Huyện Thanh Oai (Hà Nội): Độc đáo nghề làm lồng chim làng Vác
Sản phẩm lồng chim hoàn thiện có giá trung bình từ 300 đến vài triệu đồng.
Dân chơi chim không ai không biết về làng làm lồng chim Kẻ Vác. Nghề làm lồng chim ở đây đã có từ lâu đời, theo lối cha truyền con nối. Cho đến nay, dân làng Vác vẫn tự hào mỗi khi kể lại chuyện “lồng chim làng Vác” từng đoạt huy chương tại các kỳ đấu xảo ở Hà Nội thời Pháp thuộc.
Sản phẩm của làng nghề có độ tinh xảo rất cao.
Anh Nguyễn Văn Tuấn - Chủ cơ sở sản xuất lồng chim Tuấn Nga giới thiệu về sản phẩm gia đình.
Lồng chim được thương lái thu mua từ làng nghề
Sản phẩm lồng chim làng Vác
Để đáp ứng được ba tiêu chí bền, đẹp, sang, người thợ làng Vác phải kỳ công làm khá nhiều công đoạn như ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu, vót nan làm đáy, làm vanh (vành), cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng. Trong đó, khó hơn cả là công đoạn chạm đường viền cho các vanh lồng. Trên vanh lồng, những họa tiết rất nhỏ được chạm khắc bằng vô số đường nét tỉ mỉ và chính xác. Chỉ bằng một lưỡi dao rất nhỏ cùng với đôi tay tài hoa, người thợ làng Vác đã chạm khắc nên những chiếc vanh lồng tuyệt đẹp.
Người dân làng nghề cặm cụi từng công đoạn
Mỗi lồng chim là một tác phẩm từ những đôi tay khéo léo với những câu chuyện khác nhau, thấm đẫm những giọt mồ hôi vất vả của người thợ. Lồng chim với đủ kiểu dáng to nhỏ, đủ các kích cỡ dài ngắn, cao thấp, đủ hình vuông tròn. Những chiếc lồng còn được làm cho từng loại chim khác nhau. Đó là "ngôi nhà" đẹp, sang trọng và thoải mái của nhiều loài chim trên khắp cả nước. Sản phẩm nhìn chắc chắn, cứng cáp, đẹp và hấp dẫn, phù hợp với nhiều loại chim. Lồng chim làng Vác được nhiều người trong nước ưa chuộng và đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới.
Đến nay, làng Vác có trên 100 hộ làm lồng chim. Vào nhà nào cũng thấy dăm ba chục chiếc lồng xếp đầy sân. Khi mà thú chơi chim đang có sức hút đặc biệt trong đời sống của người dân thì nghề đan lồng chim đã trở thành nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân làng Vác. Chủ một cơ sở thu mua, đổ buôn sản phẩm lồng chim từ các hộ sản xuất trong làng cho biết: Lồng chim kinh doanh ở làng nghề thì có nhiều giá tiền khác nhau, từ 150 nghìn trở lên, có những sản phẩm lên đến hơn chục triệu đồng, tùy vào hàng đặt và thú chơi của từng người dân. Ngoài nghề làm lồng chim, làng Vác còn có nghề làm quạt, vót đũa,... để bán cho khách. Lồng chim thì mỗi gia đình làm một kiểu. Sản phẩm làng nghề được du khách thập phương trong và ngoài nước rất là ưa chuộng. Trung bình mỗi ngày, mỗi người dân trong làng làm được từ 2 đến 3 lồng chim.
Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đến với cơ sở sản xuất lồng chim nổi tiếng Tuấn Nga (ở xóm lẻ, làng Vác), anh Nguyễn Văn Tuấn (Sn 1990), chủ cơ sở chia sẻ: Cơ sở sản xuất lồng chim Tuấn Nga có gần 20 công nhân, và chủ yếu là người dân địa phương. Ở cơ sở của anh thì mỗi người làm một công đoạn riêng biệt, rồi ghép lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh, rồi bán buôn cho các thương lái. Cơ sở sản xuất lồng chim Tuấn Nga chủ yếu làm thô các sản phẩm lồng chim cao cấp, có độ tinh sảo cao. Khách hàng đặt loại nào thì cơ sở sản xuất lồng chim Tuấn Nga sẽ làm theo loại đấy, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhờ công việc làm ăn thuận lợi, nên thu nhập bình quân của người lao động ở đây dao động từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Có người trên 10 triệu/tháng, tùy thuộc vào tay nghề của người lao động. Sản phẩm lồng chim tại cơ sở có nhiều mẫu mã đa dạng, và được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Singapore, Trung Quốc, Indonesia… và tiêu thụ nhiều ở thị trường Việt Nam.
Bài và ảnh: Sơn Thủy - Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội