Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Hàu Vân Đồn và chữ “Tâm-Tài” của BaVaBi

LNV - Hàu - được ví như “Nam thần dược” của biển cả, vốn chỉ được biết đến với hình ảnh còn hàu sần sùi, thường được chế biến tươi… Hàu là sản phẩm hải sản chủ lực của Vân Đồn (T. Quảng Ninh), xưa thường chỉ xuất bán tươi trong phạm vi hẹp. Nay, với sự phát triển của công ty TNHH Sản xuất & Thương Mại Thủy Sản Quảng Ninh (thương hiệu BAVABI - “Báu vật biển”) hay một số đơn vị khác, con Hàu sữa Vân Đồn đã vươn tầm quốc tế, không chỉ còn là con hàu tươi mà là các sản phẩm chế biến sâu với công nghệ cao.
“…Trong quá trình bắt đầu hình thành ra thương hiệu Bavabi - “Báu vật biển” thì chúng tôi mong muốn được quay trở về quê hương và có một phần đóng góp của mình vào việc phát triển sản vật của tỉnh nhà.. Từ mục tiêu chế biến sâu chúng tôi nghiên cứu nhiều hải sản của địa phương đặc biệt là con hàu, con trai, con tép làm sao chế biến được nhiều sản phẩm ăn liền, tiện lợi, có thể mang đi được dễ dàng giới thiệu đến các thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ...” -Giám đốc BAVABI - Bà Phạm Thị Thu Hiền - một người con của Vân Đồn chia sẻ.

Phải nói thêm, Vân Đồn có khoảng 3.300ha nuôi trồng thủy sản (khoảng 3000ha là nuôi hàu), trong đó diện tích nuôi nhuyễn thể là 2.400ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là hàu, ngao hai cùi. Toàn huyện có 1.250 hộ nuôi trồng thủy sản, trong đó trên 1.000 hộ nuôi ngao giá, hàu với khoảng trên 2.000 lao động. Ước tính năm 2020, sản lượng hàu toàn huyện có khả năng đạt đến 120.000 tấn. Mấy năm gần đây, hàu Vân Đồn luôn đối mặt với thực trạng ép giá, thiếu nguồn tiêu thụ do sản lượng tăng lên nhanh chóng.


Cơ sở sản xuất của BaVaBi.


Việc BAVABI phát triển có thể đảm nhận đầu ra cho khoảng 10% tổng sản lượng đó dù chưa đúng với mong muốn của người sáng lập, song với ước mơ nâng tầm và gia tăng giá trị sản phẩm cho một thương hiệu lớn - bền vững, đó là thành tựu không hề nhỏ. Sau hơn 6 năm hình thành và phát triển, BAVABI đã không ngừng cải tiến và áp dụng công nghệ hiện đại để mang đến những sản phẩm chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng. Gắn với những thành tích đáng tự hào: Giấy chứng nhận OCOP 5 sao sản phẩm Ruốc hàu Thái Bình Dương (2016, 2019); Giấy chứng nhận OCOP 5 sao sản phẩm Ruốc cơ trai (2016, 2019); Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án “Tỉnh Quảng Ninh mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2013 – 2016 (2016); Bằng khen đơn vị khởi nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh (2016); là thành viên tích cực của chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh; tham gia hiệp hội Hàu thế giới với gần 1000 thành viên của 48 quốc gia trên thế giới. Ruốc hàu Vân Đồn Quảng Ninh đã trở thành một thương thương hiệu Việt vươn tầm với các quốc gia trên Thế giới.

Để BAVABI có những thành công đó phải kể đến sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên với những đam mê bền bỉ. Từ những năm mới thành lập, BaVaBi chỉ dừng lại ở những ý tưởng về niềm tin đặc sản quê hương sẽ được thắp lửa phủ sóng toàn cầu. Nhưng trải qua những năm tháng phát triển bằng tình yêu, sự nhiệt huyết và khát vọng với sản vật biển, với quê hương, BAVABI đã nghiên cứu hàng trăm thử nghiệm sản phẩm loại bỏ vị tanh của hàu, nghiên cứu công thức pha chế, tẩm ướp cuối cùng dự án nghiên cứu công nghệ chế biến hàu Thái Bình Dương thành sản phẩm hàu sấy khô, hàu tẩm ướp gia vị và nem hàu tại Quảng Ninh với tên gọi BAVABI đã gây được tiếng vang lớn nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân Quảng Ninh và các nhà chuyên môn trong khu vực.

Hàu Vân Đồn gắn với chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ninh


Thương hiệu BAVABI được nhân rộng và biết đến bởi cái tâm của người làm nghề, khát khao của một tập thể hơn 40 thành viên mong muốn báu vật biển không chỉ dừng lại trong nước mà còn vươn xa với các nước trong khu vực. Đến nay BAVABI đã nhân rộng vùng nuôi trên 400 ha, tập trung chủ yếu tại xã đảo Bản Sen nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống cho hàu sữa. Các vùng nuôi được kiểm soát điều kiện tự nhiên chặt chẽ, và đáp ứng những tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Chặng đường còn ở phía trước!

