Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

LNV - Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ của anh Nguyễn Văn Thục, xã Trực Thái (Trực Ninh).
Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ của anh Nguyễn Văn Thục, xã Trực Thái (Trực Ninh).

Gia đình ông Nguyễn Việt Hùng, xã Yên Lợi (Ý Yên) có kinh nghiệm hơn 20 năm chăn nuôi. Tuy nhiên với mô hình trang trại bán công nghiệp nhỏ lẻ, đàn lợn của ông dễ mắc bệnh và chịu nhiều thiệt hại về kinh tế. Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hùng đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 1.000m2 chuồng trại khép kín, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Hiện 2 trang trại của ông Hùng luôn duy trì nuôi khoảng 1.500 con lợn thịt, gần 50 con lợn nái để tạo nguồn giống tại chỗ cho gia đình và các hộ thành viên nuôi lợn thịt. Áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi lợn, các thành viên HTX chăn nuôi Yên Lợi đều tuân thủ nghiêm các công đoạn từ phối trộn thức ăn đến chăm sóc lợn con, lợn thịt và xử lý tốt môi trường nuôi. Nguồn chất thải, nước thải, phế phụ phẩm chăn nuôi không xả trực tiếp ra môi trường mà được thu gom, xử lý qua hầm biogas trước khi sử dụng tưới cho cây. Thời gian cao điểm, đàn lợn thịt của HTX đạt khoảng 3.000 con. Mặc dù giá thịt lợn thương phẩm của HTX cao hơn so với lợn nuôi theo phương pháp truyền thống song vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Từ năm 2020, sản phẩm thịt lợn Yên Lợi và thịt heo hun khói của HTX đã được UBND tỉnh xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Mô hình HTX chăn nuôi Yên Lợi cũng là đơn vị đầu tiên của huyện Ý Yên tiên phong sản xuất theo chuỗi khép kín với sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, bảo đảm đầu ra, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến với sản phẩm thịt lợn chất lượng, an toàn thực phẩm.

Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao của ông Phạm Tiến Dũng, thôn Cốc Thành, xã Nghĩa Đồng (Nghĩa Hưng) có quy mô trên 2.000 con lợn thịt xuất khẩu, mỗi năm xuất bán khoảng 700 tấn lợn thịt, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Để có được kết quả đó, trang trại đã áp dụng hệ thống chuồng khép kín, điều khiển tiểu khí hậu chuồng nuôi, có thiết bị cho ăn bán tự động, vòi uống tự động cho lợn. Người nuôi hạn chế ra vào khu vực chuồng nuôi, giảm nguy cơ lây nhiễm, xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài, nhưng vẫn nắm bắt kịp thời tình hình bên trong trang trại để có biện pháp xử lý khắc phục, bảo vệ vật nuôi, giám sát việc tuân thủ quy trình, kỹ thuật của công nhân trong khi chăm sóc lợn theo đúng chuẩn an toàn sinh học. Ngoài ra, trang trại đã đầu tư công nghệ xử lý chất thải khép kín gồm: máy ép phân, hầm biogas. Đặc biệt, hiện trang trại đang sử dụng hệ thống năng lượng tái tạo là máy phát điện khí sinh học EGreen giải quyết phần lớn khí biogas dư thừa và tiết kiệm chi phí tiền điện 15-20 triệu đồng mỗi tháng. Toàn bộ lượng chất thải chăn nuôi của trang trại được tách bã, ủ men vi sinh làm phân hữu cơ phục vụ cho hơn 10 mẫu trồng ngải cứu xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Việc ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng đã giúp giảm bớt sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các HTX, hộ chăn nuôi. Nhiều trang trại hiện áp dụng hệ thống chuồng khép kín, điều khiển tiểu khí hậu chuồng nuôi, có thiết bị cho ăn bán tự động, vòi uống tự động cho lợn; gà uống nước theo nhu cầu; lắp đặt camera để giám sát từ xa toàn bộ chuồng trại. Đặc biệt nhiều mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh giúp tăng sức đề kháng, giảm khẩu phần thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, khử mùi hôi, nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường. Các trang trại đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để quản lý, xử lý chất thải trong chăn nuôi như: sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải của lợn làm phân bón hữu cơ; sử dụng các chế phẩm sinh học EM, đệm lót chuồng sinh học, hệ thống xử lý chất thải… không những giải quyết hiệu quả vấn đề bảo vệ môi trường mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững.

Trong quá trình chăn nuôi, các trang trại, hộ chăn nuôi không những được địa phương định hướng phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững gắn với bảo vệ môi trường mà còn được hỗ trợ về kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật. Vì vậy nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô tập trung, cải tạo hệ thống chuồng trại khép kín với tiêu chuẩn đảm bảo “Ấm về mùa đông - mát về mùa hè”, có hầm biogas để xử lý chất thải sử dụng làm khí đốt. Nhiều mô hình chăn nuôi lợn kết hợp đào ao thả cá, cải tạo vườn trồng cây ăn quả để tận dụng các nguồn nguyên liệu trong sản xuất xoay vòng nhằm làm giảm chi phí đầu tư cho sản xuất. Các hộ chăn nuôi cũng quan tâm hơn trong việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chủ động liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xây dựng quy trình giết mổ, chế biến các sản phẩm từ thịt lợn, gia cầm, thủy sản đảm bảo theo quy trình VietGap, cung ứng ổn định cho các chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trong nuôi trồng thủy sản, các HTX chuyển hướng từ nuôi trồng quảng canh sang thâm canh, chú trọng áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường. Tiêu biểu như HTX nông nghiệp và nuôi trồng chế biến thủy sản An Hòa, xã Hải Đông (Hải Hậu); HTX Chí Thiện, xã Giao Thiện (Giao Thủy) phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường ao nuôi; HTX nông nghiệp và thủy sản Xương Điền, xã Hải Lý (Hải Hậu) với mô hình nuôi ốc hương công nghệ cao…

Với việc chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nên hầu hết các sản phẩm tại các trang trại đều có đầu ra ổn định, có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lâu dài với các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, để các trang trại phát huy được hiệu quả kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi công nghệ cao, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, tạo điều kiện về đất đai xây dựng chuồng trại, vùng chăn nuôi tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm xây dựng chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Hồng Minh

Tin liên quan

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ

LNV - Chiều 25-12, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT) phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm và UBND xã, Hội Nông dân xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất hoa Lily theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây

Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây

LNV - Trước đây, đất canh tác kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn, nhưng khi mạnh dạn đưa cây sắn dây vào trồng, nhiều hộ dân xã Tiên Hải, thành phố Phủ Lý đã thấy sự khác biệt rõ rệt. Cây sắn dây không chỉ thích nghi tốt với điều kiện đất đai khô cằn mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con, giúp cải thiện đời sống và tạo thêm công ăn việc làm. Điều này cho thấy việc chọn cây trồng phù hợp có thể mang lại những thay đổi tích cực trong nông nghiệp.
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của thành viên.

Tin mới hơn

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”

LNV - Chủ tịch UBND phường Thanh Khê Đông ông Phạm Thành Nam cho biết, phường đã ban hành các Kế hoạch về tiếp tục triển khai Đề án “Tăng cường công khai, minh bạch và chống thất thu thuế toàn diện trên địa bàn phường giai đoạn 2021 – 2025”; Triển khai thực hiện Đề án “Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn quận Thanh Khê giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn phường năm 2025.
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím

LNV - Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã được lan tỏa rộng rãi trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trong đó bà Nguyễn Kim Liên (sinh năm 1961), hội viên phụ nữ thôn Minh Thành, xã Trung Thành là một điển hình.
Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập

LNV - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nghị quyết số 1251/NQ-UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023 – 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Theo đó, đối với quận Sơn trà, Nghị quyết nêu rõ: Thành lập phường An Hải Nam trên cơ sở lập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,53km2, quy mô dân số là 13.122 người của phường An Hải Tây. Và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,82km2, quy mô dân số là 21.372 người của phường An Hải Đông.
Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi

LNV - Nếu như chưng yến mất nhiều thời gian để chế biến thì yến sào tự sôi Kingly ra mắt thị trường như một thứ “mì ăn liền” mang giá trị sức khỏe cao. Chỉ với thao tác cho nước lọc vào hộp, kéo dây dưới đáy hộp, 3 phút sau có hộp cháo yến bổ dưỡng. Giá đến tay người tiêu dùng 299.000/hộp.
Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái

LNV - Với vùng đất trũng ở thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam những năm qua nhiều địa phương đã lựa chọn các giống cây trồng phù hợp, cây đặc trưng có tiềm năng để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa như: sen, súng...
Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng

LNV - Thời gian qua, cùng với những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của tỉnh, cộng đồng các doanh nghiệp Yên Bái ngày càng phát triển lớn mạnh về số lượng, chất lượng. Những kết quả, bước tiến trong sản xuất, kinh doanh không chỉ tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn góp phần để Yên Bái hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Tin khác

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội

LNV - Năm 2024, lần đầu tiên xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Hà Nội vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Đây là bước tiến vượt bậc, đánh dấu thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng chế biến sâu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để gia tăng giá trị nông sản
Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi

LNV - Trong câu chuyện đầu Xuân mới Ất Tỵ năm 2025, ông Nguyễn Văn Chiến (SN 1961), Phó Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội cho biết, ông sinh ra tại gia đình bố mẹ làm nghề nông nghiệp, có 11 anh chị em ở thôn Vạn An, xã Sơn Đông. Do kinh tế gia đình khó khăn, ngay từ năm 13 tuổi, mới học xong cấp 2, ông Chiến đã phải nghỉ học, theo làm nghề thợ mộc ở huyện Thạch Thất kiếm sống. Với tố chất thông minh, ham học hỏi, chỉ sau vài năm làm thuê, học nghề, Nguyễn Văn Chiến đã có tay nghề vững vàng, đã tự đứng làm thợ cả, dẫn đầu nhóm thợ 15- 20 người rong ruổi làm nghề mộc theo công trình tại các địa phương.
Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

LNV - Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có Công văn số 144/ATTP – PCTTR về việc tăng cường công tác thanh kiểm tra về ATTP trong mùa lễ hội Xuân năm 2025.
Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư

LNV - Với quan điểm không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để phấn đấu trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Bình Định luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng hạ tầng hiện đại.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân

LNV - Huyện Ứng Hòa đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ được mở rộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống hạ tầng giao thông, trường học, y tế được quan tâm. Phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được nhân rộng. Thu hút đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống, kết hợp với bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống nhân dân.
Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn

LNV - Trong năm 2024, huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) gặp không ít khó khăn khi thời tiết diễn biến bất thường, nguồn vốn đầu tư còn chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng nông sản thiếu ổn định… Tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương tiếp tục duy trì phát triển ổn định và đạt được kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực.
Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới

LNV - Trong suốt thời gian dịch bệnh Covid- 19 xảy ra, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ngành nghề kinh tế đều đứng trước bờ vực của sự suy thoái và đối mặt với đủ các khó khăn thách thức. Để vượt qua được những khó khăn thách thức đó là cả một quá trình nỗ lực, gồng mình lên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải.
An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm

LNV - Nước tốt cho sức khỏe đã từ lâu trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu hàng đầu của con người. Trong bối cảnh môi trường nước đang chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm, thì An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm, điện phân, từ trường là vô cùng quan trọng. Những sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, góp phần vào sự phát triển bền vững…
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín

LNV - Tại thôn Tân Tiến 1, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì, nghề trồng nấm rơm trong nhà đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống kinh tế của người dân địa phương. Điển hình là gia đình anh Vương Văn Đơi, người đã mạnh dạn đầu tư và phát triển mô hình trồng nấm rơm trong môi trường kiểm soát, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước

LNV - Sản phẩm hạt điều rang muối của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Thuận huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022, tạo bước đột phá để vươn ra thị trường trong và ngoài nước.
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao

Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng với khí hậu khô hạn và nắng gió, chính từ khí hậu khắc nghiệt ấy đã tạo nên hương vị thơm ngon cho giống táo xanh được trồng ở đây, với những quả táo căng mọng, có màu xanh bóng loáng cực kỳ bắt mắt. Sản phẩm được kết tinh từ nắng, gió nên từ lâu những trái táo ở vùng đất này đã trở thành một món quà đầy ý nghĩa cho du khách khi đến với Ninh Thuận.
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen

OVN - Từ nguồn nông sản đỗ tương được trồng ở trong nước, đảm bảo an toàn, không biến đổi gen, bà Đỗ Thị Ngọc Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã phát triển thành công sản phẩm đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

LNV - Trước đây, nông dân xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An chủ yếu trồng lúa nhưng năng suất bấp bênh. Sau đó, một số người thấy nuôi tôm có lời nên đã chuyển từ trồng lúa sang đào ao nuôi tôm và thành công, trong đó có ông Nguyễn Văn Sành.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù cần nâng cấp hạ tầng đồng bộ đáp ứng phát triển kinh tế. Chủ tịch UBND xã La Phù ông Nguyễn Duy Giang cho biết.
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

LNV - Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã ghi dấu ấn với mô hình trồng lúa sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đưa sản phẩm gạo địa phương vươn xa cũng như nâng cao giá trị sản phẩm gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

LNV - Nhằm tôn vinh, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa ẩm thực Bình Định, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 55 về tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định lần thứ II, năm 2025.
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước

LNV - Với sự chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. UBND quận Cầu Giấy đã tập trung triển khai toàn diện các mặt công tác năm 2024 với nhiều giải pháp cụ thể, sát thực nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Nam Định: Công nhận các huyện Trực Ninh, Xuân Trường đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Nam Định: Công nhận các huyện Trực Ninh, Xuân Trường đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 31/3/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định số 696/QĐ-TTg và Quyết định số 698/QĐ-TTg công nhận các huyện Trực Ninh, Xuân Trường, tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.
Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp

LNV - Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, là Nhà Tài trợ dinh dưỡng chính thức của giải chạy lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam, Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong, năm thứ 5 liên t
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động