Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Hiệu quả từ Dự án rau an toàn Bình Định

LNV - Sau gần 6 năm thực hiện, Dự án rau an toàn Bình Định đã giúp cho nông dân các giải pháp sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, quảng bá thương hiệu sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin; từ đó sản lượng rau an toàn cung ứng ra thị trường tăng qua hàng năm, thu nhập từ việc sản xuất rau an toàn được cải thiện.
Dự án Rau an toàn Bình Định được triển khai từ tháng 6/2016 trong khuôn khổ Chương trình Viện trợ 5 năm của Chính phủ New Zealand, ủy quyền cho Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ký kết văn kiện. Dự án do Viện nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định thực hiện.

Để thực hiện dự án, các địa phương trong tỉnh Bình Định đã xây dựng 50 nhóm cùng sở thích trồng rau an toàn với 1.260 hộ dân tham gia trồng trên diện tích 100 ha với các loại rau như cải xanh, cải ngọt, hành lá, mồng tơi, hành lá, rau muống, rau dền, rau đắng, rau má… và các giống rau súp lơ vàng chịu nhiệt, cải ngọt Thái, xà lách cuộn giòn…

Các nhóm cùng sở thích trồng rau an toàn được cán bộ điều phối dự án và các chuyên gia hướng dẫn thực hiện biện pháp sử dụng phân hữu cơ, quản lý dịch bệnh, thực hành an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Qua kết quả lấy mẫu phân tích năm 2020 cho thấy, 74 mẫu tại các vùng sản xuất rau an toàn đều đạt chỉ tiêu theo quy định tiêu chuẩn VietGAP.

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Dự án rau an toàn Bình Định, các nhóm cùng sở thích trồng rau an toàn đã được hỗ trợ cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng để sản xuất rau đạt các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm.

Vườn ươm tại nhóm cùng sở thích sản xuất RAT Vĩnh Sơn. Ảnh: VP Dự án RAT Bình Định


Các hạng mục chính đã hỗ trợ cho các nhóm trồng rau an toàn tại huyện Tây Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn là xây dựng và nâng cấp 4 nhà sơ chế; xe tải vận chuyển rau và máy cày; đầu tư hệ thống điện, giếng khoan, máy bơm nước, hỗ trợ trang thiết bị bảo hộ lao động khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; chi phí khai hoang, làm đất, giống, phân bón, hệ thống tưới.

Theo ông Phạm Tấn Phát, Điều phối viên Dự án rau an toàn Bình Định, sau khi triển khai dự án này, nhận thức của nông dân trong các nhóm cùng sở thích trồng rau an toàn được nâng cao, thực hiện trồng rau và sơ chế rau sau thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng cung ứng ra thị trường được cải thiện, người tiêu dùng đón nhận.

Cùng với đó, Dự án rau an toàn Bình Định đã tích cực hỗ trợ nông dân trong công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Đến nay, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, ký kết thỏa thuận hợp tác, thị trường tiêu thụ rau an toàn được mở rộng hơn. Sản phẩm rau an toàn Bình Định có mặt ở các siêu thị CoopMart, CoopFood, Big C, VinMart, Mega Market, các khu du lịch nghỉ dưỡng và 10 quầy rau ở các chợ truyền thống trong tỉnh.

Hàng năm, sản lượng rau an toàn cung ứng ra thị trường của các nhóm cùng sở thích trồng rau an toàn tăng từ 10-15%. Năm 2021, sản lượng rau an toàn cung ứng ra thị trường đạt 300 tấn.

Trong tháng 4/2022, Dự án rau an toàn Bình Định đã trang bị 40 chiếc điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm Freshlearn cho 40 nhóm cùng sở thích trồng rau an toàn. Đây là phần mềm được xây dựng và hoàn thiện bởi các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm của New Zealand nhằm giúp cho nông dân nhận diện sâu bệnh và thực hiện các giải pháp phòng trừ hiệu quả. Cùng với đó, các chuyên gia của ngành nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho nông dân cách cài đặt và áp dụng phần mềm trong sản xuất hàng ngày.

Theo ông Nguyễn Xuân Quang, trưởng nhóm cùng sở thích sản xuất rau an toàn Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh), việc được trang bị điện thoại sử dụng phần mềm Freshlearn sẽ giúp cho nông dân theo dõi và cập nhật các thông tin liên quan đến sâu bệnh hại, kịp thời nhận biết, xử lý khi có những dấu hiệu ban đầu về sâu bệnh. Trường hợp những sâu bệnh khó xử lý, nông dân có thể trao đổi với cán bộ kỹ thuật nông nghiệp để xử lý hiệu quả.

Trước đó vào tháng 7/2019, Dự án rau an toàn Bình Định đã hỗ trợ các nhóm cùng sở thích trồng rau an toàn xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu rau an toàn Bình Định với tên gọi Lá Lành. Từ đó, ngày càng có nhiều khách hàng tiếp cận thông tin, hình ảnh về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, Website Lá Lành đạt gần 4.000 lượt truy cập; Facebook Lá Lành đạt gần 5.000 lượt theo dõi.

Các giải pháp hỗ trợ về công nghệ thông tin từ Dự án rau an toàn Bình Định đã giúp cho nông dân sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập từ việc trồng rau an toàn 10-15% so với trồng rau theo phương pháp truyền thống. Người tiêu dùng tiếp cận được với thị trường rau an toàn, sử dụng thực phẩm đảm bảo sức khỏe.

Dự án rau an toàn Bình Định kết thúc vào cuối tháng 5/2022. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp Bình Định tiếp tục hỗ trợ nông dân sản xuất, duy trì và mở rộng vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Các giải pháp được ngành nông nghiệp tập trung vào quản lý chất lượng nghiêm ngặt đi đôi với việc đa dạng hóa chủng loại rau; thực hiện luân canh, rải vụ đảm bảo cung cấp thường xuyên cho người tiêu dùng.

Mặt khác, mở rộng mạng lưới cung ứng rộng khắp; nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đầu vào và hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với sức mua của người tiêu dùng, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi; tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm nhằm giữ vững uy tín; cải tiến bao bì, mẫu mã, phương thức cung ứng phù hợp với thị hiếu và yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Tường Quân/TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Giàu lên trên những cánh đồng, vườn cây VietGAP tiền tỷ

Giàu lên trên những cánh đồng, vườn cây VietGAP tiền tỷ

LNV - Bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thúc đẩy liên kết thông qua các HTX, nhiều địa phương tại tỉnh Cao Bằng đang từng bước khẳng định hướng đi mới trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo bền vững.
Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.
Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân...
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Bài viết về cách nông nghiệp công nghệ cao nâng cao chất lượng, tăng thu nhập và mở rộng thị trường cho nông dân miền núi phía Bắc Việt Nam.
Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

LNV - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đang khẳng định vai trò là cầu nối đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông phù hợp, giúp người dân nâng cao năng lực sản xuất và hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tin khác

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

LNV - Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Doãn Vũ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mà còn mở hướng làm ăn mới cho thanh niên vùng nông thôn.
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

LNV - Hà Nội có một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết; kiểm soát an toàn thực phẩm; đầu tư chế biến sâu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng.
Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

LNV - Khác với nhiều địa phương có tình trạng ruộng bỏ hoang, ở huyện Ứng Hòa, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả.
Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

LNV - Thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, thời gian qua, Hà Nội tích cực hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất gạo hàng hóa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị. Cùng với đó, Hà Nội nỗ lực kết nối xây dựng vùng nguyên liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo…
Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

OVN - Ngày 11/6, UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) tổ chức Hội thảo – Đào tạo với chủ đề “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng được xác lập nhãn hiệu chứng nhận gồm: Bánh tráng làng Tày, dứa mật Đam Rông và sầu riêng Đam Rông.
Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

LNV - Thông tin từ UBND huyện Mê Linh cho biết, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng.
HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

LNV - Thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau màu xã Dân Lý (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã trở thành mô hình hiệu quả trong liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn. Nhờ sự đồng lòng của các thành viên, đặc biệt là vai trò chủ chốt của phụ nữ địa phương, HTX không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, bền vững.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu quả rõ nét.
Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

LNV - Vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Trước đó, mô hình sản xuất lúa SRI (đối với lúa cấy) được triển khai
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động