Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

LNV - Mỗi miền quê trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta lại có những thứ đặc sản tạo nên hồn cốt riêng của địa phương đó mà nơi khác không có được. Hưng Yên quê tôi may mắn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn, đặc biệt là trái nhãn lồng thơm ngọt nức tiếng một vùng xưa nay.

Có lẽ bao nhiêu tinh tuý của đất trời đã dồn tụ cho hương vị ngọt thơm hấp dẫn đến độ khó cưỡng để nhãn lồng được coi là một trong năm mươi thứ đặc sản ngon nhất Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân Hưng Yên. Về quê vào những ngày nhãn đang chín rộ, một cảm giác thật tuyệt vời khi được ngắm nhìn những chùm quả trĩu nặng, đang rủ xuống, chỉ đợi bàn tay người tới hái; được thưởng thức những trái căng mọng nhất với vị ngọt sắc như dòng mật tứa ra tan chảy nơi đầu lưỡi để cảm nhận được sự đê mê sung sướng của trái ngon nhớ lâu. Lại được tham quan những cơ sở làm long nhãn truyền thống của người thân và bà con làng xóm. Bao kí ức tuổi thơ tôi lại ùa về theo dòng hồi tưởng.

Nhãn lồng Hưng Yên
Nhãn lồng Hưng Yên

Nhớ những mùa nhãn xưa…

Quê tôi xưa kia là một xã thuần nông nghèo của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Người dân nơi đây hiền hoà, thuần hậu, chất phác, chỉ biết trông cậy vào mấy sào ruộng khoán, vụ được vụ mất. Cuộc sống còn lam lũ đói nghèo. Tuy là đất nhãn nhưng loại cây này chưa được trồng nhiều. Cũng chưa có những giống nhãn chọn lọc, cho năng suất và chất lượng như bây giờ. Các gia đình thường trồng cây nhãn thóc, nhãn nước, nhãn cùi, hiếm mới có nhãn đường phèn. Đến mùa quả chín, nhà nào có cây thì bớt lại một hai chùm thắp hương, còn lại bó thành từng túm mang ra chợ bán. Bao nhiêu thứ chi tiêu trông chờ vào đó cả. Bọn trẻ đứa nào đứa ấy hau háu thèm, chỉ biết đi tìm nhặt những quả rơi rụng sau đống cành lá hoặc “mót” lại trên cây khi người lớn vừa thu hoạch xong. Những con mắt nhìn như “thôi miên” vào những chùm quả của nhà ai đó chưa bẻ. Nhãn đã trở thành thứ xa xỉ với tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy.

Người dân Hưng Yên tích cực thu hoạch vụ mùa
Người dân Hưng Yên tích cực thu hoạch vụ mùa

Nhãn ngoài việc đem ra chợ bán, còn được dùng để làm long, một thức quà quý dùng để biếu và làm vị thuốc bồi bổ sức khoẻ xưa nay. Trong làng cũng chỉ có một số nhà làm long nhãn. Các công đoạn chủ yếu được làm hoàn toàn thủ công. Quả nhãn sau khi được sấy trong lò than hoặc củi thì dùng tay tách lớp vỏ giòn bên ngoài, tỉ mỉ, khéo léo bóc, gỡ từng chút lớp cùi màu nâu sẫm bên trong dính sát vào hạt, cho ra mâm hoặc dần, sàng, nong, nia, tiếp tục phơi thêm một vài nắng nữa rồi mới cho vào phên, đưa vào lò sấy tiếp. Cánh long khi ra lò không được tròn đẹp như bây giờ mà thường bị rách và ẹp xuống do quá trình bóc tay, lớp cùi đã cô lại, khó vẹn nguyên được. Màu sắc cũng không được vàng cánh gián mà thường có màu nâu sẫm, nhìn không “bắt mắt” cho lắm. Các chủ lò cả đợt làm được khoảng một hai tạ long là nhiều rồi. Trẻ con nghỉ hè thường theo người lớn đi bóc thuê. Ngồi miết cả ngày nóng bức cũng chỉ được vài nghìn tiền công. Thế là mừng lắm rồi, thêm thắt vào để mua sách vở, áo quần cho năm học mới.

Nhộn nhịp mùa nhãn

Nhiều năm trở lại đây, thấy được giá trị kinh tế của nhãn nên nhiều hộ dân quê tôi đã đầu tư, chuyển đổi sang trồng loại cây này để đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Theo đó, nhãn được trồng ở khắp mọi nơi, không chỉ ở vườn quê mà còn dày đặc nơi ruộng đồng, bờ bãi ven sông, triền đê, hai bên đường… Đâu đâu cũng có bóng nhãn thân thương hiền hoà bao phủ, mát rượi. Những giống nhãn ngon nhất được lựa chọn để trồng và chăm sóc cẩn thận. Đầu tiên phải kể đến nhãn lồng, được xem là “vua” của các loại nhãn, đặc biệt thơm ngon với quả to tròn, da láng, màu vàng nâu nhạt, cùi dầy trắng ngà, giòn dai, ngọt lịm, thơm mát đến lạ kì. Chẳng thế mà nhà bác học Lê Quý Đôn thời Hậu Lê thế kỉ XVIII, khi được vua ban thưởng nhãn, ông đã viết: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì ngập tận chân răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Tiếp đến là nhãn đường phèn, giống nhãn cổ rất ngon, quả to vừa, vàng suộm, hạt nhỏ tí, có vị ngọt thơm tinh khiết như đường phèn. Rồi nhãn Hương Chi (ban đầu được trồng trong vườn nhà cụ Hương Chi ở phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên nên có tên gọi như vậy). Đây là giống nhãn rất đặc biệt, ra nhiều đợt hoa, năng suất ổn định, ít mất mùa. Quả đậu thành chùm nặng trĩu tới một vài kg. Khi chín, mã rất đẹp, cùi dày, giòn, ngọt đượm, thơm mát, hạt nhỏ, vỏ mỏng, dễ bóc. Giống nhãn này hiện rất được ưa chuộng không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn nhiều nơi khác trong cả nước.

Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

Về quê vào mùa nhãn chín thật là tuyệt vời, khác hẳn những năm tuổi thơ của chúng tôi trước đây. Vừa được ngắm nhìn “đã mắt”, vừa được thưởng thức những trái tươi ngon tuyệt đỉnh khi vừa hái xuống. Thời điểm nhãn chín rộ là vào khoảng từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 âm lịch, cũng đúng lúc học sinh được nghỉ hè nên có thời gian phụ giúp gia đình. Từ sáng sớm, trên các đường làng ngõ xóm đã đông người qua lại. Chủ nhà, thương lái cùng thợ bẻ nhãn tấp nập xung quanh các vườn cây sai trĩu quả, vừa tới “nước” (theo con mắt “nhà chuyên môn”) để bắt đầu thu hoạch. Những chùm quả căng bóng, màu vàng tươi hoặc nâu thẫm được nhẹ nhàng cắt/ bẻ xuống, còn lẫn cả lá xanh, xếp thành từng đống gọn gàng. Sau đó, những quả được chọn lọc, phân loại để đưa vào sọt, vào xe máy, xe thồ, quang gánh để bán buôn, bán lẻ ở các chợ lớn, chợ nhỏ, đầu dốc, dọc đường đi… Chỗ nào cũng ăm ắp nhãn. Hương thơm thanh khiết dịu ngọt lan toả khắp không gian như mời gọi, như níu chân người đi. Bàn tay của những người bó nhãn, xếp nhãn thật khéo léo để lộ những chùm quả to đều chằn chặn như cái chén con, nhìn mà thích mắt! Người bán người mua nhộn nhịp, hể hả. Khách thoải mái được thưởng thức những trái nhãn tươi ngon nhất để lựa chọn mua làm quà. Một thức quà biếu đầu bảng, đậm tình quê hương. Chẳng thế mà các cụ ta xưa đã đúc kết “Thứ nhất quà nhãn, thứ nhì quà na, thứ ba quà hồng”. Cũng bởi nhãn thơm ngon bổ dưỡng, rất tốt cho hệ thần kinh, giúp ngủ sâu, người già khoẻ mạnh, minh mẫn nên tục ngữ đã có câu “Trẻ ăn na, già ăn nhãn” là như vậy. Thật tự hào về một loại quả quý đã làm đẹp thêm danh tiếng của một vùng đất và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, làm giàu cho quê hương.

Sản phẩm Long nhãn ôm Sen sấy dẻo là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt dẻo thơm của long nhãn  cùng vị giòn thơm, bùi ngậy của hạt sen sấy tạo nên
Sản phẩm Long nhãn ôm Sen sấy dẻo là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt dẻo thơm của long nhãn cùng vị giòn thơm, bùi ngậy của hạt sen sấy tạo nên

Mùa nhãn quê tôi còn đông vui nhộn nhịp hơn bởi những cơ sở làm long sấy gia truyền đến mấy đời trong làng xã. Số hộ làm nghề cũng tăng lên. Các phương tiện, máy móc được đầu tư hơn hẳn trước đây. Lò sấy điện sạch sẽ, tiện dụng đã thay thế cho các lò sấy bằng than hoặc củi. Chỗ ngồi mát mẻ, có điều hoà hoặc quạt công nghiệp quay vù vù. Tiếng nói cười râm ran, chuyện trò vui vẻ, gắn kết làng trên xóm dưới. Người lớn, trẻ con xoáy long nhoay nhoáy bằng công cụ chuyên dụng (bút xoáy). Không còn cảnh bóc tay như trước nữa. Những cùi nhãn trắng muốt, tròn trịa, đều tăm tắp được cho vào các khay inox để sấy. Ai cũng thi nhau làm nhanh và khéo nhất, được nhiều sản phẩm nhất. Bình quân mỗi người một ngày bóc được từ 25 – 50 kg quả, tương ứng với 100 – 200 ngàn đồng. Không khí làm việc thật vui tươi, đầm ấm mà không kém phần tấp nập, khẩn trương tại những nhà chủ lò.

Đã bao mùa nhãn như thế đi qua trong cuộc đời của mỗi người dân quê tôi. Ngọt ngào và nhớ thương. Sâu nặng và nghĩa tình. Có đi đâu, ở đâu cũng luôn tự hào về một loại cây đặc sản đã làm nên thương hiệu độc quyền của quê hương và góp phần đưa cuộc sống đi lên. Lại nhớ đến câu ca dao xưa: “Dù ai buôn Bắc bán Đông/ Cũng không quên được nhãn lồng Hưng Yên”.

Phạm Thị Hường

Tin liên quan

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

LNV - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
Bắc Giang kỳ vọng vụ vải thiều 2025 bội thu

Bắc Giang kỳ vọng vụ vải thiều 2025 bội thu

LNV - Với dự báo thời tiết thuận lợi và tình hình ra hoa khả quan, Bắc Giang kỳ vọng một mùa vải thiều bội thu trong năm 2025. Tỉnh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho loại quả đặc sản nổi tiếng này.
Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

LNV - Hủ tiếu được xem là món ăn quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ vì tỉnh nào cũng có, nhưng để trở thành đặc sản Tiền Giang vang danh khắp nơi thì hủ tiếu Mỹ Tho sở hữu riêng cho mình một hương vị đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ ở từng sợi hủ tiếu mà hương vi của nồi nước lèo cũng là một ẩn số tại sao lại thơm và ngọt đến thế.

Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.

Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động