Làng thuốc nam Phước Nhơn (Ninh Thuận)
Từ TP. Phan Rang - Tháp Chàm, ngược Quốc lộ 1A theo hướng Bắc khoảng 9km, sẽ đến làng Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (tên Chăm là Pamblap Birau). Ngôi làng của người Chăm nằm giữa bốn bề ruộng lúa, hầu như ai cũng hành nghề thuốc Nam. Dược sĩ Nguyễn Xuân Tuyển - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận cho biết: Nền y dược học cổ truyền của người Chăm có từ rất sớm và chịu ảnh hưởng của y dược học cổ truyền Đông Ấn - Ayurveda và một phần giao lưu với y học và dược học cổ truyền Trung Quốc. Bà con có rất nhiều bài thuốc quý. Xã Xuân Hải là nơi khá tập trung nghề này với khoảng 1.200 hộ làm thuốc, tập trung đông nhất ở hai thôn An Nhơn và Phước Nhơn...
Nữ lương y Đạo Thị Nữ
Ngày xưa, sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hanh khô, đầy nắng gió nên cư dân vùng đất cằn cỗi này dễ mắc nhiều bệnh. Bởi vậy, hầu như người dân Xuân Hải nói riêng và nhiều làng Chăm nói chung ai cũng thuộc nằm lòng vài phương thuốc phòng thân. Nghề thuốc nam của làng có tự bao giờ chẳng ai biết. Mỗi tộc họ đều có những bài thuốc đặc trị riêng cho các chứng bệnh như nhà lương y Thập Tấn giỏi nghề chữa rắn cắn, nhà ông Thành Ngọc Huấn chuyên trị sốt rét, đau thần kinh tọa… Nghề thuốc nam trở thành nguồn sống chủ yếu của đại bộ phận dân cư trong làng.
Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành khảo sát, theo đó, hiện có 300 loài thuộc 97 họ thực vật được người Chăm bào chế làm thuốc với 600 vị. Với 677 bài thuốc (đã phổ biến), đồng bào có thể trị những bệnh thông thường như đau răng, nhức đầu, bong gân, gãy xương đến những bài thuốc phức tạp như trị rắn cắn, sốt rét, sán xơ mít… Giống như quà tặng của thiên nhiên, cây thuốc ở vùng rừng núi này lại cho giá trị dược liệu cao hơn những nơi khác và đem lại những công dụng hữu hiệu. Những đứa trẻ Chăm đều được học làm thuốc từ khi 16, 17 tuổi, lứa tuổi bắt đầu trưởng thành. Ban đầu, đám trẻ được theo người lớn lên rừng hái thuốc, học cách phân biệt dược liệu. Sau quen dần, sẽ được dạy về kinh nghiệm chẩn bệnh, kê đơn bốc thuốc.
Lương y Thập Tấn
Lương y Nguyễn Văn Thừa (62 tuổi, thôn An Nhơn, xã Xuân Hải), người vừa có đại lý cung cấp dược liệu vừa trực tiếp chữa bệnh, kể lại: “Do bố mẹ mất sớm nên ngày nhỏ tôi đã sớm được bà nội truyền nghề làm thuốc. Từ năm lên 8 tôi đã theo bà lên núi hái thuốc, phân biệt các vị độc dược. Đến nay tôi đã biết trên 170 bài thuốc của người Chăm”. Ông đã nuôi dạy 7 người con ăn học nên người bằng nghề thuốc. Cơ sở của ông hiện là nơi cung cấp nguồn dược liệu cho bà con trong vùng đi trị bệnh ở các nơi…
Trước đây, người Chăm chỉ quen tìm dược liệu, bào chế thuốc trị bệnh cho người trong gia đình, chòm xóm, thỉnh thoảng mới đi xa. Từ khi công dụng của những bài thuốc hay được lan truyền, người nhiều vùng tìm về mua nên họ bắt đầu nghĩ đến việc lấy nghề bốc thuốc làm kế sinh nhai.
Theo thống kê, có đến 95% hộ gia đình ở Xuân Hải thường xuyên đi chữa bệnh ở xa, chỉ trừ số ít giáo viên, cán bộ thôn, xã. Họ đi từ Nam ra Bắc, sang cả Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Campuchia. Mỗi lần như vậy phải mấy tháng trời mới quay về, đó có thể là dịp lễ tết, hoặc khi đã bán hết số thuốc đem theo. Bên cạnh đó, trong xã có đến 13 đại lý thuốc với mức tiêu thụ mỗi ngày khoảng 1 tấn cây thuốc khô, một năm khoảng 300 tấn, tương đương 300 tấn dược liệu tươi. Sự phát triển của nghề thuốc gia truyền đã tạo ra nguồn thu ổn định cho người dân nơi đây. Đường vào làng nay rộng hơn, nhà cửa trong thôn đều khang trang với tiện nghi đầy đủ. Bằng cách bán thuốc và bốc thuốc chữa bệnh trực tiếp, nhiều hộ gia đình đã có nguồn thu đáng kể. Bà Cú Thị Hương (61 tuổi) từng một mình bốc thuốc nuôi 6 người con học hết đại học, trung cấp. Đến nay bà vẫn nuôi thằng út đang là sinh viên năm 4 học ngành Xây dựng ở Biên Hòa. “Mỗi khi mấy đứa con đi học xa nhà tôi đều đi theo. Thứ nhất là để tiện nấu nướng, chăm sóc cho tụi nhỏ, thứ hai là kết hợp bốc thuốc trị bệnh cho bà con vùng đó để trang trải phần nào chi phí.”, bà Hương nói.
Cũng như bà Hương, đến vụ nông nhàn, ông Đạo Thanh Trí (67 tuổi) lại chu du khắp nơi bốc thuốc chữa bệnh. Bằng nghề thuốc gia truyền, ông đã nuôi 8 người con ăn học, và điều đáng mừng là hiện nay các con của ông cũng đã thành nghề, đang theo nghề thuốc của tổ tiên. Ông Trí nói: “Mỗi khi rảnh rỗi tôi lại xin giấy phép của Hội Đông y đi chữa bệnh để tăng thêm thu nhập. Coi vậy chứ việc bốc thuốc bây giờ cũng gian nan lắm, phần vì đường sá xa xôi, phần thì cây thuốc bây giờ cũng khó tìm lắm, không còn nhiều như trước”.
Lo lắng của ông Trí cũng giống như hầu hết những người theo nghề thuốc trong làng. Nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt trước cách khai thác “đào tận gốc, trốc tận rễ” của bà con. Bên cạnh đó, một số bài thuốc quý đã bị thất truyền do không tìm được vị thuốc. Bây giờ, họ phải đi mãi vào miệt Phan Thiết (Bình Thuận) hoặc ra Cam Ranh (Khánh Hòa), lên vùng rừng núi Ninh Sơn, Ninh Phước, Bắc Ái (Ninh Thuận), Lâm Đồng để tìm cây thuốc, những cây thuốc mà có khi lặn lội trong rừng tìm mỏi mắt không có.
Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu, Dự án Bảo tồn cây thuốc và nghề thuốc của người Chăm đã được Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận tổ chức thực hiện từ đầu năm 2010. Dự án này được triển khai ở hai thôn An Nhơn, Phước Nhơn (xã Xuân Hải) và đến nay đã đem lại tín hiệu khả quan. Theo lời lương y Thập Tấn: “Từ khi dự án được khởi động đã có 30 hộ đăng ký đất trồng thuốc theo phương dược riêng của mỗi gia đình. Đến nay đã có 24 hộ tiến hành trồng cây thuốc trên diện tích gần một ngàn mét vuông, với 43 giống các loại, hiện tất cả đều phát triển tốt. Chúng tôi cũng đã hỗ trợ một ít kinh phí cho các hộ chăm sóc, đầu tư, bên cạnh đó, phát động bà con trong làng tự trồng thuốc ở nhà để luôn chủ động được nguồn dược liệu”.
Với dự án trên, hy vọng trong tương lai, nghề thuốc nam của đồng bào Chăm Ninh Thuận vẫn được bảo tồn và phát triển hơn..
Mong ước có được một thương hiệu
Nhờ nghề thuốc nam cổ truyền mà nhiều hộ dân trong làng không chỉ thoát đói nghèo mà còn vươn lên khá giả, bộ mặt thôn xóm đổi sắc rõ rệt. Nhưng điều đáng buồn là thôn xóm thường vắng hoe, đa phần những người trong độ tuổi lao động đang phiêu tán mưu sinh khắp nơi mà chưa thể tập trung hành nghề nơi quê nhà. Điều đó cũng bởi chưa có một thương hiệu làng nghề cho hai làng thuốc nam truyền thống này.
Dược sĩ Nguyễn Xuân Tuyến, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận, tâm sự: “Thật hiếm có nơi nào mà nghề thuốc lại lưu truyền và phát triển sâu rộng, thành một nghề kiếm sống của cả làng như ở An Nhơn và Phước Nhơn”. Còn Chủ tịch xã Xuân Hải - ông Trần Ngọc Phận, khẳng định: “Chính quyền địa phương hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện có thể để Phước Nhơn được công nhận là thương hiệu làng nghề thuốc Nam truyền thống. Nếu được vậy, nét độc đáo của địa phương sẽ được nâng lên và trở thành điểm du lịch kết hợp chữa bệnh lý tưởng”.
Lương y Tài Rài trong vườn thuốc nam của nhà mình
Lương y Tài Rài - Phó Chủ tịch Hội Đông y xã Xuân Hải, bày tỏ: “Xây dựng một thương hiệu làng nghề thuốc Nam truyền thống là mong mỏi chung của tất cả thầy thuốc tại địa phương. Điều đó sẽ giúp cho bệnh nhân khi đến đây được tư vấn khám, chữa bệnh đúng thầy, đúng thuốc giảm thiểu tình trạng “tiền mất tật mang”, tạo điều kiện cho người thầy thuốc nghiên cứu sâu hơn, giao lưu học hỏi nâng cao tay nghề để phục vụ tốt hơn”.
TGDS
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức