Nguyễn Văn Khương - Nghệ nhân phục dựng kiến trúc cổ tài hoa vùng đất Nam Định
Công trình chùa Phúc An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định do nghệ nhân Nguyễn Văn Khương thi công.
Với dòng chảy của thời gian cùng biến cố lịch sử, nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng và để lại những vết “sẹo” của thời gian. Những giá trị lịch sử đó đã được Nhà nước chú trọng phục dựng, bảo tồn. Tham gia vào quá trình đó không thể thiếu đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân tại các làng nghề.
Chùa Phúc An, Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê Đồng bằng Bắc bộ, trong gia đình giàu truyền thống với cái nghề phục dựng những công trình kiến trúc cổ. Nghệ nhân Nguyễn Văn Khương là con trai của cố nghệ nhân Nguyễn Văn Khoan ở xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vẫn hàng ngày cần mẫn, say mê cống hiến cho đời.
Là người con trai duy nhất trong gia đình đông anh chị em, cộng thêm sự khó khăn mọi mặt khi cha mình là cố nghệ nhân Nguyễn Văn Khoan thường xuyên vắng nhà, đi thực hiện các công trình ở các tỉnh, miền. Nghệ nhân Nguyễn Văn Khương đã cùng mẹ và các chị em trong gia đình, cáng đáng mọi việc để người cha, người chồng yên tâm thực hiện đam mê của mình.
Những công trình được nghện nhân: Nguyễn Văn Khương tâm huyết phục dựng.
Chính những khó khăn đó đã rèn luyện nên một con người tự lực và có tính độc lập từ nhỏ. Và cũng không biết tự bao giờ, vẻ đẹp huyền bí của những hoa văn họa tiết tại các công trình, cộng với sự chỉ dạy một cách rất tự nhiên từ người cha, nghệ nhân Nguyễn Văn Khương có sự yêu thích và say đắm với nghề ngay từ nhỏ.
May mắn được cha dìu dắt và truyền nghề từ nhỏ cùng với sự dày công khổ luyện, từ những nét hoa văn đơn giản cho đến những công trình có quy mô lớn cầu kỳ đều được ông tái hiện một cách chân thực và tinh xảo….như thể hiện sự trân quý của ông với nền mỹ thuật tâm linh Việt Nam.
Những chi tiết hoa văn được nghệ nhân Nguyễn văn Khương phục dựng.
Không chỉ dựa vào đôi bàn tay khéo léo, quan trọng là người nghệ nhân phải nhận thức được đúng, am hiểu sâu sắc nét văn hóa hồn cốt của từng tác phẩm. Ở mỗi công trình lại có những đặc trưng kiến trúc riêng của từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ẩn trong đó là chuẩn mực nghệ thuật kiến trúc cổ của ông cha để lại. Chính vì thế, cái Tâm luôn luôn là điều kiện tiên quyết đối với mỗi người làm nghề.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Khương: Người lưu giữ “hồn quê”
Ông Khương chia sẻ, đã nhiều năm trong nghề, đến nay ông cũng không thể nhớ được đã tham gia phục dựng bao nhiêu công trình; đào tạo bao nhiêu thanh niên để từ đó không chỉ có cái nghề mà còn làm giàu được từ chính nghề mà cha ông đã nhiều năm gây dựng. Hơn thế nữa, qua mỗi công trình, mỗi chi tiết, nghệ nhân Nguyễn Văn Khương cũng như những người làm nghề đã góp phần lưu giữ và tái hiện lại những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.
Được tận mắt chứng kiến sự khéo léo tỉ mỉ khi thi công từng chi tiết của những người thợ làm công việc đặc thù này, chúng ta mới cảm nhận hết niềm đam mê và tâm huyết của họ. Nhờ thế mỗi chi tiết, công trình đều có thần thái sống động, lưu giữ được hồn cốt của văn hóa, lịch sử.
Nghề trùng tu di tích, phục dựng công trình kiến trúc cổ được ví là nghề chữa bệnh cho một bệnh nhân đặc biệt. Ở đó, không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo mà ẩn trong nó là sự tâm huyết, nhân văn, văn hóa dân tộc. Lưu giữ “hồn quê” giúp cho chúng ta xích lại gần hơn với những giá trị truyền thống, giúp kiến trúc cổ hồi sinh, hòa vào dòng chảy đương đại, giữ lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Theo Quang Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới