Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Lúa đặc sản trên cánh đồng Buôn Choáh

LNV - Dưới chân núi lửa Nâm Blang, nơi từng là vùng đất cằn cỗi và nghèo khó, giờ đây, cánh đồng Buôn Choáh đã khoác lên mình màu xanh trù phú của những giống lúa đặc sản ST24,...

1-12-.jpg

Cơ giới hóa thu hoạch lúa trên cánh đồng Buôn Choáh, xã Nam Đà, Lâm Đồng

Từ giấc mơ khó thành hiện thực...

Cánh đồng Buôn Choáh nằm ở thôn Cao Sơn, xã Nam Đà có khoảng 700 ha đất trồng lúa mỗi năm 2 vụ, được người dân canh tác theo phương pháp truyền thống lâu nay, nhưng mãi đến gần một thập kỷ trở lại đây, nông dân mới dám nghĩ đến việc làm giàu từ chính cây lúa. “Ngày trước, trồng lúa là chỉ để ăn, đủ gạo là mừng. Năng suất thấp, lại không có đầu ra, ai dám mơ cao hơn”, chị Hứa Thị Nên, nông dân xã Nam Đà chia sẻ. Gia đình chị Nên cũng như hàng trăm hộ khác từng quanh quẩn với cách canh tác kiểu cũ. Mọi thứ bắt đầu thay đổi từ tháng 8/2020, khi Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Buôn Choáh chính thức ra đời tại thôn Cao Sơn với kỳ vọng sản xuất lúa theo hướng chuyên nghiệp và mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho bà con nông dân.

HTX Nông nghiệp Buôn Choáh không giống những HTX kiểu cũ mà ở đây, mỗi người dân là một mắt xích trong cả chuỗi sản xuất hiện đại, góp sức, góp vốn nhưng vẫn giữ nguyên quyền sử dụng đất. “Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng phần ít. Công bằng, minh bạch nên dân tin”, chị Bùi Thị Tuyến, một thành viên tổ kỹ thuật VietGAP chia sẻ. Chính sự minh bạch đó đã giúp HTX thu hút tới hơn 300 thành viên chỉ sau vài năm thành lập, với diện tích sản xuất lên tới 440 ha, tập trung vào các giống lúa đặc sản như ST24, ST25, những giống lúa được thế giới đánh giá là gạo ngon nhất thế giới. Chị Hứa Thị Nên, một trong những thành viên đầu tiên canh tác theo VietGAP phấn khởi: “Với 1,5 ha, mỗi vụ, tôi thu hoạch từ 15 - 18 tấn lúa, sau khi trừ chi phí, lời khoảng 60 triệu đồng/ha. Một năm hai vụ thì được tới 120 triệu đồng/ha, thu nhập mà tôi chưa bao giờ dám mơ tới” .

5(2).jpg

Người dân xã Nam Đà ngày càng chuyên nghiệp trong sản xuất và thu hoạch lúa ST24, ST25

Nhân rộng mô hình sản xuất VietGAP

Không chỉ thay đổi tư duy, nông dân còn mang đến một diện mạo mới cho cánh đồng lúa Buôn Choáh thông qua việc ứng dụng công nghệ và cánh đồng Buôn Choáh được công nhận là vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào năm 2021. Nơi đây hiện có 2 HTX sản xuất khoảng 700 ha lúa ST24, ST25 đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đó là HTX Nông nghiệp Buôn Choáh và HTX Sản xuất lúa gạo Buôn Choáh. Các HTX đã đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng lúa gạo đặc sản thế giới. “Chúng tôi dùng máy bay không người lái để gieo sạ, rải phân, phun thuốc. Việc ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm nhân công, bảo vệ môi trường và kiểm soát sâu bệnh rất hiệu quả”, anh Đinh Văn Thường - phụ trách kỹ thuật của HTX Sản xuất lúa gạo Buôn Choáh chia sẻ. Các HTX đều đầu tư hệ thống nhà kho, máy sấy, xay xát... để giữ được chất lượng hạt gạo tốt nhất sau thu hoạch. Sản phẩm gạo Buôn Choáh đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao và từng bước chinh phục thị trường cả nước, tiến tới xuất khẩu.

Sự khác biệt của gạo Buôn Choáh nằm ở chính cách canh tác. Các hộ dân tuân thủ quy trình VietGAP, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học thay vì hóa chất, bảo đảm an toàn từ khâu gieo mạ đến thu hoạch, được kiểm tra kỹ lưỡng đến từng hộ, từng thửa ruộng. “HTX đang chuyển khoảng 200 ha sang hướng sản xuất lúa hữu cơ”, bà Trần Thị Thanh Vân - Trưởng Ban Quản lý VietGAP của HTX Nông nghiệp Buôn Choáh cho biết.

