Lê Đức Ngọc: Đam mê, vượt khó trở thành nghệ nhân tranh gỗ
Tấm gương vượt khó, tự học
Nghệ nhân Lê Đức Ngọc cho biết, ông dân gốc Quảng Nam, trước năm 1975, cuộc sống gia đình nhiều cơ cực do nạn bão lụt, chiến tranh. Sau khi di cư ra Huế nhưng cuộc sống chẳng khá hơn, đến năm 1972, gia đình ông lại di tản vô Sài Gòn và để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, ông xin tá túc tại một cô nhi viện. Khi đó, thấy nhóm bạn cùng phòng đăng ký học lớp tranh lọng, ông mê lắm nhưng không có điều kiện tham gia. Thế rồi, những lúc rảnh, ông tranh thủ mượn dụng cụ của bạn để tự học, tự nghiên cứu và thực hành. Đến năm 1975, học hết cấp 3, ông ở lại Sài Gòn và kiếm sống bằng nghề tranh lọng. Năm 1979, ông đến Mỹ Tho lập nghiệp và tiếp tục gắn bó với nghề mình yêu thích.
Nghệ nhân Lê Đức Ngọc và tác phẩm tranh lá do ông sáng tác.
Trong một lần lên Sài Gòn để mua dụng cụ làm tranh lọng, nhìn thấy những bức tranh ghép gỗ tuyệt đẹp, ông thật sự đam mê và sau đó bắt tay vào làm thử. Sau khi hoàn thành một số bức tranh mẫu, tuy không sắc sảo lắm nhưng ông vẫn quyết định mang lên Sài Gòn để trình làng nhằm lắng nghe những bình phẩm, góp ý từ khách hàng để tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, ông xin vào làm việc tại Tổ hợp Nghệ Tinh (Sài Gòn) để vừa có thu nhập, vừa nâng cao tay nghề. Tại đây, ông được tiếp cận với khá nhiều tuyệt tác tranh ghép gỗ làm từ những chất liệu gỗ quý như: mun, cẩm lai, gõ đỏ... Sau gần một năm trui rèn trong lò mỹ nghệ này, tay nghề của ông được nâng lên đáng kể.
Theo nghệ nhân Ngọc, để tạo ra tác phẩm có giá trị về mặt nghệ thuật, đòi hỏi nghệ nhân phải có niềm đam mê, sáng tạo, năng khiếu cộng với sự khéo tay và đức tính kiên trì. Đồng thời, mỗi thể loại tranh có yêu cầu riêng về kỹ thuật cũng như mỹ thuật. Chẳng hạn, đối với tranh ghép gỗ đòi hỏi bố cục và sự phối màu phù hợp (hiện tại, các loại gỗ thông thường được sử dụng thay cho một số loại gỗ quý trước đây nên đa số phải qua bước nhuộm màu), các chi tiết được gia công tinh xảo trước khi ghép (lọng, chạm khắc, nhuộm màu, làm bóng, dán keo...). Đối với tranh lọng, nghệ nhân thường dựa vào hình mẫu có sẵn hoặc tự sáng tạo mẫu cho tác phẩm của mình; tranh lọng đạt yêu cầu khi đường lọng đảm bảo sắc nét và chính xác sao cho phần ruột được lọng định hình có thể mở ra và xếp vào phần khung gỗ bao quanh chu vi của nó một cách dễ dàng (đối với tranh lọng tháo lắp). Đối với tranh lá, quá trình tạo tác còn đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ hơn; thường sử dụng chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như: lá cây (lá bồ đề, lá cây bàng, lá buông, bằng lăng…) cùng một số loại hoa (hoa mai, hoa cải…) và giấy... Theo đó, căn cứ vào hình mẫu trên thực tế hoặc trên mạng Internet, nghệ nhân tiến hành tái hiện lại hình ảnh con người, dòng sông, lối đi, cảnh vật, cây cỏ… với bố cục phù hợp từ màu sắc, kích cỡ, độ đậm nhạt của đối tượng tùy theo tầm nhìn xa, gần. Chất liệu lá và hoa thường được phơi khô; đối với lá, có thể nhuộm màu trước khi dán lên nền tranh được làm từ chất liệu giấy, sau đó được ép và phủ bóng PU.
Tác phẩm “Trận thủy chiến Rạch Gầm – Xoài Mút” của nghệ nhân Ngọc được trưng bày tại Bảo tàng Tiền Giang
...Ước mơ thành sự thật
Đến giờ, nghệ nhân Lê Đức Ngọc không thể nhớ hết mình đã sáng tác ra bao nhiêu tác phẩm nhưng hầu hết tác phẩm của ông đều được các nhà chuyên môn, giới mộ điệu và khách hàng đánh giá cao. Trong đó, gian hàng trưng bày và bán sản phẩm tranh ghép gỗ, tranh lọng của ông tại Khu du lịch cồn Thới Sơn (TP. Mỹ Tho) được tiêu thụ khá mạnh (khi chưa có dịch Covid-19), đa số là du khách nước ngoài. Đặc biệt, thông qua những bức tranh lọng làm từ gỗ mít, lòng mứt, thao lao, dái ngựa... cùng những tranh ghép gỗ, ông đã tái hiện hình ảnh về quê hương, về con người Nam bộ (cưỡi trâu thổi sáo, gánh lúa về làng, đám cưới trên đường quê...) rất nên thơ và gần gũi với cuộc sống dân dã, đời thường nên rất được khách hàng ưa chuộng. Ngoài tranh lọng và tranh ghép gỗ, ông còn giới thiệu với du khách một số tranh lá do các nghệ nhân TP.HCM sáng tác. Dần dần, ông cảm thấy thích thú và bắt tay vào nghiên cứu, sáng tác thể loại tranh này.
Có thể nói, từ những mẩu gỗ vô hồn, qua đôi tay khéo léo của mình, nghệ nhân Lê Đức Ngọc đã biến chúng thành những tác phẩm đặc sắc, đầy ấn tượng. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được trưng bày tại Bảo tàng Tiền Giang gồm có: Tranh ghép gỗ trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút, tranh ghép gỗ phẳng Đám cưới trên đường quê, Quê hương, Hai câu thơ của nhà thơ Học Lạc (Trên Sài Gòn, dưới Mỹ Tho/Đâu đâu thiên hạ cũng nhường cho)... Đặc biệt, ông được xem là chuyên gia có một không hai của Tiền Giang có khả năng tạo ra những bức tranh lá đặc sắc. Một số tác phẩm tranh lá do ông sáng tác đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi “Sáng tác mẫu sản phẩm lưu niệm du lịch Tiền Giang” năm 2008, 2009; tác phẩm tranh lá “Cần Thơ đô thị miền sông nước” và “Chợ nổi” đoạt giải nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch TP. Cần Thơ” năm 2019…
Ngoài sáng tác, ông còn trực tiếp dạy và truyền nghề cho hàng trăm học viên yêu thích tranh gỗ. Nhiều học trò của ông nay đã thành đạt và trở thành nghệ nhân tên tuổi; trong đó có nghệ nhân Lê Minh Sĩ, vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Bài, ảnh: Huỳnh Văn Xĩ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 Tin tức

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 Làng nghề, nghệ nhân

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I
14:43 Khuyến nông

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 Làng nghề, nghệ nhân

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11
14:34 Tin tức