10% sản lượng được bao tiêu đối với một lĩnh vực sản xuất đến 120.000 tấn là con số nhỏ, nhưng với một công ty mới 6 năm tuổi, bởi những con người mới “vừa vào độ chín” như Bavabi thì là cả một nỗ lực. Ước mơ xuất ngoại thành hiện thực nhưng lại đối mặt với nhiều rào cản khổng lồ phía trước. Chứng nhận xuất xứ (CO), tiêu chuẩn con giống, bảo hộ địa lý toàn cầu, kèm theo là những tiêu chuẩn khắt khe của thực phẩm chế biến khi tiến ra thị trường ngoại…. Hơn lúc nào hết, cần lắm sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống ban/ngành các cấp và các đơn vị liên quan.

Theo chia sẻ của giám đốc Thu Hiền: Quảng Ninh nói chung, Vân Đồn nói riêng trong những năm gần đây có nhiều quan tâm thiết thực đến Hàu Vân Đồn, từ việc xác lập quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển đối với con Hàu, cho đến hàng loạt các đề án khoa học nhằm bảo tồn, phát triển giống hàu bản địa, xây dựng trại nuôi giống, hay cả việc hỗ trợ BAVABI và các đơn vị tham gia các chương trình xúc tiến quốc tế…

Được biết, một phần sản lượng hàu Vân Đồn hiện vẫn nằm ngoài quy hoạch do ý thức tự phát trong sản xuất của người dân, con giống hầu hết được nhập từ các vùng nuôi Nam Định – Thái Bình (khó xác định chất lượng, nguồn giống). Đó là chưa kể, còn thiếu đó các cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu.

Cái tâm của người đi tiên phong cho “báu vật biển” tại Quảng Ninh chưa đủ, sự chủ động tìm tòi, đề xuất - phối hợp của Bavabi trong thời gian qua và sau này là sự ghi nhận trong chuỗi hoạt động vì một thương hiệu của địa phương. Luôn đặt cái tâm của mình lên hàng đầu, bằng nhiệt thành và tình yêu quê hương - sản phẩm Hàu Vân Đồn của Quảng Ninh nói chung, Bavabi nói riêng tin chắc rằng sẽ có sự phát triển và có nhiều hướng mở hơn trong tương lai.

Bài và ảnh Hậu Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo  sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort

Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort

LNV - Mùa lễ hội cuối năm tại Đà Nẵng sẽ trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với Phiên chợ Giáng sinh 2024, sự kiện diễn ra từ ngày 6 đến 8/12/2024 tại Premier Village Danang Resort Managed by Accor tại địa chỉ 99 Võ Nguyên Giáp, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ hội để người dân và du khách tận hưởng một không gian đậm chất lễ hội, kết hợp hài hòa giữa văn hóa, du lịch và ẩm thực.
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

LNV - Nếp bầu Tam Mỹ là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời của vùng quê Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, (tỉnh Quảng Nam). Hạt nếp bầu dẻo và thơm lừng rất đặc trưng. Đây là loại bánh truyền thống của người Việt, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch).
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

LNV - Ðối với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong quảng bá, xúc tiến, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng lớn tiềm năng. Không những thế, thông qua thương mại điện tử, năng lực quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, quá trình chuyển đổi số của chủ thể của OCOP cũng được nâng lên.
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

LNV - Hiện nay, các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu, từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng của sản phẩm. Từ đó cho thấy sự thành công trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP ngày một tăng dần qua từng năm kể cả số lượng, chất lượng, cũng như thương hiệu sản phẩm.

Tin khác

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

LNV - Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Bắc Kạn đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

LNV - Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đề ra chủ trương, xây dựng chính sách để phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó bước đầu đã tạo nên những điểm đến du lịch, thay đổi diện mạo nông thôn.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

OVN - Điểm trưng bày bán hàng OCOP và hàng Việt vừa đưa vào hoạt động tại thị xã An Nhơn ở địa chỉ số 44, đường Quang Trung, phường Bình Định. Điểm bán hàng này giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề, sản phẩm hàng Việt Nam.
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng

"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng

LNV - Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” được tổ chức 2 năm một lần với mục đích quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên, khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân khu vực biên cương của Tổ quốc, góp phần khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào về cơ đồ, vị thế của đất nước, trách nhiệm với quê hương, đất nước trong các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận

Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận

OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sơn Tây:  Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

LNV - Thông qua việc khuyến khích các chủ thể là hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và ưu tiên phát triển sản phẩm từ các làng nghề, làng nghề truyền thống, đến nay, thị xã Sơn Tây đã xây dựng được hơn 100 sản phẩm OCOP các loại.
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu

Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu

LNV - Sản phẩm mật ong OCOP 3 sao của anh Nguyễn Văn Triều ở xã Hương Minh, huyện Vũ Quang, (Hà Tĩnh) không chỉ giúp gia đình ổn định đầu ra mà còn giúp địa phương đa dạng sản phẩm OCOP.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

LNV - Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

LNV - Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024, với chủ đề Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịc
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù c
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động