Năm mới, vận hội mới cho làng nghề
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với hơn 50 nhóm nghề như: Sơn mài, gốm sứ, kim hoàn, đúc đồng, dệt lụa, thêu ren, mây tre đan, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Các sản phẩm phong phú, đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Ví dụ, sản phẩm lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, chạm bạc Đồng Xâm…, đã được công nhận là thương hiệu quốc gia.
Thực tế cho thấy, tiềm năng của các làng nghề truyền thống là rất lớn, nhưng vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Các sản phẩm làng nghề truyền thống hiện nay hầu như vẫn chưa được cơ quan hay tổ chức nào chịu trách nhiệm bao tiêu. Vấn đề đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ đúng tầm. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều mặt hàng chưa đến được những thị trường đầy tiềm năng như: Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Không chỉ có vậy, các làng nghề truyền thống còn phải đối mặt với những khó khăn như mặt bằng sản xuất chật hẹp, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, sản xuất chủ yếu là thủ công nên năng suất thấp. Việc vay vốn của các hộ gia đình để đầu tư phát triển nghề truyền thống cũng còn nhiều khó khăn, bởi đa phần những hộ sống bằng nghề chưa có phương án tổ chức sản xuất hiệu quả để được xét cho vay vốn ưu đãi… Thêm vào đó, từ năm 2020, dịch Covid 19 bùng phát trên diện rộng đã khiến nền kinh tế nước ta, trong đó có các làng nghề phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công, nguyên vật liệu, sản phẩm làm ra lại không có thị trường tiêu thụ…
Trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn, các làng nghề buộc phải tìm hướng đi phù hợp để tồn tại và phát triển. Hoạt động giới thiệu mẫu, nhận đặt hàng qua mạng internet là cách làm thường thấy ở các làng nghề trong mùa dịch Covid-19. Việc đưa sản phẩm lên các chợ online, sàn thương mại điện tử dần phổ biến hơn. Ngoài việc nâng cao nhận thức về vai trò thương mại điện tử, không ít doanh nghiệp, hộ gia đình đã chủ động thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Điều đó phần nào cho thấy, các làng nghề bước vào kỷ nguyên số không hề bị lỡ nhịp, trái lại, còn có tín hiệu hồi phục mạnh mẽ. Nhiều sản phẩm có bề dày lịch sử đã đứng vững trước những thách thức của nền kinh tế thị trường và thực sự chiếm được tình cảm của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Việc tăng cường hợp tác, liên kết, liên doanh có vai trò quan trọng, đưa làng nghề truyền thống phát triển, hội nhập sâu rộng quốc tế. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần cơ cấu lại kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị gia tăng và hướng đến xây dựng nông thôn mới bền vững; Đồng thời là động lực để các làng nghề truyền thống hồi sinh mạnh mẽ. Gần đây, sản phẩm làng nghề đã và đang thay đổi theo xu hướng tiêu dùng của thị trường. Đồng thời những sản phẩm độc đáo, đặc sắc vẫn được duy trì nhờ các nghệ nhân tâm huyết với nghề vừa sản xuất ra sản phẩm, vừa nỗ lực truyền dạy nghề cho các thế hệ học trò.
Năm Tân Sửu 2021 đầy biến động đã qua, năm Nhân Dần 2022 đã tới và được kỳ vọng là năm khởi sắc của nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Các làng nghề truyền thống đứng trước vận hội mới. Vấn đề đặt ra là phải có giải pháp phù hợp tạo sức sống cho làng nghề. Sức sống ở đây là sự nhộn nhịp sản xuất song hành với kinh doanh buôn bán. Khi làng nghề có sức sống, thì mới phát triển bền vững và làm ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Để làm được điều này, ngoài sự nỗ lực của các làng nghề, các nghệ nhân thì rất cần đến sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương về chính sách, đầu tư vốn, đào tạo nghề, tìm hướng ra cho các sản phẩm làng nghề…
Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các cơ quan chức năng, Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cũng như sự năng động của chính mình, hy vọng trong năm mới, các làng nghề sẽ có thêm sức sống mới để tiếp tục phát triển, đứng vững ở thị trường trong nước và từng bước thâm nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế.
Bài, ảnh: Giang Long
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội