“Mái nhà chung” của các làng nghề Việt Nam
Qua mười năm thành lập, đến nay, Hiệp hội đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển làng nghề, xử lý môi trường làng nghề, du lịch làng nghề, cải tiến mẫu mã của sản phẩm, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, là một trong các tổ chức Hội, hiệp hội tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, đề xuất ba mô hình dạy nghề ở khu vực làng nghề theo nội dung Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho triển khai tổ chức hàng trăm lớp đào tạo “Khởi sự Doanh nghiệp” và “Quản trị Doanh nghiệp” thực hiện tại các làng nghề, phố nghề giúp cho các doanh nghiệp làng nghề hoạt động hiệu quả và thiết thực. Trên cơ sở điều tra 28 hiệp hội ngành hàng quốc gia hồi đầu năm 2013, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã xếp Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vào hàng thứ ba về năng lực hoạt động (ở cấp độ khá) và là một trong sáu Hiệp hội được đánh giá cao về năng lực quản trị. Thông qua đề xuất của Hiệp hội, Chủ tịch nước đã phong tặng 17 nghệ nhân danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và 115 nghệ nhân được nhận danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú ngành Thủ công mỹ nghệ. Năm 2016, Hiệp hội đã tổ chức vinh danh 182 danh hiệu và 89 Bảng vàng gia tộc, trong đó 159 nghệ nhân (11 nghệ nhân ẩm thực), bảy thợ giỏi, 12 sản phẩm tinh hoa và bốn đơn vị kinh tế khiến cho phong trào thi đua sôi nổi trong các làng nghề.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các ngành hàng sản xuất thuộc các làng nghề, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa, các doanh nhân, nghệ nhân, nhà nghiên cứu và những cá nhân có tâm huyết gìn giữ bảo tồn phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Hiện, các làng nghề truyền thống Việt Nam và các nghệ nhân tài ba đang cùng đất nước bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng. Sự phát triển của trí tuệ con người, thành tựu và ứng dụng của công nghiệp truyền thống với công nghiệp hiện đại vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các sản phẩm của làng nghề hiện nay. Trong khi đó, làng nghề của chúng ta đang đứng trước những khó khăn về vốn đầu tư, mặt bằng mở rộng sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm và giải quyết ô nhiễm môi trường… Những vấn đề đó đang khiến cho việc duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gặp nhiều trở ngại. Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã đứng ra chung tay cùng các làng nghề giải quyết những vấn đề bức xúc đó, được nhiều nghệ nhân đánh giá là “Mái nhà chung làng nghề Việt”.
Trong năm 2016, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng với các làng nghề cả nước Kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội và chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ tư - năm 2017, đồng thời hưởng ứng các cuộc vận động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tham gia giám sát và phản biện chủ đề phát triển làng nghề truyền thống gắn với các chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới cùng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong quá trình đó, Hiệp hội đã đề xuất nhiều nội dung như: Nhà nước có các chế độ chính sách khuyến khích cho các nghệ nhân để họ có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống; tạo điều kiện cho ra đời các Hiệp hội cơ sở tại địa phương giúp cho quá trình quản lý, hỗ trợ các làng nghề được hiệu quả hơn; gắn phát triển kinh tế làng nghề với Phong trào “Nông thôn mới”; xây dựng bảo tàng hoặc nhà truyền thống của các làng nghề, khuyến khích phát triển bảo tàng tư nhân của các nghệ nhân gắn với kinh tế, văn hóa du lịch; Đẩy mạnh hoạt động thiết kế mẫu mã và sáng tạo mỹ thuật ứng dụng cho sản phẩm làng nghề, nhằm nâng cao tính thẩm mỹ, phong phú về mẫu mã thủ công mỹ nghệ.
LƯU DUY DẦN
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










