị chỗ dày chỗ mỏng.

Làng nghề dệt chiếu Hoài Châu Bắc

Chiếu cói từ lâu đã được tỉnh Bình Định chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Đây cũng là nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Xã này nổi tiếng với nhiều làng nghề dệt chiếu cói lâu đời hơn 200 năm trước, hiện có khoảng 800 hộ dân gắn bó với nghề truyền thống này.

Chiếu dệt Hoài Châu Bắc có nhiều loại gồm chiếu khổ rộng, khổ hẹp, về họa tiết có chiếu trơn và chiếu hoa. Sau khi gặt cói, người dân dùng máy chẻ nhỏ rồi phơi khô khoảng 4 ngày, sau đó dùng phẩm màu (gồm các màu đỏ, lục, xanh, vàng) nhuộm và phơi thêm hai ngày mới đưa vào dệt chiếu.


Làng nghệ Tiện gỗ Nhơn Hậu có nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng. (Ảnh: ST)


Chiếu trơn là loại chiếu được dệt từ cói trắng không nhuộm màu. Trong khi đó, chiếu hoa Bình Định được làm công phu hơn, thay vì in hoa lên nền chiếu trắng như một số vùng, thợ dệt phải nhuộm màu sợi cói trước, sau đó mới đan từng sợi cói để ra hoa văn mong muốn. Hoa văn phổ biến của chiếu hoa Bình Định là chữ thọ, chữ song hỷ, hoặc chữ trăm năm hạnh phúc. Bốn góc được trang trí nhiều kiểu, khi là họa tiết tứ linh, khi lại là bốn hoa văn lớn, nẹp ngoài hai đường kẻ đỏ hoặc xanh, trông trang nhã hài hòa.


Lảng rèn Tây Phương. (Ảnh: ST)


Ngoài ra, Bình Định còn có nhiều làng nghề cổ truyền nổi tiếng khác như làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, làng rèn Tây Phương Danh, đúc đồng Bằng Châu...

Hà Than

Với 57 làng nghề, làng nghề truyền thống đang tại Bình Định có 6.723 hộ nông dân tham gia đã giải quyết việc làm cho trên 13.000 lao động. Trong tổng số 57 làng nghề đang hoạt động tại Bình Định, có 9 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí phát triển ngành nghề nông thôn. Trong đó có 3 làng nghề thuộc nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và 6 làng nghề thuộc nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.

Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn

LNV - Ở làng Kon Blo, người Ba Na Kriêm trìu mến gọi ông là “Bok Vin”, cách gọi thân thương dành cho người già đáng kính. Với giới nghiên cứu văn hóa và ngành văn hóa tỉnh nhà, ông là Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương, một "di sản sống" đích thực của đồng bào Ba Na Kriêm.
“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống

LNV - Trong đời sống văn hóa phong phú của đồng bào dân tộc Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nghề làm men lá truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Từ những tinh túy của núi rừng là những lá, rễ, vỏ cây... quý, qua kinh nghiệm và những đôi tay khéo léo, người dân ở đây đã chế biến thành những viên men thơm nồng độc đáo, mang hương vị đặc trưng của dân tộc mình. Giữa vòng xoáy của cuộc sống hiện đại, nghề này đang bị mai một dần nhưng một số hộ dân tại xã A Dơi vẫn kiên trì giữ gìn và phát huy nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Làng nghề bánh pía Vũng Thơm

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm

LNV - Bánh pía xuất hiện từ thế kỷ XVII và nguồn gốc của món ăn này từ những người Hán di cư đến phương Nam. Chiếc bánh này khi đó được người Hán sử dụng làm lương thực bí mật giúp họ thoát khỏi những ngày khó khăn. Mãi đến sau này, món bánh đã được chế biến lại dựa trên khẩu vị của người Việt. Do được sự yêu mến từ thực khách nên dần dần món ăn này đã trở thành đặc sản của tỉnh và hình thành làng nghề bánh Pía Vũng Thơm, Sóc Trăng.
Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An

LNV - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, người Nùng An ở xã Phúc Sen (Quảng Hòa) vẫn lưu giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất, tinh thần đến các nghề truyền thống của cha ông.
Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”

LNV - Suốt hơn ba thập kỷ gắn bó với đất, lửa và bàn xoay, nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn đã âm thầm đưa những nắm đất vô tri trở thành tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Ông không chỉ là người làm gốm – mà còn là người “gìn giữ hồn đất” và làm cho “đất nở hoa”giữa lòng làng nghề gốm Bát Tràng và làng gốm Kim Lan đang chuyển mình theo nhịp sống hiện đại.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển

LNV - Gốm Chu Đậu được biết đến là thương hiệu gốm sứ cao cấp với nhiều thành tựu, được coi như tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đằng sau thành công đó chính là tâm huyết một đời của Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu với lý tưởng phục hưng và phát triển thương hiệu gốm sứ Chu Đậu bị chôn vùi sau gần 500 năm.
Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn mà còn mở ra hướng đi mới trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tại Thanh Hóa, sự kết nối giữa OCOP và du lịch làng nghề đang tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và khẳng định thương hiệu các sản phẩm địa phương trên thị trường.
Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP

LNV - Làng nghề truyền thống – nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc – đang được “đánh thức” bằng mô hình phát triển gắn với du lịch và chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây được xem là hướng đi hiệu quả, bền vững để nâng tầm giá trị kinh tế và văn hóa vùng nông thôn.
Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

LNV - Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức được tổ chức nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức gắn với phát triển du lịch.
Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang

LNV - Với quá trình sinh sống lâu đời dọc 2 bờ sông Lô, bà con nhiều làng, bản ở Hà Giang gắn một phần đời sống sinh hoạt, sản xuất với sông nước. Trước đây ở các làng bản, người dân tự đóng được thuyền gỗ. Cuộc sống hiện đại, có nhiều loại thuyền công nghiệp nên việc đóng thuyền ngày càng ít đi. Nhưng ở thôn Tân Tiến, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, người Tày nơi đây vẫn giữ kỹ thuật đóng thuyền gỗ cha ông truyền lại.
Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

LNV - Tại Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là “xứ trầm hương” làng nghề trầm hương Vạn Thắng đã trở thành một biểu tượng cho sự gìn giữ và phát triển tinh hoa trầm hương Việt Nam.
Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững

LNV - Làng nghề bún, bánh An Phong ở khu phố An Phong, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tồn tại hàng trăm năm qua, được định hướng phát triển thương hiệu gắn với phát triển du lịch nông thôn, bảo tồn phát huy giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của làng nghề.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

Vượt qua 33 thí sinh, Nam vương Vishmitha Divyanja (Sri Lanka) và Hoa hậu Mildred Esmith Rincon (Canada) đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuấ
Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc

Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc

Đây là lời phát biểu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang tại đêm khai mạc Lễ hội Du lịch hè Bình Định 2025, đánh dấu mở đầu cho mùa hè sôi động tại thành phố biển Quy Nhơn, là điểm nhấn quan trọng góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phươ
Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá

Ngày 12/6, UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Nhân rộng các mô hình quản lý rác thải tổng hợp thông qua trao quyền cho khối lao động phi chính thức và thúc đẩy ki
Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

LNV - “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai. Đầu tư và quan tâm đến thiếu nhi là sự đầu tư thông minh cho tương lai. Song hiện nay, văn học thiếu nhi đang đứng trước những thách thức lớn bởi sức hút và cám dỗ của rất nhiều loại hình giải trí khiến các em -
Giao diện di động