Dù đã gặt hái được nhiều thành công, HTX Nông nghiệp Buôn Choáh vẫn đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là về thị trường tiêu thụ. “Hiện chúng tôi vẫn chủ yếu bán tại địa phương và một số tỉnh lân cận. Muốn tiến ra thị trường rộng hơn, thậm chí xuất khẩu thì chúng tôi cần được hỗ trợ thêm vốn, nhà xưởng và máy móc”, ông Bùi Đình Kiên - Giám đốc HTX Nông nghiệp Buôn Choáh chia sẻ.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã đến khảo sát và bày tỏ mong muốn hợp tác. Nếu kết nối thành công, hạt gạo Buôn Choáh hoàn toàn có thể vươn xa, thậm chí là ra thị trường quốc tế.

Cánh đồng lúa Buôn Choáh có khoảng 700 ha, trong đó, hơn 600 ha đã được quy hoạch thành vùng sản xuất công nghệ cao, nơi đây đang trở thành “vựa lúa sạch” của Lâm Đồng.

Thanh Nga

Tin liên quan

Tin khác

Trồng cây cỏ ngọt - hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp

Trồng cây cỏ ngọt - hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thảo Đường Vinh, xã Thạch An đi đầu trong lĩnh vực đưa cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) vào trồng thử trên địa bàn tỉnh. Đến nay, cây cỏ ngọt đã dần khẳng định là một cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, nhất là ở các xã vùng cao, biên giới.
Định vị thương hiệu cà phê Gia Lai bằng chế biến sâu

Định vị thương hiệu cà phê Gia Lai bằng chế biến sâu

LNV - Tỉnh Gia Lai có diện tích cà phê lớn, song phần lớn sản lượng xuất khẩu dưới dạng nhân thô, giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, doanh nghiệp của tỉnh đang từng bước đầu tư, đẩy mạnh chế biến cà phê rang xay, hòa tan và đặc sản để đưa thương hiệu cà phê Gia Lai vươn xa.
Giàu lên trên những cánh đồng, vườn cây VietGAP tiền tỷ

Giàu lên trên những cánh đồng, vườn cây VietGAP tiền tỷ

LNV - Bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thúc đẩy liên kết thông qua các HTX, nhiều địa phương tại tỉnh Cao Bằng đang từng bước khẳng định hướng đi mới trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo bền vững.
Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.
Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân...
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Bài viết về cách nông nghiệp công nghệ cao nâng cao chất lượng, tăng thu nhập và mở rộng thị trường cho nông dân miền núi phía Bắc Việt Nam.
Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

LNV - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đang khẳng định vai trò là cầu nối đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông phù hợp, giúp người dân nâng cao năng lực sản xuất và hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

LNV - Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Doãn Vũ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mà còn mở hướng làm ăn mới cho thanh niên vùng nông thôn.
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

LNV - Hà Nội có một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết; kiểm soát an toàn thực phẩm; đầu tư chế biến sâu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng.
Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

LNV - Khác với nhiều địa phương có tình trạng ruộng bỏ hoang, ở huyện Ứng Hòa, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả.
Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

LNV - Thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, thời gian qua, Hà Nội tích cực hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất gạo hàng hóa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị. Cùng với đó, Hà Nội nỗ lực kết nối xây dựng vùng nguyên liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo…
Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

OVN - Ngày 11/6, UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) tổ chức Hội thảo – Đào tạo với chủ đề “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng được xác lập nhãn hiệu chứng nhận gồm: Bánh tráng làng Tày, dứa mật Đam Rông và sầu riêng Đam Rông.
Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

LNV - Thông tin từ UBND huyện Mê Linh cho biết, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên Mông”

Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên Mông”

LNV - Sáng 26/7/2025, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” d
Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận

Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận

LNV - Giữa nhịp sống ồn ào, tấp nập, ở xã Vĩnh Thuận (tỉnh An Giang) vẫn còn những người kiên trì 'giữ lửa' nghề truyền thống. Với họ, nghề ông bà để lại không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là cách để giữ hồn quê giữa thời cuộc nhiều đổi thay
Lúa đặc sản trên cánh đồng Buôn Choáh

Lúa đặc sản trên cánh đồng Buôn Choáh

LNV - Dưới chân núi lửa Nâm Blang, nơi từng là vùng đất cằn cỗi và nghèo khó, giờ đây, cánh đồng Buôn Choáh đã khoác lên mình màu xanh trù phú của những giống lúa đặc sản ST24,...
Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm

Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã tăng cường công tác lấy mẫu kiểm nghiệm nhằm đánh giá chất lượng thực phẩm, kịp thời phát hiện các vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật và chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tr
Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" xây dựng 100 trường nội trú tại xã biên giới

Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" xây dựng 100 trường nội trú tại xã biên giới

LNV - Chủ trương xây dựng 100 trường nội trú tại 100 xã biên giới, hoàn thành trước 30/8/2026, nhằm nâng cao giáo dục vùng biên giới đất liền.
Giao diện di động