Nghề đánh bắt "bò biển" cho kinh tế cao

LNV - Nghề đánh bắt cá bò là một nghề mới của Ngư dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, (Quảng Bình), được ngư dân nơi đây hay gọi vui là nghề săn “bò biển”.
Làm "nhà" cho cá bò

Cửa biển sông Roòn những ngày này nhộn nhịp hẳn khi tàu thuyền tấp nập ra vào tập kết hải sản và chuẩn bị ngư lưới cụ cho các chuyến biển đầu vụ Nam. Đi dọc theo bờ kè cảng cá ở phía làng biển Cảnh Dương, cùng với lời giới thiệu của ngư dân, chúng tôi không khó để nhận ra những chiếc tàu cá hành nghề săn “bò biển”. Bởi trên những chiếc tàu chuyên đánh bắt cá bò, ngoài các loại ngư lưới cụ thông thường, còn có hàng trăm cột chà gắn cờ vải ở ngọn và những bịt chà to đùng được làm bằng các bao lác kết lại với nhau.

Buộc cột chà “làm nhà” cho cá bò trú ngụ để đánh bắt
Buộc cột chà “làm nhà” cho cá bò trú ngụ để đánh bắt

Ngư dân Nguyễn Minh Tuấn (SN 1990, ở thôn Trung Vũ, xã Cảnh Dương), chủ một tàu chuyên hành nghề đánh bắt cá bò đang cùng các bạn thuyền cột nhanh những cột chà cuối cùng, hoàn thành toàn bộ gần 200 dải chà cho chuyến biển sắp tới của mình.

Theo ngư dân Nguyễn Minh Tuấn, qua nhiều năm bám biển mưu sinh, anh và nhiều ngư dân Cảnh Dương đã hiểu rõ đặc tính của loài cá bò. Đây là loài cá sống ở tầng nổi, thường đi thành từng đàn men theo mé nước các dòng hải lưu để kiếm ăn. Đặc biệt, cá bò rất thích trú ngụ dưới bóng các vật thể nổi trên mặt biển. Chính vì vậy, ngư dân đã nghĩ cách thả chà “làm nhà” cho cá bò vào trú ngụ để đánh bắt.

Chà được làm bằng những dải bao lác nối liền với một sợ dây dài tầm 15m. Ở đầu dải chà, ngư dân dùng 1 cột tre cao khoảng 5m, trên ngọn gắn cờ vải các loại màu (tùy theo sở thích của chủ tàu), nhưng thường là các loại màu tương phản với màu nước biển để dễ nhận biết. Để cột chà nổi thẳng đứng trên mặt nước biển, đế cột chà được đúc bằng bê tông và giữa thân cột gắn với một chiếc phao lớn.

Khi cho tàu đến vùng biển cần đánh bắt, bằng kinh nghiệm của mình, chủ tàu sẽ quan sát và nhận biết các dòng hải lưu trên biển, cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại để dò tìm luồng cá và quyết định thả chà để dụ cá bò vào trú ngụ. Trung bình một ngày đêm đánh bắt, chủ tàu và ngư dân thường thả khoảng 50-70 dải chà. Khi phát hiện có cá bò, ngư dân sẽ dùng lưới mành để bủa vây, đánh bắt.

Nghề mới, hiệu quả cao

Theo ngư dân Cảnh Dương, nghề săn “bò biển” không phải là nghề truyền thống của làng. Từ bao đời nay, ngư dân Cảnh Dương vốn nổi tiếng với nghề câu cá hố. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nguồn lao động nghề biển khan hiếm, không đủ bạn thuyền để đi câu cá hố, nhiều chủ tàu ở xã Cảnh Dương đã chuyển sang nghề thả chà đánh bắt cá bò.

Ngư dân Cảnh Dương có thể đánh bắt cá bò quanh năm, nhưng loại cá này thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 5-6 và tháng 9-10. Cũng như cá hố, cá bò là một loại cá đặc sản, thường được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc nên có giá trị kinh tế cao. Hiện giá cá bò đang dao động từ 120-150.000 đồng/kg.

Mới bắt đầu vụ đánh bắt nhưng nhiều ngư dân Cảnh Dương đã trúng cá bò
Mới bắt đầu vụ đánh bắt nhưng nhiều ngư dân Cảnh Dương đã trúng cá bò

Ngư dân Nguyễn Minh Tuấn (SN 1982, thôn Cảnh Thượng, xã Cảnh Dương)-chủ của 3 tàu cá chuyên đánh bắt cá bò-cho biết: Trước đây, anh cũng chuyên nghề câu cá hố, tuy nhiên, 2 năm gần đây do không đủ bạn để đánh bắt cá hố nên anh đã học hỏi nghề đánh bắt cá bò của ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ và chuyển sang nghề thả chà, đánh bắt cá bò.

Nghề đánh bắt cá bò không tốn nhiều lao động, mỗi tàu chỉ cần 4-5 bạn thuyền là có thể ra khơi. Nghề này cũng không quá phức tạp, chỉ cần lao động siêng năng, dồi dào sức khỏe là được. Trữ lượng cá bò trên các vùng biển của Việt Nam hiện còn rất dồi dào, nên nếu may mắn, mỗi tàu có thể thu về vài tấn cá bò sau 5-7 ngày bám biển.

Theo anh Tuấn, tuy là nghề mới nhưng 2 năm qua, nhờ thời tiết thuận lợi, 3 chiếc tàu cá chuyên đánh bắt cá bò của gia đình anh liên tục ra khơi và có nhiều chuyến biển “bội thu” mang về cho gia đình và bạn thuyền hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, vào tháng 6/2023, chỉ trong 4 đêm đánh bắt, tàu cá của anh Tuấn đã trúng mẻ cá bò 7 tấn, thu về hơn 700 triệu đồng.

“Sau khi thả chà xong, tôi đang cùng anh em ăn cơm nghỉ ngơi, thì phát hiện đàn cá bò “đen đặc” đang di chuyển dưới bóng chà. Quá mừng, anh em nhanh chóng thả lưới xuống biển, rút chì khép chặt vòng vây đàn cá lại. Thấy đàn cá quá nhiều, tôi liên lạc các tàu bạn trong tổ hợp tác đang đánh bắt gần đó chạy tàu lại cùng vớt cá mới kịp”, anh Tuấn kể.

“Điều địa phương và ngư dân Cảnh Dương hướng tới là khi vươn khơi, bám biển, tất cả mọi người phải tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật; không đánh bắt theo kiểu tận diệt cá con; môi trường biển phải được bảo vệ, để nguồn lợi thủy sản tiếp tục tái tạo. Có như vậy thì những chuyến tàu của ngư dân Cảnh Dương sẽ vững tin ra khơi, bám biển, mang lại no ấm cho gia đình, làm giàu cho quê hương và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương Đồng Vinh Quang mong muốn.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Cảnh Dương Nguyễn Ngọc Tiếp cho biết, ngư dân Cảnh Dương có truyền thống đánh bắt cá hố và những năm gần đây thì phát triển thêm nghề mới-đánh bắt cá bò. Thời gian qua, trong khi sản lượng khai thác cá hố vẫn ổn định thì nhiều tàu cá của ngư dân Cảnh Dương trúng đậm cá bò. Ngoài ngư dân Nguyễn Minh Tuấn, nhiều ngư dân khác cũng “thắng lớn” do trúng đậm cá bò. Năm 2024, tuy mới bắt đầu vào vụ đánh bắt cá bò nhưng nhiều ngư dân xã Cảnh Dương đã trúng đậm cá bò, như: Ngư dân Dương Xuân Thắng (thôn Tân Cảnh) đi 2 chuyến biển đánh bắt được 6 tấn cá bò, thu về 600 triệu đồng; các ngư dân Võ Đức Anh, Ngô Văn Hùng đều trúng mẻ cá bò 2 tấn, thu về 200 triệu đồng mỗi tàu…

Đánh bắt cá bò là một nghề mới, tuy nhiên bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Nhận thấy đây là một nghề không đánh bắt tận diệt lại khá thân thiện với môi trường (vì chỉ đánh bắt cá lớn), sản phẩm có giá trị kinh tế cao nên địa phương khuyến khích ngư dân đẩy mạnh vươn khơi, bám biển bằng nghề đánh bắt cá bò, cùng với các nghề truyền thống khác.

Phan Phương

Tin liên quan

Xây dựng danh mục nghề được khai thác tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Hội An

Xây dựng danh mục nghề được khai thác tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Hội An

LNV - Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Hội An vừa xây dựng danh mục các ngành nghề được phép hoạt động và dự kiến cho phép đăng ký khai thác thủy sản tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (dành cho ngư dân Cù Lao Chàm - xã đảo Tân Hiệp và đối với phương tiện tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 9m).
Nghề vá lưới biển

Nghề vá lưới biển

LNV - Người dân ở khu vực Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) chủ yếu sống bằng nghề khai thác hải sản xa bờ. Sau những đợt ra khơi dài ngày trở về, những tấm lưới đánh cá của ngư dân thường bị rách do vướng phải đá ngầm, san hô hoặc sợi cước bị mục vì sử dụng lâu ngày. Vì vậy, sau mỗi chuyến biển, các chủ tàu lại thuê thợ vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Do đó, nghề vá lưới từ lâu đã là sinh kế của nhiều phụ nữ miền biển để có thêm thu nhập cho gia đình.
Ngư dân Lập Lễ Góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Ngư dân Lập Lễ Góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

LNV - Xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng là một xã có nghề cá truyền thống nổi tiếng lâu đời, từ chỗ đã từng đứng trên bờ vực phá sản. Bằng sự nỗ lực của chính quyền và những ngư dân yêu nghề, năm 2005 xã đã dành danh hiệu lá cờ đầu về mô hình đánh cá xa bờ của 28 tỉnh có nghề khai thác thủy sản xa bờ trên toàn quốc. Hiện nay Lập Lễ vẫn tiếp tục duy trì các đội tàu đánh bắt xa bờ và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, để phấn đấu trở thành xã trọng điểm nghề cá của Thành phố và các tỉnh phía Bắc. Bằng khát vọng làm giàu và được sự quan tâm của Nhà nước đã tạo cho ngư dân Lập Lễ vươn khơi sản xuất, đồng thời đội tàu của xã cũng là một trong những lực lượng hùng hậu ở tuyến đầu góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo phía Bắc của Tổ quốc.

Tin mới hơn

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

LNV - Ngay từ 7h30 sáng ngày 10 tháng 4, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.

Tin khác

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

LNV - Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được xem là một di sản sống của nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

LNV – Chiều ngày 12/4 (tức ngày 15/3/2025 âm lịch) tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã diễn ra lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội”, đồng thời trao bằng công nhận “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội” là nghề truyền thống Hà Nội.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

LNV - Là một trong 19 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ. Đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đang cần mẫn may trang phục bên hiên cửa. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng khi “zoom” kỹ từng chi tiết hoa văn, đường thêu mới thấy được sự công phu, tinh xảo.
Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm qua, nghề đan đát ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân miền Tây sông nước. Tuy nhiên, khi công nghiệp ngày càng phát triển, làng nghề truyền thống này đang dần bị mai một là điều khó tránh khỏi. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường để khôi phục, phát triển làng nghề.
Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

LNV - Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Nghề ăn cơm dưới đất,  làm việc trên trời

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời

LNV - Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

LNV - Trải qua bao thăng trầm, làng nghề dệt thổ cẩm của các nghệ nhân đồng bào Khmer ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích các địa phương gìn giữ và phát triển nghề. Việc duy trì và phát triển các làng nghề không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Mặc dù đã có công việc ổn định từ nghề môi giới bất động sản, nhưng anh Phạm Văn Bình (38 tuổi), ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vẫn quyết định về quê để gầy dựng nghề làm nước mắm gia truyền, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

LNV - Chiều 7/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến thăm cơ sở trưng bày gốm sứ truyền thống của gia đình Rakhimov.
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắ
Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Bên cạnh mức hỗ trợ chính sách 60 triệu đồng/hộ xây mới và 30 triệu đồng/hộ sửa chữa, huyện Tây Sơn vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn đóng góp hơn 4 tỷ đồng nhằm hỗ trợ bổ sung 10 triệu đồng/hộ sửa chữa và 20 triệu đồng/hộ xây
Giao diện di động