Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Người sở hữu những kỷ lục thế giới về gốm

LNV - Nghệ nhân Nguyễn Hùng (gốm Hương Việt, Bát Tràng, Hà Nội) là người có hai sản phẩm gốm được Tổ chức Guinness thế giới ghi danh vào sách kỷ lục, dự kiến công bố vào 30/6 tới. Anh cũng là người được biết đến với nhiều kỹ thuật xử lý men, gốm sứ độc đáo.


Nghệ nhân Nguyễn Hùng trong xưởng gốm của mình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)​


Đưa cây hoa sen vào dòng men mới

Một điều bất ngờ cho tất cả những từng biết đến sản phẩm gốm sứ của nghệ nhân Nguyễn Hùng, là anh vốn không phải người gốc Bát Tràng. Anh vốn sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, nhưng có tình yêu với nghề gốm từ sớm. Năm 1986, anh vào làm việc tại Công ty Havinaco và có cơ hội đi khắp các tỉnh, thành phố của Việt Nam để làm công tác khảo sát, tìm hiểu về gốm. Trong những chuyến đi đó, không chỉ tình yêu gốm được nhân rộng lên, mà còn có thêm những cơ hội, khiến cho cuộc đời và sự nghiệp của anh chuyển sang một hướng rẽ khác. Sau chuyến đi, anh quyết định ở lại với làng gốm Bát Tràng, theo đuổi đam mê và nung nấu quyết tâm gây dựng nghiệp gốm của riêng mình.

Những ngày đầu vào nghề với hai bàn tay trắng, chưa biết một chút nào về kỹ thuật gốm, anh đã đi làm thuê cho các xưởng gốm và học nghề, tự mày mò trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Dần dà, tay nghề của anh vững hơn, anh được nhận vào làm ở những xưởng gốm lớn hơn, có uy tín. Tay nghề của anh cũng được các bậc tiền bối trong làng công nhận. Và anh cũng đã gây dựng được cơ ngơi gốm của riêng mình.

Thếp vàng trên sản phẩm men Hoàng Thổ Liên Hoa.


Một trong những đam mê của nghệ nhân Nguyễn Hùng là tìm hiểu về các loại men cổ xưa và sáng tạo dựa trên những kỹ thuật men cổ ấy: “Tôi không phải là con dân Bát Tràng, nhưng say mê nghề gốm, và muốn tìm tòi, tạo ra những dòng men mới trên cơ sở kế thừa các dòng men cổ mà các cụ nghĩ ra”.

Bát Tràng là đất gốm cổ, các nhà gốm cạnh tranh nhau mạnh mẽ về men. Đất Bát Tràng cũng sản sinh ra nhiều nghệ nhân từng sáng tạo các loại men độc đáo, hiếm có. Nghệ nhân Nguyễn Hùng say sưa với men tro, và từ kỹ thuật men tro cổ của các cụ trong làng nghề để lại, anh đã sáng tạo nên Hoàng Thổ Liên Hoa, loại men được tạo nên từ tro của thân cây hoa sen và đất trầm tích sông Hồng.

Nghệ nhân Nguyễn Hùng chia sẻ, gốm sứ là sự kết tinh hài hoà của 5 yếu tố ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Kim là kim loại có trong đất sét làm gốm. Thủy là nước dùng để trộn vào đất. Hỏa là lửa để nung. Thổ là đất sét để nặn và Mộc là vỏ trấu hun có trong men. Anh vốn lại là người rất yêu hoa sen: “Hầu hết các sản phẩm của tôi đều gắn với hình ảnh hoa sen, cho nên tôi muốn lưu giữ một thứ gì đó của hoa sen, muốn sen tái sinh trong gốm theo một phương diện khác”. Đó là cơ duyên khiến anh nảy ra ý tưởng lấy thân sen thay cho vỏ trấu đốt thành tro để làm nên một loại men hoàn toàn mới, có độ mở lớn hơn cho các sáng tạo của mình cả về dải màu và về nhiệt độ nung sản phẩm.


Nghệ nhân điêu khắc trên sản phẩm gốm.


