“Hạt ngọc” trên cánh đồng Mường Lò
Sản phẩm gạo Séng cù Mường Lò.
Những “mùa vàng” trên cánh đồng quê hương
Cánh đồng Mường Lò được bồi đắp bởi những con suối “chở nặng” phù sa và nguồn nước trong lành của: Ngòi Thia, suối Nung, Nặm Tộc. Bên cạnh đó, thuận lợi về địa hình bằng phẳng và thổ nhưỡng cũng là yếu tố làm nên danh tiếng gạo Mường Lò thơm dẻo, mùi vị đặc trưng khó nơi nào có được.
Để nâng tầm hạt gạo Mường Lò và giữ gìn được một nét đẹp “văn hóa lúa nước” tại địa phương, năm 2021 UBND thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai thực hiện dự án khoa học Quản lý phát triển Chỉ dẫn địa lý "Gạo Mường Lò” cho sản phẩm gạo của cánh đồng Mường Lò, tỉnh Yên Bái.
Vùng đất “gạo trắng, nước trong” ở Thị xã Nghĩa Lộ.
Bà Đỗ Thị Thanh Nga - Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, Chủ nhiệm dự án cho biết: Ngoài việc thực hiện mô hình sản xuất lúa Séng cù chất lượng cao cho Chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò, nội dung dự án còn tập trung vào rà soát, điều chỉnh các cơ chế quản lý chỉ dẫn, thực hiện chuẩn hóa bao bì, tờ rơi, hệ thống truy xuất nguồn gốc, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò.
Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao cho Chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò được triển khai tại thôn An Sơn, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ với hơn 80 hộ nông dân tham gia. Giống lúa Séng Cù được tuyển chọn có chất lượng cao với mục đích để người dân gieo cấy đúng khung thời vụ, đảm bảo quy trình, kỹ thuật, chất lượng gạo của Chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò mà Cục Sở hữu trí tuệ đã công bố.
Bên cạnh đó, dự án đã hình thành quy trình khép kín từ khâu chọn giống đến liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm để chế biến, đóng gói, bán đến tay người tiêu dùng, là cơ sở cho việc nhân rộng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao cho Chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò trên toàn cánh đồng Mường Lò, góp phần tiếp tục nâng cao hình ảnh, uy tín, giá trị, của gạo Mường Lò trên thị trường.
Anh Nguyễn Văn Trọng - thành viên Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp An Sơn, xã Hạnh Sơn chia sẻ: Hiện tại, đã đưa vào gieo cấy hơn 6.000 mét vuông lúa Séng cù nguyên chủng. Do đúng chủng loại và được chăm sóc theo quy trình Chỉ dẫn địa lý nên năng suất cao hơn các vụ trước đây. Gieo trồng theo quy trình khoa học nên đạt năng suất 6 tấn/ha, cao hơn 1,2 lần so với trồng đại trà như các vụ khác, lúa thu hoạch đến đâu được thương lái mua tới đó với giá cao. Giá gạo Séng cù Mường Lò hiện tại là 32.000 đồng/kg, tăng 30% so với trước đây.
Đồng hành cùng phát triển du lịch địa phương
Bên cạnh những làn điệu xòa cổ truyền thống đặc trưng, cánh đồng Mường Lò trải dài thì chắc hẳn du khách khi đến với vùng đất “gạo trắng, nước trong” này không thể nào quên được dẻo thơm “hạt ngọc” nơi vùng đất đã bao lần trở thành cảm hứng thi ca. Cũng chính vì lý do đó, gạo Mường Lò trở thành một điểm nhấn trong lòng khách thập phương khi đến với vùng đất “bản sắc - hạnh phúc” này.
Giao lưu văn hóa du lịch Nghĩa Lộ
Là một trong gần 40 hộ làm du lịch cộng đồng của thị xã Nghĩa Lộ, gia đình bà Lường Thị Chinh ở xã Nghĩa An thường xuyên sử dụng sản phẩm gạo Séng cù để nấu cơm phục vụ khách du lịch. Bà Chinh cho biết: Gạo Séng cù rất dẻo, thơm ngon, được nhiều khách du lịch nghỉ tại gia đình thích thưởng thức, mua về làm quà cho người thân. Hy vọng đây sẽ là một trong những kênh thông tin giới thiệu, quảng bá gạo Séng cù Mường Lò đến mọi miền Tổ quốc.
Một giờ học trải nghiệm của học sinh tại Homestay tại xã Nghĩa Lợi.
Hiện, gạo Séng cù Mường Lò đạt 4 sao khi tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Hướng tới, tích hợp đa giá trị vừa thương mại hóa được sản phẩm OCOP vừa phát triển du lịch đia phương theo hướng cả thôn làm du lịch, cả xã làm du lịch, gạo gạo Séng cù Mường Lò hứa hẹn sẽ trở thành điểm “níu chân” du khách khi đến nơi đây.
Theo bà Đỗ Thị Thanh Nga - Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ: Thời gian tới, thị xã Nghĩa Lộ tập trung xây dựng “Con người văn hóa” và “Cộng đồng làm du lịch” để phát huy vai trò của mỗi công dân và của cả cộng đồng trong mục tiêu phát triển du lịch và văn hóa du lịch của thị xã. Xây dựng hình ảnh con người Nghĩa Lộ - Mường Lò “Thân thiện, đoàn kết, nhân ái, sáng tạo, hội nhập”, thái độ niềm nở, tận tình, hiếu khách; giữ gìn phong tục truyền thống và văn hóa tốt đẹp (trang phục, tiếng nói...); bảo vệ cảnh quan, môi trường hướng đến xây dựng thị xã Nghĩa Lộ “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”. Vận động người dân trong các bản văn hóa - du lịch tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch, cung cấp dịch vụ, sản phẩm phục vụ nhu cầu của du khách. Thực hiện mỗi người dân là một người hướng dẫn du lịch, sẵn sàng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho du khách.
Bài/ảnh: Thu Hằng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Tin khác
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
10:23 | 03/10/2024 OCOP
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
13:28 | 02/10/2024 OCOP
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
10:08 | 30/09/2024 OCOP
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:07 | 30/09/2024 OCOP
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
15:01 | 27/09/2024 OCOP
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa
09:36 | 27/09/2024 OCOP
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
11:14 | 24/09/2024 OCOP
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống