Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

LNV - Nằm ẩn mình bên bờ sông Hồng thơ mộng, làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm phở gia truyền. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, phở Vân Cù đã trở thành thương hiệu ẩm thực uy tín, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam.
Dòng họ Cồ có số người theo nghề “phở” nhiều nhất

Theo lời kể của các bô lão làng Vân Cù, Giao Cù và các tài liệu sách báo thì nghề “phở” tại làng Vân Cù và Giao Cù đã có từ lâu rồi và không rõ nghề “phở” ra đời như thế nào, ai truyền nghề, dạy nghề và cũng chẳng biết tự khi nào, nghề “phở” đã trở thành nghề chính, tạo công ăn việc làm và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nhiều hộ gia đình nơi đây.

  Bát phở Vân Cù Thơm ngon chính hiệu.
Bát phở Vân Cù Thơm ngon chính hiệu.

Tại 2 làng nghề “phở”, dòng họ nào cũng có nhiều người làm nghề “phở”; trong đó, dòng họ Cồ là dòng họ có số người theo nghề “phở” nhiều nhất với nhiều quán phở Cồ nổi tiếng. Năm 1925, ông Cồ Hữu Vạng, là người đầu tiên của làng nghề “phở” đã gánh “phở” lên tận kinh thành Hà Nội bán hàng. Kể từ đó, rất nhiều người dân trong làng học theo ông Cồ Hữu Vạng, cùng ra Hà Nội bán “phở” gánh cũng như mang nghề “phở” gia truyền đi khắp mọi nơi để kiếm kế sinh nhai, sinh cơ lập nghiệp.

Từ thế hệ này tới thế hệ sau, người dân làng “phở” cứ cha truyền cho con, anh truyền cho em, cháu truyền cho chắt; đời trước truyền cho đời sau và cứ như vậy, nghề “phở” càng ngày càng ngày càng phát triển mạnh, lan tỏa sang các làng lân cận của xã Đồng Sơn như: Tây Lạc, Đông Lạc, Thượng Đồng, Sa Lung, Dương Độ, Bảy Trại,… và các địa phương trong và ngoài tỉnh Nam Định.

Bí quyết tạo nên thương hiệu

Sinh ra trong gia đình có truyền thống bán phở gánh, ông Vũ Văn Đê (69 tuổi, làng Vân Cù, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cả tuổi thơ 7 anh em ông Đê sống nhờ vào gánh phở của bố, đến nay ông đã sở hữu tới gần 10 cửa hàng tráng bánh phở tại Hà Nội.

Ông hỏi: “Các cô biết bí quyết bánh phở Vân Cù là gì không?”, nói rồi ông chậm rãi chỉ cho chúng tôi cách nhận biết thế nào là bánh tráng ngon. Để bánh phở ngon, gạo phải ngon. Gạo ngon nhất là thu hoạch vào tháng 5 vì đó là gạo thu hoạch dài ngày, khô, dẻo.

Ông Vũ Văn Đê chia sẻ về cách tạo ra sợi phở ngon đặc trưng làng Vân Cù
Ông Vũ Văn Đê chia sẻ về cách tạo ra sợi phở ngon đặc trưng làng Vân Cù

Thành phần chính để làm nên một bát “phở” Vân Cù ngon, đó là bánh phở, nước dùng và thịt bò, kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt, rau thơm, hành củ sống,…

Sợi phở truyền thống của làng Vân Cù đạt đủ 3 tiêu chí “mềm, mỏng, dai”, để người ăn phở khi húp tới giọt nước cuối cùng, nước bát phở cũng không bị đục. “Sợi phở nát, tức là bánh tráng bị loãng hoặc gạo bị dính. Nếu sợi phở gẫy, tức là bột xay không tơ hoặc bị tráng sống làm đục nước phở. Thí dụ một phút tráng, bánh sẽ chín, nhưng với thời gian ấy mà bánh chưa chín thì do bột chưa tơ”, ông Đê chia sẻ. Do đó, người làm cần phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong quá trình xay gạo, tráng bánh. Nếu nước bột rơi giọt thẳng nghĩa là bột đạt, nếu bột rơi xuống mà cong, tức là bột quá khô hoặc quá loãng, sẽ không thể cho ra bánh tráng ngon.

Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

Trong cuộc đời làm nghề, có không ít lần ông phải bỏ cả vài yến gạo tráng bánh chỉ vì mua vội gạo không đạt chất lượng. Bởi vậy, ông Đê bộc bạch, chất lượng gạo sẽ quyết định lớn đến mẻ bánh phở có ngon hay không. “Nếu trong một tạ gạo mà dính 5 cân gạo nếp, thì coi như mẻ gạo đó vất đi. Nếu gạo không nhập từ nơi tin tưởng, thì cũng dễ hỏng cả vài yến gạo”, ông Đê chia sẻ.