Sau 15 năm miệt mài thử nhiều phương pháp khác nhau, cuối cùng nghệ nhân Nguyễn Hùng cũng thành công với tro từ thân cây sen thay thế nguyên liệu vỏ trấu - yếu tố Mộc trong bài men tro cổ truyền. Anh dùng tro của thân sen trộn với đất trầm tích sông Hồng cùng bột nghiền một số loại khoáng thạch tự nhiên, tạo nên một dòng men mới, được đặt tên là Hoàng Thổ Liên Hoa. “Hoàng Thổ” ở đây là lớp đất phù sa trầm tích sông Hồng và “Liên Hoa” có nghĩa là hoa sen.

Nghệ nhân cho biết, men Hoàng Thổ Liên Hoa khác nhiều so với men tro truyền thống. Men này cho ra dải màu rộng hơn, từ sắc nâu cho đến sắc nâu đỏ so với màu trắng ngà đơn thuần của men tro: “Dải màu rộng hơn này cho tôi biên độ rộng hơn khi muốn sáng tạo với màu sắc, gần với hội họa trên gốm hơn. Men Hoàng Thổ Liên Hoa cũng cho dải nhiệt độ lớn hơn. Trước đây, sản phẩm gốm của các cụ thường chỉ nung ở nhiệt độ từ 1.100-1.200 độ C, vượt quá mức nhiệt ấy là xương đất của gốm không chịu được, dễ bị biến hình, méo mó. Vì thế, các sản phẩm sử dụng men Hoàng Thổ Liên Hoa phải có khung xương đất riêng để chịu được mức nhiệt cao. Một điểm đặc biệt nữa của men Hoàng Thổ Liên Hoa là khi nung ở nhiệt độ cao như vậy, lớp men tan chảy hoà quyện với cốt gốm ở bên trong tạo nên hiệu ứng “thổ hóa kim”. Vì thế cho nên sản phẩm sau khi nung rất chắc chắn và cứng như thép, gõ vào có tiếng kêu như chuông. Do vậy, tác phẩm hoàn thiện hội tụ được cả phần thanh và sắc so với men tro cổ truyền nguyên bản.

Sau mẻ gốm thành công đầu tiên, nghệ nhân Nguyễn Hùng lại tiếp tục nghiên cứu để có được nhiều sắc màu đa dạng hơn trên gốm, từ đó anh có thể tự do thể hiện sự sáng tạo. Thành quả của quá trình nghiên cứu này có thể kể đến đến các dòng men da báo, men tuyết xanh, tuyết hồng... được sử dụng trên các sản phẩm của anh sau này.

Chinh phục những thử thách của chính mình


Thiềm thừ Thiên phong ấn.


Một trong những sáng tạo đáng chú ý của nghệ nhân Nguyễn Hùng còn là kỹ thuật điêu khắc trên gốm. Anh đã dùng kỹ thuật điêu khắc trên gốm với độ khó và yêu cầu kỹ thuật lớn hơn rất nhiều, vì chất liệu chủ yếu của nghề gốm là đất, không có độ cứng như các chất liệu khác, rất dễ bị vỡ, xé nát, làm biến dạng cấu trúc, hơn nữa sau đó còn phải đưa vào lò để chịu được nhiệt độ nung cao mà vẫn phải giữ nguyên được hình dạng và các hoạ tiết trang trí. Lối chế tác này tạo chiều sâu cho các sản phẩm gốm và tăng độ độc đáo nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thân thuộc của đồ gốm Việt với các câu chuyện thể hiện trên gốm từ các tích văn hóa dân gian Đông Hồ, các tích cổ trong phong thuỷ, hay những câu truyện trong truyền thuyết cùng rất nhiều tác phẩm có hoa sen…

Ngày 30/6 tới, tại khách sạn Grand Plaza - 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Tổ chức Guiness sẽ trao kỷ lục Guinness thế giới cho 2 tác phẩm gốm sứ nghệ thuật của nghệ nhân Nguyễn Hùng và Gốm Hương Việt. Đó là “Thiềm thừ Thiên phong ấn” và đĩa “Phú quý mãn đường”.

“Thiềm thừ Thiên phong ấn” nặng 1,5 tấn, có chiều dài 1,735 m, chiều rộng 1,1m và chiều cao 0,778 m, mô tả cóc Thiềm thừ ngồi trên đỉnh một đống tiền xu và vàng thỏi, có biểu tượng âm dương trên đỉnh đầu bằng sứ, ngậm một đồng xu trên miệng và chòm sao bắc đẩu trên lưng. Đề thực hiện tác phẩm này, nghệ nhân Nguyễn Hùng đã mất tới 6,5 tháng. Tác phẩm được trao kỷ lục Tác phẩm điêu khắc linh vật thần thoại bằng gốm lớn nhất.

Đĩa “Phú quý mãn đường” nặng 400 kg, có đường kính 1,37 m, đắp nổi và chạm khắc cây Tuyết Tùng và đôi chim công, cùng các yếu tố phong thuỷ như núi và mặt trời nhằm truyền đạt ý tưởng về sự giàu có, vĩnh cửu, quyền quý và hạnh phúc viên mãn đời đời. Nghệ nhân Nguyễn Hùng đã mất khoảng 1 năm rưỡi để chế tác chiếc đĩa. Chiếc đĩa được trao kỷ lục Tác phẩm đĩa gốm chạm khắc lớn nhất.

Chi tiết trang trí trên chiếc đĩa "Phú quý mãn đường".


Nghệ nhân Nguyễn Hùng chia sẻ, ở hai tác phẩm kỷ lục này, khó nhất là xử ý độ co kéo của đất đối với một sản phẩm đất nung có kích thước lớn như vậy, bởi bản thân đất thôi đã dễ vỡ, chưa nói đến việc thực hiện các thao tác khác. Ở “Thiềm thừ Thiên phong ấn”, anh đã phải suy tính rất kỹ để làm sao vừa đưa được hình khối mỹ thuật hiện đại vào sản phẩm, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của gốm Bát Tràng.

Chiếc đĩa Phú quý mãn đường.


Còn đối với đĩa “Phú quý mãn đường”, đây là lần đầu tiên nghệ nhân thực hiện một sản phẩm điêu khắc trên chiếc đĩa có kích thước lớn như vậy. Ngoài việc xử lý độ co kéo, chịu lực của chiếc đĩa, nghệ nhân còn phải sử dụng nhiều yếu tố kỹ thuật đan xen để đắp được khối đất không đều lên một chiếc đĩa phẳng. “Tôi phải thử và hỏng rất nhiều sản phẩm, từ đó mới ra được hai sản phẩm hoàn thiện này” - anh chia sẻ.

40 năm trong nghề, sở hữu những kỷ lục được ghi nhận và những kỷ lục của riêng mình, nhưng đối với nghệ nhân Nguyễn Hùng, kỷ lục lớn nhất của anh là vượt qua được những sáng tạo của chính mình để liên tục có những sáng tạo mới khác.

“Thất bại là người thầy của tôi. Nếu không tự sáng tạo ra, chỉ đi theo con đường dễ dàng mà người khác đã làm, thì không thể trở thành độc nhất vô nhị được. Như thế, tôi sẽ mãi mãi là người đứng sau mà thôi” - anh nói.

Theo Linh Khánh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

LNV - Được biết đến là làng gốm cổ xưa nhất xứ Nghệ, trải qua bao thăng trầm, hiện làng nồi đất Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ được hồn cốt quê hương, giản dị mà bền lâu. Trước nguy cơ bị xóa sổ, mai một, thì nay làng nồi đang được tiếp sức, hồi sinh.
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 331 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã của Thành phố.
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh

Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh

LNV - Trải qua hơn 400 năm phát triển và hội nhập, làng nghề gỗ Bình Cầu, xã Hoài Thượng ở thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần mang lại những giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân tại địa phương.
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

LNV - Đến nay, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hơn 50 sản phẩm gốm sứ đạt OCOP từ 3 đến 5 sao. Cùng với chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu tới nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ…
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc

Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc

LNV - Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức từ ngày 3-6/10/2024. Tại đây, trưng bày phong phú nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, tinh xảo, cùng những sản phẩm đoạt giải cao trong các hội thi sản phẩm làng nghề của thành phố Hà Nội…
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

LNV - Sáng ngày 5/10/2024, trong khuôn khổ phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, UBND xã Hòa Phong tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính thức ghi nhận "Nghề làm bánh tráng Túy Loan" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của một nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ tại làng Túy Loan.

Tin khác

Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương

Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương

LNV - Chuyển đổi từ sản phẩm thủ công làng nghề sang các sản phẩm OCOP là hướng đi mới phù hợp với xu hướng, góp phần đưa sản phẩm của Hải Dương vươn xa hơn trên thị trường, tạo luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương.
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

LNV - Tối ngày 10/10, tại Cung Triển lãm kiến trúc - quy hoạch xây dựng Quốc gia, số 1 Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 (Hanoi Gift show 2024).
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024

Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024

LNV - Chiều 10/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

LNV - Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, doanh thu đạt hơn 24.000 tỷ đồng/năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn, bất cập đang làm hạn chế tiềm năng của làng nghề, cần thành phố quyết liệt tháo gỡ.
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống

Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - 50 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Chu Nhật Quang sẽ được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào dịp 10/10- Triển lãm khai mạc dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. triển lãm không chỉ là dịp để chàng họa sĩ trẻ giới thiệu những tác phẩm sơn mài Việt Nam tới công chúng yêu hội họa mà còn là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa di sản văn hóa và đổi mới sáng tạo.
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP

Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP

LNV - Xã Minh Khai, huyện Hoài Đức được nhắc đến là một làng quê truyền thống có nhiều nghề nhất Hà Nội. Nơi đây là cái nôi của nghề làm bún, miến với chất lượng thơm ngon ít nơi nào sánh được.
Đẩy mạnh hoạt động marketing để   xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam

Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam

LNV - Sáng 9-10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam giao cho Trung tâm Khoa học và Công nghệ Phát triển Làng nghề phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại.
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

LNV - Từ ngày 3 - 6/10/2024, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (tại số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

LNV - Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được biết đến là vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc, cung cấp lượng lớn hoa, cây cảnh phục vụ các dịp lễ, Tết. Thế nhưng ngập úng diện rộng lâu ngày do nước sông Hồng dâng cao sau bão số 3 đã khiến hàng nghìn hecta cây trồng, quất cảnh bị hư hại. Tổn thất quá nặng nề, các hộ trồng cây đang đau đáu nỗi lo làm lại từ đầu.
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

LNV - Tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, nghề làm gốm cổ đang đứng trước nguy cơ lụi tàn. Đây từng là cái nôi của nghề gốm truyền thống, nhưng hiện tại chỉ còn lại rất ít nghệ nhân kiên trì với nghề, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

LNV - Ngày 29/9, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Định Công (quận Hoàng Mai) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công.
Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống

Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống

LNV - Ngày 3/10, Sở NN-PTNT Hà Nội đã tổ chức trao giải hội thi sản phẩm làng nghề TP Hà Nội năm 2024. Trong đó, 61 tác phẩm được vinh danh có nhiều sự sáng tạo trong thiết kế dựa trên giá trị cốt lõi của sản phẩm làng nghề truyền thống.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

LNV - Năm 2024, đánh dấu lần thứ 7 chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) tỉnh Bình Dương được tổ chức, số lượng và chất lượng các sản phẩm tham gia ngày càng được nâng lên cho thấy hiệu quả tích cực từ chương trình.
Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công

LNV - Trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (IDC Hanoi) đã tổ chức thành công Hội chợ Hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) .
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

LNV - Huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) là một vùng quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi có Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo lượt khách thập phương hành hương lễ phật. Huyện Mỹ Đức cũng là địa phương có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30-9-2024 công nhận huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Vừa qua, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) trung ương nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Xuân Lộc (Đồng Nai) đạt chuẩn Huyện NTM nâng cao năm 2023. Đây là huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh, là huyện thứ 3 của cả nước được đề xuất công nhận.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động