Làng nghề dệt lụa thủ công Cổ Chất
Vẻ đẹp của nghề thủ công lâu đời.
Nghề dâu tằm Cổ Chất xưa còn đơn sơ, người dân lấy tơ tằm đan lưới đánh bắt cá trên sông nước. Sau này, người Cổ Chất đã du nhập nghề ươm tơ dệt lụa trải qua nhiều thế kỷ đã trở thành làng nghề tơ Cổ Chất ngày nay. Tơ Cổ Chất đã nổi tiếng hàng thế kỷ qua. Vào đầu thế kỷ XX, Tư bản Pháp đã xây một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng Cổ Chất để khai thác kỹ năng lao động và tiềm năng vùng dâu tằm sông Ninh. Năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở hội chợ đấu xảo ở Hà Nội, thu hút tài hoa vào nơi phù hoa Hà Nội xưa. Ông Phạm Ruân ở làng tơ Cổ Chất đem tơ của làng minh lên Hà Nội dự đấu xảo. Tơ Cổ Chất lừng danh từ đó và ông Phạm Ruân được Phủ Thủ Hiến Bắc Kỳ đương thời phong: "Cửu phẩm công nghệ". Bao năm qua rồi, chiến tranh tàn phá nương dâu, lò ươm sụp đổ, thiên tai làm hư hại đất dâu tằm sông Ninh, nhưng cho dù bao phen thăng trầm của lịch sử thì tơ Cổ Chất vẫn là sản vật quý cho tỉnh Nam Định xưa và nay. Các thương nhân thời ấy đã về Cổ Chất, cất tơ lụa, đem lên bán ở bến Đò Chè Nam Định. Đây là cảng của Nam Định vào thời kỳ trước năm 1945. Tơ Cổ Chất và tơ của vùng Trực Ninh đã đi vào câu ca:
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến Đò Chè
Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ.
Trải qua bao phen thăng trầm của thời cuộc, tơ Cổ Chất vẫn được xem là sản vật quý của Nam Định và nghề làm tơ vẫn tồn tại, phát triển, góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Người già trong làng thường làm tơ theo phương pháp thủ công như một thói quen và lòng yêu nghề truyền thống của quê hương, còn lớp trẻ theo nghề thì lại mạnh dạn đầu tư máy móc, xây nhà xưởng để nâng cao năng suất lao động, tạo được nguồn thu nhập cao hơn và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người tại địa phương và các vùng lân cận. Việc bảo tồn và phát triển được nghề tơ ở Cổ Chất không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong làng mà còn là tín hiệu đáng mừng cho thấy một nghề truyền thống quý báu của địa phương đã không bị mai một.
Trong những xưởng kéo tơ, người thợ làm việc trong màn khói bốc lên nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Tằm trưởng thành nhả tơ tạo thành kén, khoảng 20 đến 25 ngày sau kén tằm được mang đi kéo sợi.
Gần đây, làng nghề này còn là điểm thăm quan, trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước. Đến thăm làng nghề ươm tơ Cổ Chất, du khách rất ấn tượng với hình ảnh những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả phơi trên những thanh sào tre, cảnh thanh bình của sông nước, của chùa chiền, của nhà thờ, bởi những ngôi nhà cổ, những người đàn ông, những người đàn bà miệt mài làm việc trong màn khói bốc nghi ngút từ nồi nước luộc kén, ươm tơ, quay tơ, phơi tơ, cân tơ và dệt vải…
Làng Cổ Chất ươm cả tơ vàng lẫn tơ trắng, nhưng tùy theo mùa. Vụ ươm tơ đầu tiên bắt đầu từ khoảng tháng 2 – 3 âm lịch cho đến tháng 9 âm lịch hàng năm, hoặc có thể làm thêm vụ tằm ép cuối năm vào tháng 12 dương lịch nếu có kén. Thời điểm cuối tháng 4, tìm đến làng Cổ Chất chỉ thấy những bó tơ trắng phơi trên những thanh sào tre cuối chợ.
Sự thăng trầm thời gian cùng với những biến đổi của nền kinh tế thị trường, làng nghề ươm tơ Cổ Chất vẫn duy trì và phát triển, giữ gìn nét văn hóa truyền thống lâu đời. Tơ Cổ Chất vẫn là sản vật quý của Nam Định nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Bài, ảnh: Thanh Lam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Tin khác
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền
16:03 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
13:55 Kinh tế
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP
13:54 Nông thôn mới
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
13:54 Tin tức