Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống

LNV - Động lực giúp những người làm nghề nước mắm ở Kẻ Vạn (Diễn Châu, Nghệ An) quyết tâm "giữ lửa nghề" đó là niềm tin vào uy tín của nghề nước mắm truyền thống.

Nghề làm nước mắm truyền thống ở Kẻ Vạn có từ bao giờ, đến nay, người nhiều tuổi nhất trong làng cũng không còn nhớ nữa. Và chỉ một điều đọng lại trong mỗi người Diễn Châu: Đây là thứ đặc sản rất riêng của vùng quê “ăn sóng, nói gió”, nó đã gắn với lịch sử cách mạng, với cuộc sống con người của vùng đất này qua nhiều thế hệ.

Theo các cụ cao niên của làng biển, tổng Vạn Phần xưa gồm 8 xã vùng đông bắc Diễn Châu ngày nay, nhân dân thường gọi là Kẻ Vạn. Vạn Phần sau này là địa danh của 4 xã ven biển gồm Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn Kim (thuộc huyện Diễn Châu). Bao đời nay Vạn Phần nổi tiếng với nghề làm nước mắm. Sản phẩm truyền thống này đã từng trở thành đặc sản “tiến vua” và mang tiếng thơm cho đến tận ngày nay.

Người dân Kẻ Vạn

Tuy nhiên, khởi thủy của nghề làm nước mắm được xác định xuất hiện đầu tiên ở xã Diễn Vạn. Xã nằm ở ngay Cửa Vạn - nơi con sông Bùng đổ ra biển. Vạn Phần là một làng có lịch sử lâu đời. Nhân dân trước kia đa phần làm muối, đánh bắt cá biển và làm nước mắm. Là nghề cha truyền con nối nên không còn ai nhớ nghề làm nước mắm ở Vạn Phần có từ bao giờ.

Theo như ông cha truyền lại và một số tư liệu lịch sử thì từ thế kỷ 16, 17 ở Diễn Châu đã có nước mắm Vạn Phần. Cụ Phạm Kiểng – Cụ Bá Hộ - được nhân dân tôn thờ là những sư tổ của nghề. Các cụ đã mua rất nhiều thuyền, thuê nhân công đi đánh cá ngoài biển, để làm nước mắm và từ đó đi bán nước mắm ở những nơi xa, có những loại nước mắm dùng để tiến vua. Những giai thoại kể một thời hưng thịnh của nơi khởi sinh ra nghề vẫn còn được người dân làng Vạn Phần truyền lại cho nhau.

Cụ Bá có xưởng làm nước mắm rất lớn và cụ có nước mắm rất đặc biệt là nước mắm đầu nỏ, cụ dành riêng để tiến vua. Có những lần vua Khải Định sa giá, vi hành, nhìn thấy cụ Bá, người Vạn Phần, vua lệnh cho lính tráng hạ kiệu và chào đón cụ rất niềm nở. Cả làng rất ngạc nhiên bởi vấn đề quen biết chỉ trên cơ sở nước mắm Vạn Phần mà cụ Bá tự tay làm ra tiến vua.

Câu thơ "Ngán thay cái mũi vô duyên. Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ An" của thi sỹ Cao Bá Quát đã nhắc đến làng nghề nước mắm Vạn Phần với hình ảnh hàng trăm con thuyền theo đường sông, đường biển đưa nước mắm đi rao bán khắp cả nước. Các ông chủ sản xuất nước mắm ở Vạn Phần còn kiêm cả việc vận tải đường thủy. Những năm đầu thế kỷ 20 ở Vạn Phần đã thành lập lớp tiểu thương buôn bán nước mắm. Vạn phần có tới 60-70 thuyền buôn nước mắm. Mỗi chủ có vài ba thuyền chuyên chở nước mắm theo đường sông, đường biển. Nhờ có nghề nước mắm mà nhiều người có việc làm, cuộc sống của người Vạn Phần lúc này rất hưng thịnh.

Làm ra thứ đặc sản thơm ngon nức tiếng bao nhiêu thì tấm lòng người Vạn Phần lại thơm thảo, sắt son bấy nhiêu. Những năm đầu thế kỷ 20, với việc giao lưu buôn bán rộng rãi, người làm nước mắm Vạn Phần được tiếp cận với nhiều luồng tư tưởng tiến bộ nên tinh thần cách mạng được giác ngộ rất cao.

Bến đò của làng Vạn từng đưa cha con cụ Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành (thời niên thiếu) về thăm đàm đạo việc nước đã trở thành niềm tự hào, cổ vũ lớn lao tinh thần cách mạng của người dân nơi đây. Cũng từ bến đò này, năm 1926 người con ưu tú của làng Vạn Phần, đồng chí Võ Mai xuất dương đến với con đường cách mạng, trở thành học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trường Quân sự Hoàng Phố - Trung Quốc. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Đồng chí Võ Mai người Vạn Phần được chọn đi sang học lớp chính trị Quảng Châu - Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc giảng dạy. Trước khi về nước thì Bác Hồ đến căn dặn hỏi thăm: “Ở quê chú thì có những tổ chức, con người có lòng yêu nước thì nhóm họp họ lại”. Cụ Mai thưa với Bác là: “Ở quê có những người làm cá, làm nước mắm Vạn Phần khá đông”, Bác dặn: “Về tổ chức họ lại, giác ngộ cho họ làm cách mạng”. Và cụ Võ Mai khi về quê đã nhóm họp người làm nước mắm của xã thành một tổ chức cách mạng gồm 60 người là những chủ cơ sở làm nước mắm.

Làm theo lời Bác, xã Diễn Vạn là nơi đầu tiên ở Diễn Châu thành lập được tiểu tổ Việt Nam cách mạng Thanh niên, mà thành viên hầu hết là những người làm nước mắm Vạn Phần. Sẵn có tiềm lực về kinh tế và lòng nhiệt huyết với cách mạng nên hội những người làm nước mắm Vạn Phần lúc này vừa tích cực sản xuất vừa tham gia tuyên truyền, giác ngộ cách mạng ở khắp nơi, là lực lượng xung kích trong những ngày đầu vận động thành lập Đảng. Thời kỳ này, Diễn Vạn trở thành địa chỉ đỏ trong phong trào cách mạng những năm 1930. Cùng với truyền thống đó, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những chiếc thuyền buôn nước mắm của người Vạn Phần, tiếp tục trở thành phương tiện chuyển hàng ngàn tấn lương thực, vũ khí ra tiền tuyến, đóng góp một cách vẻ vang cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Qua bao thăng trầm lịch sử, Diễn Vạn chỉ còn rất ít hộ làm nước mắm, bởi bao thuyền giã trước đây đã chuyển sang vận tải hàng hóa, hơn nữa, biển lùi, làng hiện tại không ở ven biển nữa mà cách vài cây số.

Tuy nhiên, thứ đặc sản tiến vua, đã nổi tiếng từ vài thế kỷ trước, không dễ gì bị thất truyền, lãng quên. Những người con làng nghề vẫn quyết tâm "giữ lửa nghề" giữ hương vị riêng cuả nước mắm Kẻ Vạn. Nước mắm vùng Kẻ Vạn là sự tổng hòa giữa vị mặn của muối, vị ngọt béo của cá tươi, mùi thơm của nắng, vị nồng nhưng không chát… Nước mắm càng đề lâu càng ngon, màu trong, vàng sậm, sánh đặc.

Từ cái nôi nước mắm Vạn Phần xưa đã lan tỏa rộng rãi. Ngày nay, hai xã lân cận là Diễn Bích và Diễn Ngọc vẫn lấy nghề làm nước mắm truyền thống làm kế sinh nhai của hàng ngàn gia đình. Người dân nơi đây rất có ý thức trong việc giữ lửa cho nghề. Đi đến đâu của làng nghề Diễn Bích và Diễn Ngọc cũng dậy lên mùi nước mắm thơm lừng, hòa với vị mặn mòi của biển. Hai làng nghề này hiện có gần 200 hộ sản xuất nước mắm. Những tổ sư trong nghề đã biết tận dụng nguồn cá dồi dào từ biển cả kết hợp với phương pháp sản xuất truyền thống cổ truyền để làm nên loại nước mắm dịu đặm, thơm lừng. Mỗi năm các làng nghề sản xuất đạt từ 8,5 đến 9 triệu lít nước mắm, mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng. Nghề làm nước mắm đã góp phần rất lớn đổi thay cuộc sống của người dân nơi đây.

Người dân Kẻ Vạn

Cùng với sự phát triển của các làng nghề thì điều đáng mừng hơn cả đó là ngay bên bờ Lạch Vạn, Công ty cổ phần Thủy sản Diễn Châu được xây dựng, kế thừa quy trình làm nước mắm cổ truyền của Kẻ Vạn xưa. Các loại cá làm nước mắm phải là cá nục, cá cơm, cá trích… tươi ngon, nhiều chất đạm. Cá được muối trong các thùng có sức chứa cả chục tấn làm bằng gỗ vàng tâm với công thức 5 đấu cá, 1 đấu muối, ngâm ủ từ 9 - 12 tháng, bao giờ cá thành chượp ngấu đến độ cuối cùng mới thôi. Nước mắm được để chín tự nhiên theo phương pháp kéo rút cổ truyền. Nước mắm cốt Vạn Phần được hạ thổ chôn dưới đất 2 - 3 năm có từ 32 độ đạm trở lên, sóng sánh màu vàng cánh dán, hương vị đậm đà.

Loại đặc biệt để lâu có ngâm vừng vàng, dùng chống rét cho người đi biển mùa đông, tăng sức khỏe cho người thợ lặn, làm thuốc chữa đau bụng gió. Năm 2010, Công ty cổ phần Thuỷ sản đã đăng ký bản quyền thương hiệu cho sản phẩm nước mắm Vạn Phần và đã xuất được hàng trăm nghìn lít ra các thị trường Malaysia, Hàn Quốc…

Công ty Cổ phần thủy sản Vạn phần – Diễn Châu đang ngày càng phát triển, khẳng định thương hiệu trong và ngoài nước. Hàng năm công ty đạt doanh thu gần chục tỉ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 70 lao động.

Động lực giúp những người làm mắm quyết tâm "giữ lửa với nghề" đó là niềm tin vào uy tín của nghề nước mắm truyền thống.

Với bề dày lịch sử lâu đời và quyết tâm giữ vững nghề truyền thống là điều quan trọng để nước mắm Vạn Phần vươn xa và được biết đến là thứ đặc sản đậm đà chất quê. Để mỗi khi đi đâu xa, hay Tết đến Xuân về, câu ca dao: “Đất Vạn Phần vui lắm. Chỉ ba thùng nước mắm. Trẩy một chuyến kinh kỳ...” lại sống dậy và trở thành niềm tự hào của mỗi người dân đất Hoan Châu xưa.

Hiện nay, Nghệ An có nhiều làng nghề làm nước mắm ngon, tuy nhiên, nước mắm Vạn Phần vẫn khẳng định được thương hiệu và vị trí riêng. Người dân Kẻ Vạn ngày ngày giữ gìn, bảo tồn và duy trì kỹ thuật ủ chượp truyền thống nổi tiếng của cha ông.

Bình Nguyên

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV - Nghề thêu ren, đan móc một thời được coi là rất phát triển ở Thành phố Hải Phòng. Những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren... Tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu... Thời kỳ đó, thêu, ren, đan, móc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Tin khác

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

LNV - Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

LNV - Tuy chưa có làng nghề nào được công nhận theo quy định, nhưng Lạng Sơn có khá nhiều nghề truyền thống đặc trưng. Những nghề này lâu nay đã và đang góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

LNV - Nấm Đông trùng hạ thảo vốn là một loại dược liệu quý hiếm từ lâu đời và cũng là một trong những dược liệu được dùng nhiều trong các phương thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

LNV - Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

LNV - Với hàng nghìn nghề truyền thống cùng tỷ lệ dân số vàng nhưng các làng nghề ở Việt Nam đang đối diện với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một vì không còn được giữ gìn và phát triển.
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập” sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28-31/8/2024.
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

LNV - Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có khoảng 1.000 lao động nông thôn tham gia hoạt động nghề, làng nghề mây tre đan. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

LNV - Từ một làng nghề chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, thủ công nhưng đến nay làng đá Ninh Vân (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã phát triển rực rỡ với những doanh nghiệp lớn chuyên chế tác đá mỹ nghệ.
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

LNV - Nghề làm thúng chai bằng tre của làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên được duy trì hơn trăm năm nay, nghề đan thúng chai đã tạo nên một nếp sống truyền thống của người dân nơi này.
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

LNV - Mỳ gạo Tử Nê được đặt theo tên của làng Tử Nê, một làng xứ đạo thuộc xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Làng Tử Nê vẫn duy trì và phát triển được nghề sản xuất mỳ gạo trong khi nhiều nghề khác có nguy cơ bị mai một.
Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

LNV - Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo.
Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

LNV – Là một trong những người làm nghề gốm Bàu Trúc lâu năm ở Ninh Phước, Bình Thuận, dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nghệ nhân Trượng Thị Gạch vẫn miệt mài bên bài gốm, nhiệt tình giới thiệu nghề truyền thống địa phương đến khách du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động