Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
Cải thiện môi trường làng nghề
Trong những năm qua, sự phát triển của các làng nghề ở xã Thanh Thùy nói riêng và huyện Thanh Oai (Hà Nội) nói chung đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Làng nghề hình thành và phát triển gắn với nền văn hiến, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc và quê hương.
Các hộ làng nghề chuyển vào cụm công nghiệp để sản xuất tạo điều kiện để quản lý môi trường dễ dàng hơn. |
Nhờ vị trí thuận lợi, hạ tầng giao thông phát triển, cùng nguồn lực đất đai và nhân lực dồi dào, nên Thanh Thùy là địa phương phát triển các loại hình kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề, sản xuất nông nghiệp. Hiện xã Thanh Thùy có 6 làng được công nhận làng nghề, trong đó tập trung các ngành nghề như sản xuất kim khí, điêu khắc mỹ nghệ, làm trống… Tổng số lao động tham gia làm ở làng nghề khoảng 7.304 người, số hộ là 2050 hộ (chiếm 85%) với 215 cơ sở sản xuất. Doanh thu làng nghề của xã đạt bình quân hơn 500 tỷ đồng mỗi năm. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ.
Với nghề cơ khí làng Rùa, trong thời gian qua được sự quan tâm của huyện, xã đã quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp làng nghề kim khí Thanh Thùy diện tích 5,5 ha, tạo điều kiện cho 40 doanh nghiệp mở rộng diện tích cơ sở sản xuất thu hút trên 1000 lao động và có điều kiện xử lý môi trường. Đến nay với quy mô sản xuất lớn hơn, làng nghề đã có nhiều thay đổi, đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, kỹ thuật tinh xảo, máy đột dập trăm tấn, dây truyền sản xuất được khép kín làm phong phú thêm các mặt hàng, nhờ đó phục vụ ngày càng tốt hơn cho các ngành công nghiệp như điện tử, xe máy, công nghiệp xây dựng… tiêu thụ sản phẩm khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Trước đây, nhiều nơi ở Thanh Thùy đều ngập trong ô nhiễm do hoạt động của làng nghề cơ khí. Trước vấn đề đó, xã Thanh Thùy nói riêng và huyện Thanh Oai nói chung đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ dân làm nghề cơ kim khí để bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.
Đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường làng nghề
Năm 2013, Thành phố Hà Nội triển khai dự án “Quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam” (VPEG) do Chính phủ Canada tài trợ tại xã Thanh Thùy. Hiện nay, Thanh Thùy đã triển khai xây dựng xong điểm công nghiệp làng nghề và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Dự án đã góp phần nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường, người dân sản xuất bảo đảm quy củ và hiệu quả hơn. Trong đó, nổi bật là nhờ triển khai dự án, lượng khí thải, nước thải từ các hộ sản xuất đã giảm thiểu rõ rệt, ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao.
Với phương châm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” và bảo đảm sinh kế cho người dân, được sự quan tâm của huyện, xã đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: xây dựng Quy ước bảo vệ môi trường làng nghề, mở các lớp tập huấn giúp người dân nâng cao kỹ năng sản xuất và ý thức bảo vệ môi trường...
Nhờ đó, người dâ trên địa bàn rất phấn khởi, ý thức bảo vệ môi trường sống của người làm nghề ngày càng nâng cao. Nhiều gia đình đã chuyển vào cụm công nghiệp để sản xuất, số còn lại xây dựng nhà xưởng, đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường để làm nghề. Đặc biệt, để tạo không gian xanh, sạch cho làng nghề, người dân trong các thôn đều bảo nhau trồng cây xanh, xây dựng vườn hoa nhỏ…
Làng nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ Dư Dụ cũng dần có ý thức trong bảo vệ môi trường sống xung quanh. |
Chủ tịch UBND xã Thanh Thùy Nguyễn Xuân Chánh cho biết, từ những đóng góp rất lớn của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế, chính quyền cam kết tiếp tục tạo điều kiện tối đa để các cơ sở làm nghề trên địa bàn phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Cụ thể, trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ xã Thanh Thùy nhiệm kỳ 2020-2025, đã xác định phát triển làng nghề truyền thống là một trong 2 khâu đột phá. Trên cơ sở đó, xã đề ra các mục tiêu, tầm nhìn, định hướng lớn nhằm khai thác tối đa lợi thế phát triển mạnh mẽ làng nghề, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề được đưa lên hàng đầu.
Để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, huyện Thanh Oai đã triển khai xây dựng dự án cụm công nghiệp Thanh Thùy giai đoạn 2 với diện tích hơn 6ha. Để bảo tồn, phát triển các làng nghề, huyện Thanh Oai cũng quy hoạch, xây dựng các cụm, điểm công nghiệp nhằm bảo đảm không gian sản xuất cũng như vấn đề môi trường, đưa sản xuất ra khỏi khu vực dân cư sinh sống. Không những vậy, hằng năm, huyện Thanh Oai đều có những khảo sát, đánh giá môi trường làng nghề để bảo đảm tiêu chí môi trường. Hướng đến sự phát triển là hành lang xanh của Thủ đô, Thanh Oai đã mở một hướng đi mới cho các làng nghề, trong đó có làng nghề cơ khí Thanh Thùy, là phát triển làng nghề kết hợp du lịch, khôi phục bản sắc văn hóa, phát triển sản phẩm mang tính đặc trưng và có tính nghệ thuật cao./.
Tin liên quan
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn
14:50 | 13/09/2024 Khuyến công
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Tin mới hơn
Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường
HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ
09:33 | 27/09/2024 Môi trường
TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:35 | 12/09/2024 Môi trường
Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường
Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường
Tin khác
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết
10:39 | 13/05/2024 Môi trường
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục
14:06 | 08/05/2024 Môi trường
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”
09:27 | 10/04/2024 Môi trường
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam
09:53 | 08/04/2024 Môi trường
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai
15:47 | 18/03/2024 Môi trường
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán
15:17 | 31/01/2024 Môi trường
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững
10:56 | 22/01/2024 Môi trường
Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để
10:41 | 28/12/2023 Môi trường
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân