Nghệ nhân tâm huyết với nghề mây tre đan truyền thống
Vừa cần mẫn sấy khô những chiếc giỏ mây, công việc của một người thợ thủ công bình thường, vừa trò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh cho biết: với bất kỳ một công việc gì, một công đoạn nào, từ đơn giản đến khó nhất của một sản phẩm mây tre đan, ông đều làm với sự say mê và cẩn trọng, có như vậy, thì ông mới truyền dạy cho người khác được. Phương châm của ông là phải cầm tay chỉ việc trên từng sản phẩm cụ thể, có thế mới dễ hiểu, dễ làm và hiệu quả được.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh luôn tỉ mỉ, trau chuốt từng sản phẩm.
Ông Tĩnh kể, ông không nhớ là mình bắt đầu làm nghề này từ lúc mấy tuổi, chỉ biết cha ông cũng là một nghệ nhân tài hoa của làng nghề Phú Vinh - Nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu. Sinh thời, cha ông thường hay nói với ông và những thành viên trong gia đình rằng: đã sinh ra trong nhà này là phải biết làm nghề mây tre đan. Vì thế, cha ông lúc nào cũng rất nghiêm khắc khi truyền nghề cho con trai mình. Nhờ đó mà ông đã thấm cái nghề và cái nghiệp của gia đình từ lúc nào không hay. Đến giờ ông vẫn luôn thầm cảm ơn sự nghiêm khắc của cha. Bởi chính điều đó đã giúp ông có được thành quả như ngày hôm nay.
Thăm căn nhà của ông, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng và thán phục bởi những những tấm bằng khen, giấy khen, các giải thưởng mà ông cùng hai con trai là cũng đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân đạt được. Những tấm bằng khen ấy được treo kín cả 4 bức tường trong ngôi nhà. Nếu kể hết thì chắc phải đến vài chục giải thưởng lớn nhỏ.
Ngay từ năm 1986 khi ấy ông mới 23 tuổi đã giành trọn bộ huy chương 1 vàng, 1 bạc và 1 đồng tại Triển lãm Hàng thủ công mỹ nghệ toàn quốc lần thứ nhất, được Trung ương Đoàn, Hội thủ công Mỹ nghệ Việt Nam tặng bằng khen.
Nghệ nhân Tĩnh tâm sự, cho đến bây giờ đã hơn 50 tuổi nhưng ông vẫn còn xúc động và nhớ mãi cái lần đầu tiên được đi nhận những giải thưởng đó. Tiếp đến, năm 1999 ông giành giải Bàn tay vàng do Hội đồng liên minh các HTX Việt Nam trao tặng. Liên tiếp trong 2 năm 2006 và 2008, ông đều giành giải nhất và cúp vàng sáng tạo trong hội thi thiết kế kiểu dáng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức. Năm 2014, nghệ nhân được Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam trao bằng tôn vinh Nhân tài đất Việt bởi đã có công bảo tồn phát huy bản sắc tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, vượt ra khỏi tầm quốc gia, năm 2008 ông đã giành được giải thưởng của Hội Mỹ thuật Đông Nam Á…
Giải thưởng nhiều là vậy, nhưng để có một sản phẩm đạt giải, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã phải bỏ rất nhiều công sức cho việc tìm tòi, sáng tạo làm thế nào để sản phẩm vừa độc đáo, vừa mang đậm nét văn hóa Việt Nam và phải có tính ứng dụng cao. Đấy là chưa kể mỗi chi tiết nhỏ trên sản phẩm đều được ông trau chuốt tỉ mỉ và thể hiện được sự tài hoa, tinh tế rất riêng của mình. Chính vì vậy có những sản phẩm dự thi của ông, từ lúc ấp ủ ý tưởng sáng tạo đến lúc thành phẩm thường phải mất hàng năm trời. Thậm chí có bộ sản phẩm ông làm trong hơn 2 năm như sản phẩm “Gia đình nhà ốc” gồm có 6 con ốc được trao giải nhì tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ 5 năm 2014 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức 5 năm một lần… Liên tục trong những năm qua, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh và công ty TNHH Việt Quang luôn là đơn vị đại diện cho huyện Chương Mỹ tham gia giới thiệu sản phẩm tại các triển lãm, các hội chợ nghề thủ công truyền thống của
Hà Nội và cả nước.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh tâm sự: “Giành được nhiều giải thưởng và danh hiệu nghệ nhân ưu tú, tôi tự nhủ vinh dự phải đi đôi với trách nhiệm”. Vì thế mà trong suốt những năm qua, không lúc nào nghệ nhân thôi trăn trở không chỉ vì sự phát triển sản xuất kinh doanh của gia đình mà còn vì sự trường tồn của làng nghề trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế. Mong ước của ông là sản phẩm làng nghề mây tre đan Phú Vinh luôn được ưa chuộng trên thế giới.
Ông cũng mong rằng thế hệ thanh niên trẻ của Phú Vinh gắn bó say mê và có tâm huyết giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của quê hương. Với ông, để mong ước đó trở thành hiện thực, không chỉ là trách nhiệm lớn lao của cá nhân ông mà còn cần sự chung sức của các nghệ nhân làng nghề mây tre đan Phú Vinh.
Bài, ảnh: Minh Thân
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 Khuyến nông
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 Nghiên cứu trao đổi
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 OCOP
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức
09:35 Kinh tế