Hà Nội: Hạ Thái - Cơ duyên trong từng nước sơn mài
Trước kia, do sự “khó tính” của sơn ta, người thợ làng nghề phải ủ tranh trong tủ kín gió và có độ ẩm cao để làm khô lớp sơn vừa vẽ. Muốn nhìn thấy tranh phải mài mòn đi. Các bậc lão niên ở Hạ Thái còn nhớ, khi mới ra đời, sơn mài chỉ có ba màu: sơn then (màu đen), sơn son (màu đỏ) và sơn cánh gián (màu vàng nâu). Nhờ quá trình tìm tòi sáng tạo, bảng màu của sơn mài ngày nay phong phú hơn. Trong đó, pha sơn là công đoạn đặc biệt có tính quyết định. Mỗi gia đình, mỗi cơ sở có một bí quyết pha, tạo nên phong cách riêng. Việc pha chế sơn ta quyết định sự thành bại của sản phẩm, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm từ khâu nấu sơn, cô sơn đặc, cho đến khâu thử sơn chín. Ngày nay, trong kỹ thuật pha chế sơn hiện đại, một vài thao tác được thay đổi nhằm tạo ra loại sơn mới có độ bóng, bền, đẹp.
Cho đến nay, người Hạ Thái quan tâm đầu tư phát triển nhất vẫn là nhóm sản phẩm sơn mài tâm linh, bao gồm sơn son thếp vàng, tượng thờ, tượng Phật, hoành phi, câu đối, trang, hương án, ban thờ, tủ thờ... Bà Nguyễn Thị Hồi, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Hạ Thái, cho biết: “Nghề sơn mài tâm linh thu hút nhiều gia đình ở làng nghề với rất nhiều lao động. Sản phẩm không chỉ phục vụ đình chùa mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, đặc biệt là tượng Phật, hoành phi câu đối”.
Có thể khái quát các công đoạn của một sản phẩm sơn mài bao gồm: Cốt (hay còn gọi là vóc); Gắn; Đánh vải; Bó; Hom; Kẹt lót; Thí; Phun màu (hoặc dán bạc); Quang toát và miêu tả theo một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng. Nhưng dù là khâu nào, người thợ cũng phải kiên nhẫn, tỉ mỉ. Một sản phẩm sơn mài chỉ đẹp khi được chạm trổ, tu sửa, đánh bóng, tô vẽ, trau chuốt, nâng niu bằng đôi bàn tay và cả cái tâm của người làm nghề.
Theo chị Yến, một người thợ sơn mài, người làng nghề thường nhớ những bước như sau: “Đục chạm, đánh giấy ráp, hom, mài, lót, kẹp, rồi lại mài, mỗi lớp lại một lớp mài, kẹp xong đến thí, thí hai nước, rồi lại sơn một nước, rồi đến nước cầm bạc, rồi sơn, rồi đến phủ bóng là bước cuối cùng”. Mỗi sản phẩm phải trải qua 15 - 16, thậm chí 18 lớp sơn, hoặc ít nhất cũng là 10 lớp thì mới đảm bảo chất lượng. Hiểu một cách nôm na, hai từ sơn mài chính là mô tả công đoạn quan trọng nhất để hoàn thiện sản phẩm: sơn và mài.
Chị Trần Thị Hà, Xưởng sản xuất đồ thờ Hùng Cường, vừa sơn bức tượng Cô Chín Thượng Ngàn, vừa thong thả kể trong lúc bức tượng từ màu hồng tươi hiện đại chuyển sang màu hồng đất truyền thống của nhiều thế kỷ trước: “Chỉ tính riêng công đoạn tôi đang làm, tức là sau khi tượng đã được tạc, cũng phải qua 9 lần sơn rồi mài mới ra được một sản phẩm hoàn thiện với thời gian khoảng 20 ngày”. Nhờ sự trau chuốt, tỉ mỉ đó của người làng nghề mà sản phẩm sơn mài tâm linh Hạ Thái nhiều năm nay vẫn được các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ tổ cũng như nhiều hộ gia đình đặt mua. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng khiến làng nghề bị ảnh hưởng ít nhiều khi các cơ sở thờ tự không hoạt động thường xuyên và các doanh nghiệp, người phát tâm không cung tiến nhiều. Làng nghề hoạt động, nhưng số lượng lao động giảm khoảng 1/3 so với khi chưa có dịch.
Cũng như nhiều làng nghề khác, điều băn khoăn của người Hạ Thái chính là giới trẻ giờ đây không còn mặn mà với nghề truyền thống, nguy cơ mai một không còn xa. Chị Hà cho biết: “Một trong những phần công việc đứng trước nguy cơ thiếu lao động nhất là đục chạm, giới trẻ không còn thiết tha với công việc này nữa. Chỉ còn những người đã biết nghề là còn theo nghề. Sợ tương lai nghề cũng mai một đi”. Cùng chung nỗi lo với chị Hà, anh Thà, thợ chạm của Xưởng sản xuất đồ thờ Hùng Cường, cho biết: “Để chạm được một chân án quỳ phải mất 3 - 4 ngày. Tôi làm nghề gần 30 năm rồi, từ lúc 16 - 17 tuổi, nhưng giờ các con tôi muốn đi học để thay đổi nghề nghiệp. Nghề cũng mai một dần, máy móc nhiều, công nghệ khác rồi, trước làm thủ công là chính. Thu nhập của tôi khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ngày, so với các nghề khác không cao nên khó thu hút. Giờ muốn giữ được nghề thì phải cải thiện thu nhập, chứ không thì khó”.
Mặc dù có chút lo lắng cho tương lai xa, nhưng thực tế, sản phẩm sơn mài tâm linh của Hạ Thái vẫn đang có mặt ở mọi miền Tổ quốc, như một cách để bảo tồn giá trị văn hóa tinh thần của người Việt. Các họa sĩ và nghệ nhân trong làng vẫn sáng tạo nhiều mẫu tranh mới, màu sơn mới với sắc độ khác nhau, sử dụng cách khắc trên sơn để tạo ra những đường nét mềm mại, uyển chuyển, sinh động.
Với đôi bàn tay khéo léo, tâm huyết trong từng nét vẽ, từng nước sơn, các họa sĩ tài hoa và nghệ nhân Hạ Thái đã tạo nên rất nhiều bức tranh sơn mài sống động tuyệt đẹp cùng hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm... trên các chất liệu gỗ, tre, nứa, song mây, composite, gốm sứ, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong nước và nhiều thị trường nước ngoài Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Australia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc... Hạ Thái đang nỗ lực xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch làng nghề để thu hút du khách khi du lịch phát triển trở lại trong trạng thái bình thường mới./.
Tuấn Thùy/VOV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 Văn hóa - Xã hội