Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: Nhân rộng vùng lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Sóc Sơn

LNV - Những năm qua, huyện Sóc Sơn luôn được xem là vùng canh tác lúa nếp cái hoa vàng lớn nhất, nhì của Hà Nội. Hiệu quả kinh tế đem lại từ giống lúa gạo đặc sản này là rất tích cực, dù vẫn còn đó khó khăn về đầu ra.
Năng suất, chất lượng vượt trội

Vụ Mùa 2022, ông Nguyễn Văn Thuật ở thôn Tăng Long (xã Việt Long, huyện Sóc Sơn) canh tác 3 sào lúa giống nếp cái hoa vàng. Kết quả sản xuất cho thấy giống lúa chất lượng cao này sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe và có độ đồng đều cao.

“Vừa qua, gia đình tôi đã thu hoạch diện tích canh tác lúa nếp cái hoa vàng. Theo đó, 3 sào canh tác cho tổng năng suất khoảng 650kg thóc tươi, tương đương hơn 200kg thóc tươi/sào…” - ông Nguyễn Văn Thuật cho hay.

Không chỉ gia đình ông Thuật, hàng trăm hộ dân khác thuộc 8 xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng thu về kết quả tích cực từ việc canh tác giống lúa nếp cái hoa vàng trong vụ Mùa 2022. Việc trồng thành công tại 8 xã không chỉ cho thấy hiệu quả về năng suất, chất lượng, mà còn là khả năng thích ứng với nhiều loại địa hình của giống lúa nếp đặc sản.

Thu hoạch lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Ảnh: Lâm Nguyễn.


Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hà cho biết, vụ Mùa 2022, huyện hỗ trợ 50% chi phí mua giống lúa nếp cái hoa vàng cho bà con 8 xã. Ngoài xã Việt Long, còn có 7 xã khác được hưởng lợi gồm: Tân Hưng, Tân Minh, Bắc Phú, Minh Trí, Hồng Kỳ, Đức Hòa và Trung Giã. Tổng diện tích canh tác của 8 xã kể trên là hơn 332ha.

Theo bà Hoàng Thị Hà, hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp cái hoa vàng khi so sánh với giống lúa Khang Dân truyền thống mà bà con thường canh tác là vượt trội. “Căn cứ giá bán bình quân, mỗi sào canh tác giống lúa nếp cái hoa vàng giúp mang lại giá trị gia tăng từ 600.000 - 900.000 đồng so với lúa Khang Dân” - bà Hoàng Thị Hà chia sẻ.

Ngoài chi phí mua giống lúa nếp cái hoa vàng chất lượng cao, Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn còn hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ thực vật. Nhờ đó, 17 vùng sản xuất giống lúa nếp cái hoa vàng thuộc 8 xã nêu trên đều cho năng suất, chất lượng và tính đồng đều cao.

Băn khoăn đầu ra cho nông sản

Bằng các giải pháp hỗ trợ sản xuất, huyện Sóc Sơn đã đẩy mạnh cơ cấu giống lúa chất lượng cao từ 65% năm 2016 lên 85% vào năm 2022, trong đó có giống lúa nếp cái hoa vàng. Thống kê đến nay, toàn huyện đã phát triển được gần 600ha canh tác giống lúa đặc sản này, tập trung chủ yếu tại các xã: Tân Hưng 220ha, Bắc Phú 203ha, Phú Minh 41ha…

“Để nhân rộng vùng lúa nếp cái hoa vàng chất lượng cao, huyện đề xuất các sở ngành của Hà Nội hỗ trợ đầu tư ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất. Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong truy suất nguồn gốc nhằm nâng cao giá trị thương hiệu ‘'gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn"..."

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn.


Hầu hết các vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Sóc Sơn đều áp dụng quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI). Đến năm 2022, toàn huyện đã xây dựng được 3 vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP tại các xã Phú Minh (15ha), Tân Hưng (15ha) và Trung Giã (30ha).

Dù mang lại giá trị kinh tế vượt trội, tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm lúa nếp cái hoa vàng vẫn là nỗi lo của bà con nông dân. Phó Chủ tịch UBND xã Việt Long Nguyễn Văn Quả cho biết, giá bán thóc tươi tại bờ hiện nay vào khoảng 11.000 đồng/kg. Tuy nhiên, việc tiêu thụ không phải lúc nào cũng dễ dàng.

“Hiện nay, xã vẫn chưa tìm được đầu ra ổn định cho lúa nếp cái hoa vàng. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vẫn do các nông hộ tự thân vận động. Chính quyền vào cuộc giám sát nhưng đôi khi không tránh khỏi bị tư thương ép giá…” - ông Nguyễn Văn Quả thông tin thêm.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn, hiện nay chưa có tổ chức, cá nhân liên kết sản xuất theo chuỗi tại các vùng canh tác lúa nếp cái hoa vàng theo hướng hàng hóa. Cũng bởi vậy, tốc độ mở rộng diện tích những vùng lúa chất lượng cao này trên địa bàn huyện còn chậm.

Đại diện lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục cứng hóa hệ thống kênh mương, trục chính giao thông nội đồng; đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng các vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng theo hướng hàng hóa.

Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng các chính sách đồng bộ nhằm kêu gọi tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên kết, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển những vùng sản xuất tập trung lúa nếp cái hoa vàng, tạo chuỗi giá trị bền vững cho loại đặc sản này.

Theo Trọng Tùng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Giàu lên trên những cánh đồng, vườn cây VietGAP tiền tỷ

Giàu lên trên những cánh đồng, vườn cây VietGAP tiền tỷ

LNV - Bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thúc đẩy liên kết thông qua các HTX, nhiều địa phương tại tỉnh Cao Bằng đang từng bước khẳng định hướng đi mới trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo bền vững.
Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.
Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân...
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Bài viết về cách nông nghiệp công nghệ cao nâng cao chất lượng, tăng thu nhập và mở rộng thị trường cho nông dân miền núi phía Bắc Việt Nam.
Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

LNV - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đang khẳng định vai trò là cầu nối đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông phù hợp, giúp người dân nâng cao năng lực sản xuất và hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tin khác

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

LNV - Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Doãn Vũ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mà còn mở hướng làm ăn mới cho thanh niên vùng nông thôn.
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

LNV - Hà Nội có một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết; kiểm soát an toàn thực phẩm; đầu tư chế biến sâu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng.
Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

LNV - Khác với nhiều địa phương có tình trạng ruộng bỏ hoang, ở huyện Ứng Hòa, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả.
Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

LNV - Thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, thời gian qua, Hà Nội tích cực hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất gạo hàng hóa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị. Cùng với đó, Hà Nội nỗ lực kết nối xây dựng vùng nguyên liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo…
Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

OVN - Ngày 11/6, UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) tổ chức Hội thảo – Đào tạo với chủ đề “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng được xác lập nhãn hiệu chứng nhận gồm: Bánh tráng làng Tày, dứa mật Đam Rông và sầu riêng Đam Rông.
Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

LNV - Thông tin từ UBND huyện Mê Linh cho biết, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng.
HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

LNV - Thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau màu xã Dân Lý (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã trở thành mô hình hiệu quả trong liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn. Nhờ sự đồng lòng của các thành viên, đặc biệt là vai trò chủ chốt của phụ nữ địa phương, HTX không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, bền vững.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu quả rõ nét.
Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

LNV - Vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Trước đó, mô hình sản xuất lúa SRI (đối với lúa cấy) được triển khai
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động