Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Hòa Nhơn, mảnh đất thuộc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, từ lâu đã được biết đến là nơi sản sinh ra đặc sản kiệu hương nổi tiếng. Theo truyền thuyết, nàng công chúa Kiều Hương – con gái vua chúa xưa – đã sáng tạo ra món kiệu này sau khi khám phá loài cây đặc biệt mọc trên đồi Thạch Nham. Hương vị chua thanh, cay nồng từ món kiệu khiến nhà Vua không tiếc lời khen ngợi và từ đó, kiệu hương gắn liền với đời sống người dân nơi đây, trở thành biểu tượng của vùng đất.

Hành trình gìn giữ nghề trồng kiệu qua bao thế hệ

Kiệu hương Hòa Nhơn không chỉ là một món ăn Tết, mà còn là niềm tự hào về di sản văn hóa, gắn liền với sự cần mẫn, khéo léo của người dân nơi đây qua nhiều thế hệ. Những mùa Tết đi qua, nghề trồng kiệu vẫn được duy trì trên mảnh đất Thạch Nham Tây màu mỡ. Thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt của vùng này đã tạo ra những củ kiệu nhỏ nhắn, giòn ngọt, trắng ngà và có ánh tím đặc trưng ở chân củ. Đó là những điểm nhấn không thể nhầm lẫn khi nhắc đến kiệu hương Hòa Nhơn.

Chị Nguyễn Thị Bông (bìa trái) giới thiệu kiệu hương Hòa Nhơn đạt Ocop 4 sao.
Chị Nguyễn Thị Bông (bìa trái) giới thiệu kiệu hương Hòa Nhơn đạt Ocop 4 sao.

Ông Trần Phước Hoàng, một lão nông, già làng, Chi hội trường Người Cao tuổi trú thôn Phước Thuận Phước Hậu (xã Hỏa Nhơn), không giấu được niềm tự hào khi kể về nghề truyền thống của quê mình. “Củ kiệu Hòa Nhơn cay nồng, đậm đà, nhưng khi muối chua lại hòa quyện vị thanh nhẹ rất đặc biệt. Dưa kiệu không chỉ là món ăn kèm với bánh tét, bánh chưng mà còn làm trọn vị mâm cỗ Tết. Bao biến động đã xảy ra, nhưng nghề trồng kiệu vẫn bám rễ, như chính cái hồn quê không thể phai mờ.”

Bà Nguyễn Thị Trữ, (70 tuổi) một thành viên Người Cao tuổi bày tỏ niềm vui khi tham gia Tổ hợp tác. Gia đình bà có ba đời gắn bó với cây kiệu hương nhưng trước đây chỉ trồng theo cách truyền thống, bán tại chợ nên thường bị ép giá, nhất là vào dịp cận Tết. Không ít lần bà định bỏ nghề vì công sức bỏ ra không đáng với lợi nhuận thu về. Tuy nhiên, từ khi tổ hợp tác ra đời, bà và các hộ dân khác không còn lo lắng về đầu ra. “Giờ đây, kiệu hương không chỉ bán chạy dịp Tết mà còn có thị trường ổn định suốt cả năm. Thu nhập từ trồng kiệu cải thiện đáng kể, cuộc sống cũng khấm khá hơn,” bà Trữ chia sẻ.

Những ngày giáp Tết, làng quê rộn ràng trong không khí thu hoạch, chế biến kiệu. Tiếng cười nói xen lẫn mùi thơm cay nồng của kiệu khiến bức tranh Tết thêm sống động. Mỗi củ kiệu được thu hoạch, rửa sạch, phơi nắng, và chế biến cẩn thận như gói ghém cả tấm lòng của người làm nghề.

Bước chuyển mình nhờ tổ hợp tác sản xuất

Năm 2018 đánh dấu cột mốc quan trọng với sự ra đời của Tổ hợp tác sản xuất kiệu hương Hòa Nhơn. Với sự tham gia của hơn 50 hộ dân, tổ hợp tác đã giúp nghề trồng kiệu chuyển mình mạnh mẽ. Dưới sự quản lý tận tâm của chị Nguyễn Thị Bông, tổ hợp tác không chỉ tập trung vào sản xuất kiệu chất lượng cao mà còn nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến như kiệu dầm mắm, kiệu chua ngọt, kiệu sấy khô, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.

Khu đồi trồng kiệu hương của anh Nguyễn Mạnh Linh, thành viên của Tổ Hợp tác .
Khu đồi trồng kiệu hương của anh Nguyễn Mạnh Linh, thành viên của Tổ Hợp tác .

Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, người dân được tập huấn kỹ thuật canh tác, sơ chế, và tiếp cận công nghệ hiện đại như máy sấy khô, máy đóng gói, đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm kiệu hương Hòa Nhơn giờ đây không chỉ bán ở chợ mà còn có mặt tại các siêu thị, cửa hàng lớn. Đặc biệt, vào năm 2021, kiệu hương được chứng nhận OCOP 4 sao – một bước tiến quan trọng trong hành trình khẳng định thương hiệu.

Chị Nguyễn Thị Bông chia sẻ: “Ngày trước, người dân chỉ trồng kiệu và bán cho thương lái, giá cả bấp bênh. Nhưng giờ đây, sản phẩm không chỉ bán chạy vào dịp Tết mà còn có thị trường quanh năm. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là động lực để chúng tôi tiếp tục phát triển.”

Bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Nhơn, nhận định: “Tuy lợi nhuận từ nghề kiệu hương chưa quá cao, nhưng tổ hợp tác đã mở ra cơ hội việc làm bền vững, đặc biệt cho phụ nữ lớn tuổi và người lao động không đủ điều kiện làm việc tại khu công nghiệp. Điều này không chỉ giúp cải thiện thu nhập mà còn góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đây là một giải pháp kinh tế – xã hội mang tính lâu dài và bền vững cho địa phương.”

Tương lai rộng mở cho đặc sản quê nhà

Không chỉ là một món ăn, kiệu hương Hòa Nhơn còn là biểu tượng văn hóa, lưu giữ tâm hồn quê hương qua từng thế hệ. Tổ hợp tác sản xuất không chỉ tạo thu nhập ổn định cho bà con mà còn mang lại giá trị xã hội lớn, tạo việc làm cho những phụ nữ lớn tuổi và lao động địa phương không có điều kiện làm việc tại khu công nghiệp. Đây là mô hình kinh tế bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Với những chứng nhận quan trọng như VietGAP, HACCP và QR Code truy xuất nguồn gốc, kiệu hương Hòa Nhơn ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường. Tổ hợp tác cũng đặt mục tiêu mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm vươn xa hơn nữa, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

Mỗi mùa xuân về, mùi hương kiệu Hòa Nhơn lại ngập tràn, không chỉ làm ấm lòng người xa quê mà còn lan tỏa giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất miền Trung. Kiệu hương Hòa Nhơn – hương vị Tết quê nhà – sẽ mãi là niềm tự hào và biểu tượng của sự đoàn viên, gắn kết trong mỗi gia đình Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng.

Lê Kỳ

Tin liên quan

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

OVN - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.
Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

LNV - UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định công nhận 24 sản phẩm OCOP 4 sao, trong đó công nhận lại 10 sản phẩm, nâng hạng 3 sản phẩm và công nhận lần đầu 11 sản phẩm.

Tin mới hơn

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn bền vững, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành điểm sáng nổi bật của Hà Nội. Tuy nhiên, để các sản phẩm OCOP không chỉ “đẹp về hình thức” mà còn “mạnh về nội lực”, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, rất cần chiến lược bài bản, hành động quyết liệt, đồng bộ.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"

LNV - Việc bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận “Xoài Cát Chu Cầu Kè” là cơ sở pháp lý quan trọng giúp khẳng định nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đặc trưng của sản phẩm, hạn chế tình trạng hàng nhái, hàng giả mạo danh vùng trồng, tạo lợi thế cạnh tranh, giúp sản phẩm xoài Cát Chu của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính và gia tăng khả năng xuất khẩu.
Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập

Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập

LNV - Ngày 8/4/2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 (Kế hoạch số 61/KH-UBND).
Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia

Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia

OVN - Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm chiếm đa số với 21 sản phẩm, tiếp đến là nhóm dược liệu 2 sản phẩm, du lịch 2 sản phẩm, đồ uống 2 sản phẩm và thủ công mỹ nghệ 1 sản phẩm. Hậu Giang tự hào có 3 sản phẩm xuất sắc đạt danh hiệu này.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP

Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.

Tin khác

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

LNV - UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định công nhận 24 sản phẩm OCOP 4 sao, trong đó công nhận lại 10 sản phẩm, nâng hạng 3 sản phẩm và công nhận lần đầu 11 sản phẩm.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

LNV - UBND tỉnh Bình Phước vừa công nhận thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 169 sản phẩm. Vì vậy, nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Hải Phòng thực hiện chương trình OCOP từ năm 2019. Đến nay, toàn thành phố có 287 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao (tiêu chuẩn cấp quốc gia). Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí quy định để được xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.
Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Ngày 20/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

LNV - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,…
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

LNV - Chè Shan Tuyết Tà Xùa, một đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc, không chỉ thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn vì sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ và truyền thống canh tác lâu đời của người dân nơi đây.
Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi vừa ký, ban hành Quyết định số 828/QĐ-UBND thưởng cho sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024.
Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương đợt 3 năm 2024. Sau khi thảo luận, trao đổi, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã thống nhất quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.
Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Nhằm hướng tới xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Họ là những Thạc sĩ, Kỹ sư có nhiều ý tưởng sáng tạo, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mong muốn đem sức vóc về quê hương lập nghiệp và hướng đến mục tiêu “xanh và sạch” nhằm tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

LNV - Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" vừa được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần làm chủ khoa học công nghệ và ý chí cống hiến của người lao động.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
Giao diện di động