Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tiếng vọng bến sông

Ánh bình minh mùa hè chiếu xiên qua những tàn cây còn đọng lại hơi sương, cũng là lúc những lò lửa đã rực hồng để chuẩn bị cho ngày làm việc mới ở làng Minh Khánh (xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Hơn 300 năm qua, làng rèn đều bắt đầu ngày mới bằng những lò lửa rực hồng như thế cho đến tận bây giờ. Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy, nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa và sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Nhiều lò rèn đã trang bị máy móc để công việc đỡ vất vả hơn.
Nhiều lò rèn đã trang bị máy móc để công việc đỡ vất vả hơn.

Tiếng búa chắc nịch, chan chát, giáng xuống đều đặn. Qua vài chục lần búa, thanh sắt lại được đưa vào lửa để tiếp tục nung đỏ, rồi lại tiếp tục dùng búa đập. Công đoạn này lặp đi lặp lại nhiều lần để thanh sắt trở nên mỏng, sắc. Vợ chồng ông Nguyễn Đô (66 tuổi) gần 50 năm quay cuồng những thanh âm như thế đã quen tai, quen mắt và quen cả hơi thở của lửa, quen sự chuyển biến của sắt thép. Chỉ vắng tiếng búa gõ vào thân đe một ngày là hai vợ chồng lại ngơ ngẩn như thiếu thốn một điều gì đó quan trọng lắm.

“Để làm ra được một con dao thì chúng tôi đã phải mất nhiều công sức và thời gian nên chỉ cần nhìn vào là có thể biết ngay đó là sản phẩm do lò nào làm ra. Nó phải trải qua nhiều công đoạn, bắt đầu là cắt sắt, rồi nung miếng sắt thành hình chữ nhật. Khi khối sắt được rèn đập cho ra khối chữ nhật thì người thợ bắt đầu xẻ rãnh trên thanh sắt để “kẹp” vào rãnh đó một miếng thép nhỏ, dài mà sau này nó hình thành là phần lưỡi dao bén ngọt. Tiếp sau đó, người thợ phải nung cho thanh sắt kẹp thép này tới mềm ra và đập nhanh cho chúng khuếch tán vào nhau thành một khối. Tiếp theo là giai đoạn nung chín và dát mỏng, đồng thời uốn, nén sao cho khối thép dần hình thành phôi dao và cuối cùng là hình dạng con dao bán thành phẩm”, ông Đô chia sẻ.

Khi người thợ chính quăng thanh sắt bán thành phẩm ra thì bên ngoài có người thợ phụ thực hiện giai đoạn làm nguội để hoàn chỉnh sản phẩm bằng cách đập, dát, gọt, giũa rồi lại trả cho người thợ chính thực hiện công đoạn tôi. Đây là công đoạn bí quyết của nghề, con dao sau này có sắc bén, tốt, bền hay không phụ thuộc vào trình độ tôi thép của người thợ rèn. Và, cuối cùng, con dao được đưa ra cho người thợ phụ mài để xuất lò. Trong cả quá trình thực hiện các thao tác như thế đòi hỏi sự công phu, kỹ lưỡng và kinh nghiệm cũng như trình độ tay nghề của người thợ.

“Nếu tôi non quá dễ bị quăn lưỡi, già quá sẽ bị mẻ hoặc rạn nứt, đập sắt phải khỏe mạnh, mài cũng giữ một vai trò quan trọng, đôi tai và con mắt của người thợ lâu năm trong làng nghề chỉ cần nhìn vào hoa lửa bắn ra hoặc nghe tiếng thép kêu cũng có thể biết được sản phẩm đã hoàn thiện hay chưa. Đó chính là lí do vì sao những người vùng khác đến học nghề không thể lấy được bí kíp của thợ làng này”, ông Nguyễn Tòng (68 tuổi), trưởng ban quản lý làng nghề rèn Minh Khánh, cũng là một thợ rèn lâu năm cho biết.

Người thợ làng Minh Khánh mê mải với nghề dù tuổi đã cao.
Người thợ làng Minh Khánh mê mải với nghề dù tuổi đã cao.

Như nhiều người thợ lớn tuổi khác của làng, ông Tòng cũng theo cha học nghề rèn từ lúc 10 tuổi, đến nay, ông có hơn 55 năm gắn bó với nghề. Mỗi sản phẩm rèn ở làng Minh Khánh khi làm ra đều được người thợ rèn dành vào đó rất nhiều tâm huyết. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm cao, được khách hàng ưa chuộng. Theo ông Tòng, nghề rèn không chỉ có sức khỏe là làm được mà cần phải học. Để học được tinh thông nghề này, người nhanh nhẹn cũng phải mất 3 năm chuyên cần. Không có sách vở nào ghi chép bí quyết cả, chỉ có người đi trước truyền lại cho người đi sau. Cho nên, thợ học việc phải có lòng nhẫn nại học hỏi, rồi cảm nhận bằng sự tinh tế của tai, mắt, của bàn tay chính mình. Đến khi có thể làm được sản phẩm sắc bén, rắn chắc mà không giòn, dẻo mà không mềm, thì coi như thành nghề. Hơn nữa, các bậc tiền bối luôn nhiệt tình truyền dạy cho lớp thợ trẻ tiếp nối, không có chuyện giấu nghề, giữ bí quyết đâu và chỉ có người có tâm mới có thể theo nghề này lâu dài.

