Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Hành trình phát triển OCOP Quảng Ninh

LNV - Tỉnh Quảng Ninh triển khai Chương trình OCOP từ năm 2013, đến năm 2016 tổng kết giai đoạn 3 năm của Đề án (2013- 2016). Sau quá trình tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp, Chương trình OCOP Quảng Ninh bước sang giai đoạn mới vận hành theo chu trình thống nhất, hướng đến tiêu chuẩn - chất lượng - chọn lọc…Ghi dấu khởi đầu cho giai đoạn là đề án triển khai OCOP của tỉnh theo quyết định số 2366/QD-UBND của UBND tỉnh ngày 21/06/2017.
Nhìn lại một giai đoạn đáng nhớ

Những năm đầu triển khai xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn trong triển khai nhóm tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất. Các mô hình hỗ trợ sản xuất chủ yếu nhỏ lẻ kém hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ thiếu đồng bộ, chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, sản phẩm chưa có tiêu chuẩn, không có truy suất, việc kết nối tiêu thụ chưa được quan tâm.

Sau nhiều năm tìm kiếm mô hình cách làm, Quảng Ninh tổ chức nghiên cứu học tập mô hình “Mỗi làng một sản phẩm (OVOP)” của Nhật Bản và “Mỗi cộng đồng một sản phẩm (OTOP)” của Thái Lan,… trải qua những khởi tạo - bảo vệ đề án, vận động về tư tưởng, ý nghĩa, … để đạt sự đồng thuận cao trong toàn hệ thống chính trị, đến đầu năm 2014, tỉnh đã phê duyệt Đề án OCOP giai đoạn đến 2016, khởi động triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.


Lễ ký kết hơp tác giao thương OCOP Quảng Ninh và các tỉnh thành bạn


Tính đến cuối năm 2016, Chương trình OCOP đã tạo động lực để phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, góp phần giải quyết việc làm, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương và thực hiện có hiệu quả mục tiêu Chương trình OCOP. Các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2014 - 2016 đều hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sản phẩm được phát triển từ thấp đến cao và từng bước được hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, mẫu mã, được người tiêu dùng đón nhận... Cụ thể, năm 2014 có 48 sản phẩm (gồm cả thô, và hoàn thiện một phần); Năm 2015, có 120 sản phẩm, tương đối hoàn thiện về bao bì, nhãn mác, quy trình sản xuất; năm 2016, có 198 sản phẩm, các sản phẩm đều có bao bì nhãn mác đẹp, kiểu dáng chuyên nghiệp, đạt các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Hội chợ thường niên OCOP Quảng Ninh đã thay thế các hội chợ thương mại trước đó, trở thành điểm đến, nơi hội tụ sản phẩm chất lượng không chỉ của tỉnh mà của cả địa phương bạn và một số quốc gia trong khu vực, là động lực giúp các chủ thể OCOP tự tin và tự chủ đăng ký tham gia và phát triển trong chu trình.

Chương trình OCOP giai đoạn 2013-2016 là một nét riêng có thể hiện sự đột phá về tư duy và giải đáp những trăn trở của Đảng bộ, Chính quyền, đơn vị và nhân dân trong tỉnh về thực hiện mục tiêu cốt lõi trong chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. OCOP khẳng định là hướng đi đúng, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và là thương hiệu hiệu riêng của tỉnh Quảng Ninh, là một nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 của Quảng Ninh, được Nhà nước đánh giá, ghi nhận bằng việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vào tháng 12-2015.

Đó là những ghi nhận và là những cơ sở, nền móng cho quyết định nâng chất - quy trình hóa những hoạt động OCOP giai đoạn tiếp theo, thể hiện qua đề án triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020 theo quyết định 2366/QD-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 21/06/2017.

Mở ra giai đoạn mới!

Bước sang năm 2017, OCOP Quảng Ninh đã thu hút sự quan tâm và chủ động tham gia của các cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp… (chủ thể OCOP) trong tỉnh; Những kết quả tích cực trước đó đòi hỏi được nhân rộng và phát huy… Đó là cơ sở hình thành nên đề án với các nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện hệ thống bộ máy vận hành xuyên suốt và thống nhất; Phát triển và nâng cao năng lực nguồn nhân lực; Phát triển chủ thể và sản phẩm cả về số lượng và chất lượng trong một chu trình thống nhất từ xã, phường lên tỉnh. Theo đó, hệ thống triển khai OCOP được tổ chức và tập huấn đến tận từng xã, phường với công chức kiêm nhiệm (xã,phường), chuyên trách (huyện,thị xã,thành phố) và phòng chuyên trách (tỉnh), đảm bảo nắm bắt kịp thời và bám sát từng sản phẩm của chủ thể kể cả khi còn là ý tưởng, hỗ trợ phát triển theo chu trình, thông qua các kỳ chọn lọc, đánh giá từ cấp xã, huyện, tỉnh; Hướng đến định vị sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, cấp quốc gia.