Mong con cháu lưu giữ thương hiệu phở làng Vân Cù

Những năm 95, lò bánh tráng đông khách nhưng thu nhập không bằng bán phở nên ông Vũ Văn Đê bàn với hai con quyết tâm mở cửa hàng bán phở. Phở Ngọc Vượng (tên con trai cả của ông) ra đời chỉ sau đó một thời gian ngắn tại phố Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1998, phở Ngọc Vượng mở tại Thái Hà và Tây Sơn. “Lúc ấy tôi mới có điều kiện mua nhà ở Hà Nội tại phố Huỳnh Thúc Kháng. Phở Ngọc Vượng ở đó suốt mấy chục năm nay”. Song song đó, hàng chục lò tráng bánh vẫn đỏ lửa để sản xuất bánh phở. Đến nay, 90% bánh phở phục vụ ở Hà Nội là bánh phở làng Vân Cù.

Thành phần chính để làm nên một bát “phở” Vân Cù ngon, đó là bánh phở, nước dùng và thịt bò, kèm theo các gia vị kèm theo.
Thành phần chính để làm nên một bát “phở” Vân Cù ngon, đó là bánh phở, nước dùng và thịt bò, kèm theo các gia vị kèm theo.

Sau 45 năm gây dựng và truyền nghề, ông Đê và các con cháu trong họ cũng đã mở 10 lò tráng bánh phở ở Văn Chương, Thịnh Hào, Khương Trung, Mỹ Đình…Bàn giao cửa hàng cho con cháu để vui hưởng tuổi già, ông Vũ Văn Đê vẫn luôn mang theo niềm tự hào người con của làng phở Vân Cù khi con trai gây dựng được thương hiệu Phở Ngọc Vượng tại Hà Nội và con gái lấy chồng trong làng, mở hàng phở Cồ Túc ở trên phố Yên Phụ. Ông cũng từng vào Sài Gòn, giúp cháu họ gây dựng một lò bánh tráng, truyền nghề. “Trung bình mỗi ngày cháu tôi khoe cũng làm một tấn rưỡi bánh phở”.

Ông Đê tâm sự, nếu chỉ tráng bánh đơn thuần, chỉ cần học một tháng biết tráng, nhưng để biết đủ kỹ thuật, phải cần một năm. Có rất nhiều thế hệ thợ học việc từ lò bánh tráng nhà ông, giờ đã làm chủ nhiều lò bánh tráng khác. Và trong hành trình ấy, cũng có không ít người bỏ nghề vì thấy quá vất vả.

"Kiếm thợ theo nghề tráng bánh cũng là một thách thức vì đứng cả đêm, nhưng thu nhập chỉ chừng 10 triệu/tháng. Giờ có ít người theo nghề bánh tráng phở", ông Đê tâm sự. Bởi vậy, ông vẫn luôn khuyến khích con cháu trong nhà và làng Vân Cù, nếu không có điều kiện học tiếp làm nghề khác thì các con cháu hãy duy trì nghề cha ông để lại và phải làm thật sự có tâm vì khách hàng, không vì cái lợi trước mắt mà làm mất đi thương hiệu của làng Vân Cù.

Hoàng Yến - Bài dự thi viết về

Tin liên quan

Nam Định tổ chức toạ đàm khoa học: “Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hoá”

Nam Định tổ chức toạ đàm khoa học: “Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hoá”

LNV - Ngày 2/6, tại Bảo tàng tỉnh (thành phố Nam Định), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh Nam Định tổ chức toạ đàm khoa học “Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hoá”.
Thành phố hoa phượng đỏ

Thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Nằm ở vị trí trung tâm Duyên hải Bắc Bộ, Hải Phòng là thành phố cảng lâu đời và là trung tâm du lịch biển hàng đầu cả nước.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.

Tin mới hơn

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

LNV - Nghệ nhân, thợ giỏi được xem là hạt nhân của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Do đó, những năm qua, tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm thực hiện tốt việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề.
Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

LNV - Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.
Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, đây là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Việc phát triển các làng nghề ở nông thôn bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin khác

Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê được biết đến là làng đa nghề bởi nơi đây có tới 3 nghề truyền thống có tuổi đời vài chục năm đang được người dân gắn bó, gìn giữ và phát triển, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

LNV - Công ty TNHH đầu tư và thương mại gỗ VIETHOME có trụ sở tại số 3/194, phố Trần Kiên, quận Kiến An, TP Hải Phòng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: thi công Chùa cổ, chế tác đồ thờ, tượng phật, tượng tứ phủ, bàn thờ, cửa võng, hoành phi, câu đối...Mới thành lập được chưa đầy 10 năm Công ty đã có nhiều công trình, sản phẩm đặc sắc đóng góp cho cộng đồng, luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, góp phần ổn định an sinh xã hội. Đi với đó rất chú trọng việc đào tạo, truyền dạy nghề cho thế hệ kế cận, mỗi năm đào tạo thành nghề cho trên 20 thợ.
Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV- Thành phố Hải Phòng một thời nghề thêu ren, đan móc được coi là rất phát triển, những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren...tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó ngoài tiêu thụ trong nước còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu ... những năm tháng đó, thêu, ren, đan, móc cũng là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

LNV - Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn. Thế nhưng “báu vật” này đang đối diện với nguy cơ thất truyền...
Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

LNV - Huyện Bá Thước luôn xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước.
Nghề vá lưới biển

Nghề vá lưới biển

LNV - Người dân ở khu vực Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) chủ yếu sống bằng nghề khai thác hải sản xa bờ. Sau những đợt ra khơi dài ngày trở về, những tấm lưới đánh cá của ngư dân thường bị rách do vướng phải đá ngầm, san hô hoặc sợi cước bị mục vì sử dụng lâu ngày. Vì vậy, sau mỗi chuyến biển, các chủ tàu lại thuê thợ vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Do đó, nghề vá lưới từ lâu đã là sinh kế của nhiều phụ nữ miền biển để có thêm thu nhập cho gia đình.
Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy sinh năm 1979, Giám đốc Công ty TNHH MTV BK- trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng, quê hương của anh là làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, anh sinh ra trong gia đình đã có 3 thế hệ làm nghề đúc.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

LNV - Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Tham dự buổi gặp mặt có nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Như Chinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, TS Vi Khải - Phó Chủ tịch hội đồng tư vấn, cùng đại diện nhiều cơ quan, đơn vị, làng nghề, nghệ nhân. Hội viện và phóng viên, nhà báo của Tạp chí.
Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

LNV - Nằm ẩn mình bên bờ sông Hồng thơ mộng, làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm phở gia truyền. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, phở Vân Cù đã trở thành thương hiệu ẩm thực uy tín, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam.
Tây Ninh: Phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế địa phương

Tây Ninh: Phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế địa phương

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Tây Ninh định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên tiềm năng, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện có tại địa phương.
Mềm mại tựa mây trắng

Mềm mại tựa mây trắng

LNV - Thăng Long - Hà Nội là nơi có nghề kim hoàn phát triển, với phố Hàng Bạc hay làng nghề Định Công. Đây là một trong những nghề kỹ thuật cao trong nhóm ngành thủ công mỹ nghệ. Để có thể phát triển xứng tầm, trong bối cảnh Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá, nghề kim hoàn cần có nhiều đổi mới.
Lợi thế và tiềm năng của “đất chè” Thái Nguyên

Lợi thế và tiềm năng của “đất chè” Thái Nguyên

LNV - Tỉnh Thái Nguyên có 4 vùng trồng chè nổi tiếng là: Tân Cương, La Bằng, Trại Cài và Khe Cốc, được mệnh danh là “Tứ đại danh trà”. Đây chính là các vùng nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng và đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thái Nguyên xác định hướng đến mục tiêu đầu tư phát triển cây chè theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh.
Thanh Hoá: Gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao ở Thạch An

Thanh Hoá: Gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao ở Thạch An

LNV - Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao, thôn Thạch An, xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) được lưu truyền qua bao thế hệ. Những sản phẩm do các bà, các mẹ làm ra không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ mà còn thể hiện nếp sống, tín ngưỡng của dân tộc Dao.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
"Hương vị An Giang" xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

"Hương vị An Giang" xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

OVN - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất

Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất

OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Chủ tịch nước dự lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT cơ sở tại TPHCM

Chủ tịch nước dự lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT cơ sở tại TPHCM

LNV - Trong thời gian tới, lực lượng này sẽ là "cánh tay nối dài" của công an xã trong bám sát địa bàn cơ sở, gần dân, hiểu dân, phối hợp, hỗ trợ đắc lực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại

Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại

LNV - Xác định việc xúc tiến thương mại (XTTM) là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, ngành công thương đã triển khai nhiều giải pháp XTTM để khẳng định vị thế hàng hóa, tăng sức cạnh tranh sản phẩm địa phương và khơi thông thị trường.
Xã Quảng Ninh đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Xã Quảng Ninh đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

LNV - Sáng ngày 30/6, xã Quảng Ninh huyện Quảng Xương tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động