Đe búa trăm năm chưa mòn

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ khiến nhiều ngành nghề truyền thống phải chấp nhận “bỏ cuộc chơi” vì sự cạnh tranh khốc liệt của các mặt hàng công nghiệp. Và, làng rèn Minh Khánh cũng không thoát khỏi sự khốc liệt đó. Một thời gian dài, làng rèn tưởng như đã phải tắt lửa. Nguyên nhân là do người tiêu dùng bị choáng ngợp trước sự xuất hiện ồ ạt của các loại sản phẩm nhập từ Trung Quốc, Thái Lan... tràn vào thị trường Việt Nam với mẫu mã đẹp, màu sắc trắng sáng, giá rẻ hơn. Nhưng rồi, người làng rèn vẫn kiên nhẫn, cần cù, sáng tạo, thông minh tạo ra sản phẩm bằng chính bàn tay lao động của mình. Đơn đặt hàng cũng như sản phẩm bày bán ở các chợ vẫn ổn định vì chất lượng và độ bền của sản phẩm. Nhiều khu chợ trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện sản phẩm của làng nghề Minh Khánh. Người làng rèn cứ thế quay quắt rồi phục hồi dần lại.

Trong làng vẫn còn nhiều người rèn bằng phương pháp thủ công.
Trong làng vẫn còn nhiều người rèn bằng phương pháp thủ công.

Theo những người lớn tuổi trong làng, vào thời hưng thịnh, Minh Khánh có đến hơn 150 lò ngày đêm rực lửa. Có thời điểm, các sản phẩm như rựa, dao của làng xuất sang Lào hay Campuchia và được nhiều mối buôn tin tưởng chọn lựa. Đến nay, dẫu chỉ còn gần 60 lò với khoảng 100 lao động chuyên sản xuất hàng nông cụ. Thế nhưng, với nhiều người ở Tịnh Minh thì đó vẫn là một làng nghề với nhiều hoạt động mang lại thu nhập cho người dân. Sở dĩ, sản phẩm từ lò rèn truyền thống vẫn có người ưa dùng vì chất lượng về lâu dài hơn hẳn những sản phẩm công nghiệp rẻ tiền khác. Trong làng, vẫn còn rất nhiều hộ sử dụng phương pháp rèn thủ công như mấy trăm năm trước, họ giữ lại được tinh hoa của cha ông và mang lại những sản phẩm thủ công đầy chất lượng.

Bên cạnh đó, nhiều hộ khác cũng đã nhanh chóng áp dụng khoa học vào sản xuất và giảm nhọc nhằn cho người lao động. Các hộ đã trang bị cho mình máy cắt sắt chứ không cắt bằng búa như trước hoặc dùng máy mài chứ không mài tay, hay dùng mô tơ chạy thổi lửa nung sắt chứ không quay tay như trước đây để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đây cũng là biện pháp sản xuất theo hướng tập trung quy mô lớn, chuyên môn hóa ngành nghề, dần dần tạo dựng thương hiệu của một làng rèn truyền thống. Trung bình, mỗi ngày người thợ có thể làm ra được 30-35 con dao, rựa, bán ra cũng thu được 500.000 đồng.

Thợ rèn quyết tâm giữ nghề.
Thợ rèn quyết tâm giữ nghề.

Nhiều lò rèn như của ông Nguyễn Đô, ông Nguyễn Tòng, ông Nguyễn Văn Dũng, ông Nhan Quy, ông Lương Kim Hải, ông Nguyễn Hữu Lý... đều là những lò rèn có tên tuổi và cha truyền con nối. Sản phẩm của làng cũng rất đa dạng, mỗi hộ có một sở trường riêng: lò thì sản xuất cuốc, rựa; lò thì cho ra dao, rìu hay liềm, hái. Mỗi nhà có một bí quyết riêng để sản xuất nông cụ cầm tay, hay thuở trước là rèn dao bền, liềm sắc, sử dụng nổi tiếng một vùng. Người làng rèn không sử dụng bảng hiệu mà khắc tên lên sản phẩm mình làm ra. Đó là sự khác biệt với những nơi khác. Trước nhiều khó khăn, thách thức và sự cạnh tranh khốc liệt, chất lượng vẫn được người làm nghề rèn ưu tiên chọn lựa để giữ chân khách hàng và tên tuổi của lò rèn.

Mỗi năm làng rèn Minh Khánh sản xuất khoảng 200.000 sản phẩm, chủ yếu là rựa, liềm, dao, xẻng, cuốc, búa... các sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn được xuất đi các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Làng rèn Minh Khánh bao năm qua vẫn nằm gọn trong dẻo đất bên dòng sông Trà Khúc êm đềm. Bên trong những lán trại nhỏ lụp xụp, bốn bề trống trơn là nơi những người thợ của làng rèn Minh Khánh từng nức tiếng vẫn cặm cụi với nghề. Dưới cái nắng mùa hè rát bỏng của miền Trung, tiếng búa chan chát, kèm theo tiếng mài, tiếng dập... vang lên liên hồi hòa với tiếng rì rào của sóng nước, những người thợ ở làng rèn Minh Khánh vẫn miệt mài mưu sinh bên bếp than rực lửa.

Độ tinh xảo, độ bền của sản phẩm ở đây luôn khiến người dùng hài lòng.
Độ tinh xảo, độ bền của sản phẩm ở đây luôn khiến người dùng hài lòng.

Ông Phan Văn Kết, Phó Chủ tịch xã Tịnh Minh cho biết: “Hơn 300 năm giữ nghề, làng rèn Minh Khánh đã được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi. Các sản phẩm cũng được công nhận OCOP 3 sao. Làng rèn Minh Khánh đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Những tín hiệu tích cực ấy đã phần nào giúp người dân làm nghề rèn nơi đây thêm hy vọng”.

Dẫu còn nhiều khó khăn để bảo tồn và phát triển, nhưng lửa nghề vẫn ở trong trái tim của người làng và họ cũng đã có những sự kế thừa nhất định. Đồng thời, người làng rèn biết tận dụng các lợi ích của mạng xã hội, thương mại điện tử cũng như các cách quảng bá khác từ hội chợ truyền thống, các chương trình giới thiệu sản phẩm... để tìm đầu ra cho sản phẩm và để người làng sống được với cái nghề gia truyền của cha ông.

antg.cand.com.vn

Tin liên quan

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hệ thống nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP tại Công ty Cổ phần Curcumin Bắc Hà

Hệ thống nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP tại Công ty Cổ phần Curcumin Bắc Hà

LNV - Để phủ sóng thương hiệu của các sản phẩm OCOP ở thị trường trong và ngoài nước, theo định hướng của nhu cầu tiêu dùng hiện đại, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp xúc tiến trong đó lựa chọn xúc tiến nhiều nền tảng, đa dạng hóa kênh xúc tiến đang được triển khai một cách quyết liệt
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.

Tin mới hơn

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV - Nghề thêu ren, đan móc một thời được coi là rất phát triển ở Thành phố Hải Phòng. Những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren... Tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu... Thời kỳ đó, thêu, ren, đan, móc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

LNV - Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.

Tin khác

Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

LNV - Tuy chưa có làng nghề nào được công nhận theo quy định, nhưng Lạng Sơn có khá nhiều nghề truyền thống đặc trưng. Những nghề này lâu nay đã và đang góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

LNV - Nấm Đông trùng hạ thảo vốn là một loại dược liệu quý hiếm từ lâu đời và cũng là một trong những dược liệu được dùng nhiều trong các phương thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

LNV - Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

LNV - Với hàng nghìn nghề truyền thống cùng tỷ lệ dân số vàng nhưng các làng nghề ở Việt Nam đang đối diện với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một vì không còn được giữ gìn và phát triển.
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập” sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28-31/8/2024.
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

LNV - Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có khoảng 1.000 lao động nông thôn tham gia hoạt động nghề, làng nghề mây tre đan. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

LNV - Từ một làng nghề chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, thủ công nhưng đến nay làng đá Ninh Vân (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã phát triển rực rỡ với những doanh nghiệp lớn chuyên chế tác đá mỹ nghệ.
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

LNV - Nghề làm thúng chai bằng tre của làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên được duy trì hơn trăm năm nay, nghề đan thúng chai đã tạo nên một nếp sống truyền thống của người dân nơi này.
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

LNV - Mỳ gạo Tử Nê được đặt theo tên của làng Tử Nê, một làng xứ đạo thuộc xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Làng Tử Nê vẫn duy trì và phát triển được nghề sản xuất mỳ gạo trong khi nhiều nghề khác có nguy cơ bị mai một.
Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

LNV - Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo.
Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

LNV – Là một trong những người làm nghề gốm Bàu Trúc lâu năm ở Ninh Phước, Bình Thuận, dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nghệ nhân Trượng Thị Gạch vẫn miệt mài bên bài gốm, nhiệt tình giới thiệu nghề truyền thống địa phương đến khách du lịch.
Bình Định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ Tư

Bình Định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ Tư

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 156 về việc Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Tư trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động