Trưởng ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh - Vũ Thành Long thăm cơ sở OCOP

Quan điểm của Quảng Ninh khi đó, OCOP phải được triển khai, tiếp nhận, hỗ trợ, chọn lọc từ cấp xã, thôn - khu vực nắm bắt rõ và hiểu nhất về thực tế sản xuất - kinh doanh của mỗi chủ thể… Mỗi vị trí, mỗi nhân sự, mỗi đơn vị, ban, ngành đều được phân công nhiệm vụ cụ thể, có chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc theo từng tháng, quý, năm… Mỗi năm của giai đoạn là một chủ đề phát triển: Năm 2017 với “Phát triển sản xuất, xác định các sản phẩm chủ lực OCOP tỉnh Quảng Ninh” kèm theo Khung chính sách hỗ trợ mới cho giai đoạn, Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên tham gia Ban chỉ đạo; Quy định về quản lý nhãn hiệu OCOP tỉnh Quảng Ninh; Năm 2018, là “Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm”, là quyết định ban hành chu trình chuẩn OCOP giai đoạn 2018-2020... tạo điểm nhấn cho OCOP đi vào chiều sâu chất lượng, tăng cường tối đa sự tự chủ của chủ thể OCOP tham gia chu trình…; Điểm nhấn OCOP Quảng Ninh ghi nhận với chủ đề năm “Xúc tiến thương mại” - 2019, “Sản phẩm chuyên nghiệp” – 2020 với các nội dung phù hợp với tiến trình phát triển chung của chương trình cũng như các sản phẩm OCOP được khẳng định ở vị thế chất lượng có chọn lọc. Điểm nhấn Quảng Ninh khi quyết định đưa 65 sản phẩm không đạt yêu cầu ra khỏi chu trình (năm 2020).

Hiện, hầu hết các sản phẩm OCOP đạt sao hạng đều đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản, một số nâng cấp tiêu chuẩn tiên tiến như HACCP, ISO… theo quy trình sản xuất hiện đại, chuyên nghiệp; Hầu hết sản phẩm đều hoàn thiện về bao bì, nhãn mác có đăng ký bảo hộ, truy suất nguồn gốc…. Hàng loạt các chương trình xúc tiến được tổ chức, chất lượng các hội chợ OCOP thường niên khẳng định với doanh thu hàng tỷ đồng/ngày, nhiều sản phẩm tiêu thụ trên 100tr/ngày cùng nhiều hợp đồng hợp tác bán hàng được ký kết. OCOP Quảng Ninh được mở rộng xúc tiến tại các thị trường trọng điểm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… và một số thị trường quốc tế có kết nối.

Đây cũng là giai đoạn cho thấy sự chọn lọc cần thiết đảm bảo mục tiêu chương trình, đáp ứng hiệu quả của các hỗ trợ xúc tiến, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP; góp phần tích cực vào mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Nếu như năm 2010 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 10,5 triệu đồng thì đến hết năm 2020 thu nhập bình quân đã tăng lên 47 triệu đồng/người/năm. Tạo công ăn việc làm cho hơn 4.500 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp; Doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất OCOP hằng năm đạt từ 500- 700 tỷ đồng, gia tăng giá trị sản phẩm trên 30% và tăng về quy mô sản xuất trên 18%...

Như vậy, sau 7 năm triển khai thực hiện chương trình, đặc biệt là 3 năm triển khai chương trình OCOP quốc gia, từ chỗ có 48 sản phẩm ban đầu (năm 2014), đến hết năm 2020 đã có 499 sản phẩm tham gia OCOP; Toàn tỉnh có 236 sản phẩm đạt từ 3-5 sao, trong đó có 162 sản phẩm đạt 3 sao, 67 sản phẩm đạt 4 sao và 7 sản phẩm đạt 5 sao và 4 sản phẩm mới đang đề nghị đánh giá xếp hạng 5 sao cấp quốc gia; Trên 85% sản phẩm OCOP được dán tem truy suất nguồn gốc. Năm 2014 mới có 40 đơn vị kinh tế, đến nay đã có 175 đơn vị kinh tế tham gia Chương trình OCOP (trong đó DN:46; HTX:65; hộ sản xuất 64).

Nâng tầm “thương hiệu”

Sau hơn 2 năm triển khai chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, cả nước bước đầu hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2018-2020. Một số tỉnh đã thu hút sự quan tâm và tham gia của các chủ thể OCOP.

Tại Quảng Ninh, bộ máy OCOP vẫn đang vận hành theo chu trình 6 bước thống nhất, xuyên suốt… giúp người dân, chủ thể OCOP cảm nhận rõ rệt những giá trị mà chương trình mang lại, với mỗi cấp sao hạng họ nhận được gì, cần làm gì, mong muốn làm gì…? Thương hiệu “OCOP Quảng Ninh” như Ruốc hàu Bavabi, gốm sứ Quang Vinh, Rượu mơ Yên Tử, Nấm Long Hải, Ngọc trai Hạ Long…. là cơ sở cho các sản phẩm 5 sao cấp Quốc gia, đáp ứng xuất khẩu thương hiệu gắn với OCOP; Góp phần cùng OCOP toàn quốc nâng tầm cho mỗi sản phẩm OCOP của tỉnh, đóng góp chung vào thành công trên cả nước.

Đây cũng là thuận lợi, tạo tiền đề cho giai đoạn 2021-2025 giúp OCOP bứt phá lên chuyên nghiệp, nhưng lại là thách thức đối với hệ thống triển khai của tỉnh.

Hiện, đề cương đề án triển khai chương trình giai đoạn 2021-2025 đang được tỉnh đặc biệt quan tâm và hoàn thiện. Thực hiện quan điểm chỉ đạo nhất quán của Ban chỉ đạo, Quảng Ninh chú trọng: Rà soát lại các sản phẩm OCOP chủ lực, tập trung phát triển thành sản phẩm dẫn đầu; Nâng chất chủ thể: Năng lực quản trị, quy trình sản xuất,…; Nâng tầm sản phẩm: Bao bì chuyên nghiệp, nhận diện - bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, tiêu chuẩn quốc tế…. Đặc biệt, tỉnh xác định tập trung hỗ trợ các sản phẩm OCOP từ phát triển liên kết sản xuất gắn chuỗi giá trị, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp và hình thành các mô hình kinh tế tập thể vững mạnh tại địa phương.

Riêng với công tác xúc tiến, đây là hoạt động mang vai trò quyết định thành công. Do đặc thù, đặc hữu của các sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến cần được triển khai nhằm khơi dậy thị hiếu mua cho sản phẩm trên thị trường. Khi đó, không chỉ là hội chợ, kết nối,.. công tác xúc tiến còn là định vị giá trị và truyền đạt giá trị sản phẩm OCOP đến với khách hàng tiềm năng thông qua các phương tiện truyền thông, truyền tín,…Thương mại điện tử, không gian mạng điện tử cũng là một trong những lựa chọn quan trọng. Bên cạnh đó, tỉnh xác định tiếp tục đẩy mạnh theo hướng xúc tiến cụ thể sản phẩm theo nhu cầu thị trường đích, định hướng thúc đẩy xuất khẩu đối với các sản phẩm 4 sao và 5 sao; Đồng thời, khai thác tối đa lợi thế “xuất khẩu tại chỗ” từ du lịch…. Tập trung nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ xúc tiến mới, hình thành hệ thống phân phối - tiêu thụ bền vững cho các sản phẩm OCOP… theo yêu cầu của hội nhập và phát triển.

Tất cả, khẳng định Chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn, là giải pháp cụ thể quan trọng phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn. Kỳ vọng, Quảng Ninh sẽ góp chung vào chương trình OCOP toàn quốc, cùng chương trình tác động mạnh mẽ tới thương hiệu, chất lượng hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp Việt Nam, tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân và thương hiệu OCOP sẽ trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

Vũ Thành Long
TUV, Trưởng ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

OVN - Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

LNV - Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã ưu tiên bố trí nguồn vốn 11,7 tỷ đồng để triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Sáng 22-10, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

LNV - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) tổ chức Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ ba, năm 2024. Tại Chương trình, HTX trà an toàn Phú Đô vinh dự được biểu dương TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam, với hạng mục: Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0.
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

LNV - Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín vừa phối hợp tổ chức khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội).

Tin khác

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

LNV - UBND xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ông Nguyễn Viết Hùng cho biết, “Sau khi hoàn thành kết quả xây dựng NTM nâng cao, xã Sơn Đồng tiếp tục đề nghị xét và công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu thành phố Hà Nội năm 2024 đối với 2 lĩnh vực Y tế và Giáo d
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công

Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công

LNV - Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 45 của Chính phủ về khuyến công, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã dành nhiều nguồn lực triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, mang lại những hiệu quả thiết thực. Để nguồn vốn hỗ trợ khuyến công của tỉnh phát huy hiệu quả hơn nữa, cần có sự điều chỉnh kịp thời các nội dung hỗ trợ theo hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của công tác khuyến công trong tình hình mới.
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

OVN - Vừa qua, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”.
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới

Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới

LNV - Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu rau, quả đạt hơn 6 tỷ USD. Đây là con số ấn tượng của ngành hàng này khi ghi nhận sự tăng trưởng lớn đối với nhiều mặt hàng và thị trường. Ngành Nông nghiệp dự báo, xuất khẩu rau, quả năm 2024 sẽ đ
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết

Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết

LNV - Trà vỏ cam, vỏ quýt hay vỏ lựu khá phổ biến nhưng trà vỏ chuối là một xu hướng mới mang lại một số lợi ích như giúp ngủ ngon.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động