“Bàn tay vàng” trong làng đúc đồng truyền thống ở Nam Định
Nghệ nhân trẻ Phan Tiến Đạt bên cạnh Đại hồng chung nặng 3,5 tấn - sản phẩm của công ty đúc đồng Nam Thiên
Nghệ nhận Phan Trọng Điền được cha nuôi là nghệ nhân Lê Văn Chiểu truyền dạy lại nghề đúc đồng truyền thống của quê hương từ năm 1989 sau khi rời quân ngũ trở về quê nhà. Sinh ra và lớn lên từ mảnh đất quê hương Xuân Trường, Nam Định giàu truyền thống văn hóa. Với niềm yêu quê hương mãnh liệt, khát khao làm giàu cho quê hương, nghệ nhân Phạn Trọng Điền đã miệt mài học nghề và ông chính là người học trò giỏi của nghệ nhân Lê Văn Chiểu.
Các công trình của nghệ nhân Phan Trọng Điền và công ty
Nghệ nhân Phan Trọng Điền đã tạo ra những tác phẩm đúc đồng xuất sắc, tinh xảo được nhiều người yêu thích và săn đón. Năm 2010 ông quyết định thành lập Công ty TNHH MTV đúc đồng Nam Thiên. Công ty đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục lao động của quê nhà, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho quê hương. Trải qua quá trình hình thành, phát triển sau hơn 10 năm các sản phẩm đúc đồng truyền thống Công ty Nam Thiên là địa chỉ được nhiều đơn vị đặt hàng, tin tưởng giao phó trách nhiệm tu bổ và phục dựng các công trình văn hóa di tích lịch sử đền chùa…
Các công trình tiêu biểu như đền thờ gia tiên Hồ Chủ Tịch, tượng Trần Nhân Tông ở Am Ngọa Vân tại chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, Quốc mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa, đặc biệt là chiếc trống đồng (đại pháp cổ) có kích thước mặt trống đồng là 1,73m, bụng trống là 2,85m, chiều dài là 2,95m với trọng lượng là 6.800kg, giá trống là 1.780kg làm cho họ Đặng Việt Nam đã được công nhận là kỉ lục trống đồng lớn nhất Việt Nam năm 2019. Đây là các tác phẩm được làm từ 100% từ đồng đỏ nguyên chất và thiếc Cao Bằng. Bên cạnh đó tác phẩm bài ca họ Đặng Việt Nam cũng được nghệ nhân Phan Trọng Điền và công ty thể hiện trên chất liệu đồng nguyên chất và gỗ quý. Để làm ra được chiếc chuông đồng kỉ lục như thế là sự đóng góp công sức, trí óc của biết bao nghệ nhân đúc đồng truyền thống và cũng là niềm vinh dự lớn lao của riêng nghệ nhân Phan Trọng Điền.
Với nghệ nhân Phan Trọng Điền ngoài việc phát triển công ty, ông vẫn không quên đào tạo truyền nghề cho thế hệ trẻ. Công ty của ông hiện nay có hơn 30 lao động đều là những nghệ nhân có tay nghề cao. Nghệ nhân Phan Tiến Đạt - con trai của nghệ nhân Phan Trọng Điền - cũng theo cha học nghề từ khi còn nhỏ. Với sự cố gắng, chăm chỉ, nghệ nhân Phan Tiến Đạt giờ đã nắm được những kĩ năng đúc đồng của cha mình. Trong tương lai anh sẽ là người kế nhiệm của nghệ nhân Phan Trọng Điền để tiếp tục những công trình làm đẹp cho đất nước và giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc.
Nghệ nhân Phan Trọng Điền không chỉ được biết đến là nghệ nhân có “bàn tay vàng” mà ông còn là cựu chiến binh gương sáng trong phong trào thi đua sản xuất và làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là người lính chiến đấu kiên cường trên mặt trận Thượng Lào, người lính mang thương tật vẫn không ngừng vươn lên học hỏi và cần mẫn xây dựng kinh tế cho bản thân và cho gia đình. Ông hiểu hơn bao giờ hết những cơn đau của người thương bệnh binh những ngày trái gió trở trời, ông hiểu những nỗi mất mát của những gia đình có con em là liệt sĩ hy sinh ngoài mặt trận. Chính vì vậy mà một phần lợi nhuận của Công ty Nam Thiên ông luôn dành cho những người đồng đội của mình, tạo công ăn việc làm cho con em của những đồng đội của mình đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận.
Với nhiều hoạt động thiết thực, ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Danh hiệu Doanh nhân cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2019, nghệ nhân Phan Trọng Điền được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân tiêu biểu Đông Nam Á vì có nhiều sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống tại tỉnh Nam Định và các công trình di tích lịch sử văn hóa khắp cả nước.
Bài, ảnh: Ngọc Yến
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề