Nâng tầm giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống
Góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống trong xu thế hội nhập, cơ sở sản xuất tại các làng nghề luôn đổi mới công nghệ sản xuất, đa dạng mẫu mã và phát triển sản phẩm gắn với giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất và con người Vĩnh Phúc. Qua đó, không chỉ mang đến sức sống mới cho nghề truyền thống mà còn góp phần quảng bá các di sản của Vĩnh Phúc đến bạn bè trong và ngoài nước.
Bộ sản phẩm Tháp đốt trầm hương của Công ty TNHH xây dựng và sản xuất Hải Âu có tính thẩm mỹ cao.
Bắt nhịp xu thế phát triển thời kỳ hội nhập và nâng tầm giá trị sản phẩm của làng nghề mộc truyền thống, nghệ nhân Kiều Đức Thưởng, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và sản xuất Hải Âu (xã An Tường, huyện Vĩnh Tường) đã sản xuất bộ sản phẩm Tháp đốt trầm hương gốm gỗ Hải Âu, tái hiện theo mẫu Tháp gốm men chùa Trò - Bảo vật quốc gia của Vĩnh Phúc và mẫu Tháp Bình Sơn - Di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật của tỉnh.
Mới đây, bộ sản phẩm vinh dự là 1 trong 6 sản phẩm của Vĩnh Phúc được Bộ Công thương công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến thị trường rộng lớn hơn.
Để tạo ra sản phẩm độc đáo, thích ứng với sự phát triển của thị trường, anh Thưởng đã dày công nghiên cứu, thiết kế, phục dựng lại đầy đủ các chi tiết của Tháp gốm men chùa Trò theo tỉ lệ 1:1; đồng thời sản xuất trên nhiều chất liệu gỗ như mít, sưa, xoan đào... tạo thành tác phẩm nghệ thuật sắc nét, vừa góp phần quảng bá rộng rãi sản phẩm làng nghề truyền thống, vừa đưa hình ảnh di sản, di tích, nét văn hóa đặc sắc của vùng đất và con người Vĩnh Phúc đến bạn bè trong nước cũng như du khách quốc tế.
Từ những nét độc đáo riêng, bộ sản phẩm Tháp đốt trầm hương gốm gỗ Hải Âu đã được UBND tỉnh chọn làm quà tặng đặc trưng mang tính biểu tượng của Vĩnh Phúc trong một số sự kiện văn hóa tiêu biểu và quan trọng của tỉnh như làm quà tặng lãnh đạo các đoàn của các nước châu Á tại Giải bóng chuyền vô địch các Câu lạc bộ châu Á Cup VTVCab năm 2023 tổ chức tại Nhà thi đấu Thể dục, thể thao tỉnh; tham gia Hội nghị xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Vĩnh Phúc - điểm đến ấn tượng, an toàn được tổ chức năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều triển lãm quan trọng khác trong nước.
Làng rèn thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường được UBND tỉnh công nhận làng nghề từ năm 2006. Hiện, toàn xã có 700 hộ làm nghề.
Để tạo sức sống mới cho nghề truyền thống trong xu thế hội nhập, các hộ làm nghề mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, nhiều hộ vừa đổi mới công nghệ vừa chuyển hướng sản xuất các mặt hàng mới, kết hợp công nghệ khắc chữ tạo điểm nhấn, đưa sản phẩm rèn truyền thống không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng đơn thuần mà còn trở thành sản phẩm cao cấp, là món quà tặng giá trị trong cuộc sống hiện đại.
Hiện, mỗi tháng làng nghề đón từ 5 - 10 đoàn khách đến tham quan, mua sắm sản phẩm, trong số hầu hết là khách nước ngoài. Năm 2022, đoàn Hoa hậu các nước tham gia cuộc thi Hoa hậu Du lịch Thế giới đến tham quan tại làng nghề đã giúp hình ảnh làng nghề rèn xã Lý Nhân được đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Hiện, sản phẩm rèn của làng nghề không chỉ được tiêu thụ trong nước mà từng bước được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Lào... góp phần tăng thu nhập cho các hộ làm nghề.
Hiện, toàn tỉnh có 29 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 19 làng nghề truyền thống; tạo việc làm cho gần 55.000 lao động nông thôn.
Với sự hỗ trợ kịp thời của các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, các làng nghề truyền thống ngày càng đổi mới công nghệ, đa dạng mẫu mã, nâng tầm giá trị sản phẩm, khẳng định chỗ đứng trên thị trường như làng nghề rắn ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường); làng nghề chế tác đá ở xã Hải Lựu (Sông Lô); làng nghề mộc ở thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) và xã An Tường (Vĩnh Tường); làng nghề mây tre đan ở xã Cao Phong (Sông Lô)...
Để các làng nghề truyền thống phát triển trong xu thế hội nhập, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 316 về triển khai thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.
Theo đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ về vốn, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề thông qua các hội nghị kết nối cung - cầu, hội chợ triển lãm để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể về các làng nghề làm cơ sở quảng bá, phát triển du lịch làng nghề; gắn bảo tồn và phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch; xây dựng và hình thành các tuyến, điểm du lịch làng nghề, tạo điểm đến cho khách du lịch tham quan, thực hành và trải nghiệm hoạt động làm nghề truyền thống của địa phương.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân