Hà Nam: Làng nghề lụa Nha Xá khó khăn sau dịch Covid-19
Cổng làng Nha Xá.
Làng nghề truyền thống trăm năm
Nằm ngay dưới chân cầu Yên Lệnh (giáp ranh hai tỉnh Hưng Yên – Hà Nam), đến nay làng Nha Xá cũng đã hơn 600 năm gắn bó với nghề dệt lụa, chủ yếu là dệt lụa tơ tằm thủ công. Tương truyền khi xưa, tướng nhà Trần là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đi thuyền qua đây, thấy đất tốt, dân lại nghèo nên ông đã chỉ cho dân cách trồng dâu, ươm tơ và dệt lụa.
Nghe lời dạy, người dân trong làng đã làm ra rất nhiều tấm lụa đẹp, cung cấp cho dân làng, tổng. Tiếng lành đồn xa, thương lái tìm đến nhiều. Một thời có cả nghề gánh lụa thuê ra sông Hồng đưa lên thuyền, các thuyền chuyển về kinh thành và phân phối đi khắp nơi.
Lụa ở đây mềm, mịn và đẹp nên được xếp thứ hai trong số những làng lụa của nước Việt, chỉ đứng sau làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội).
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến làng
Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Đợt cách ly xã hội trong gần như cả tháng 4 đã khiến mọi hoạt động kinh doanh bán hàng bị ngừng lại. Dù vậy, các hoạt động sản xuất vẫn được phần lớn các hộ làm lụa duy trì trong lúc dịch, khi đa số các cơ sở làm lụa của làng là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, có thể tiếp tục sản xuất tại nhà.
Thợ đứng máy dệt.
Chị Ngọc, chủ một hộ sản xuất trong làng cho biết, khi dịch bùng phát mạnh từ tháng 3, chị đã cho những người làm thuê tạm nghỉ và chỉ 2 vợ chồng chạy máy trong nhà, cho đến tận bây giờ. Do đầu ra hiện tại gần như không có nên chị cũng chưa gọi người làm trở lại, chỉ chạy đều vài máy nhằm tránh bị tình trạng hàng tồn kho quá nhiều.
Ông Nguyễn Định, 62 tuổi, một chủ xưởng dệt lâu năm trong làng chia sẻ, hồi chưa có dịch Covid-19, công việc vẫn bình thường. Mùa hè nóng nhưng hàng vẫn chạy, có khi máy dệt chạy suốt ngày đêm, thu nhập ít nhất cũng hơn 10 triệu/tháng. Nhưng giờ thì khó, đầu ra bị ảnh hưởng bởi dịch Covid đã đành, chưa kể vài năm nay còn phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, giờ một tháng thu nhập có khi tầm 6-7 triệu còn khó. Trừ đi chi phí nguyên liệu đầu vào, khấu hao máy móc, nhân công thì phần lời còn lại không được bao nhiêu.
Các cuộn tơ được mắc vào guồng.
Nỗ lực duy trì nghề
Ông Nguyễn Tiến Quảng, Chủ tịch Hiêp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha Xá cho biết, hiện nay làng có 150 hộ kinh doanh sản xuất với 400 đầu máy dệt các loại. Thời điểm chưa có dịch Covid-19, sản lượng trung bình của làng khoảng 8.000-10.000 m lụa mỗi tháng. Trong làng có một số xưởng với hàng chục máy dệt lớn và nhiều nhân lực, chuyên sản xuất các sản phẩm cao cấp để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Với sự phát triển của máy móc, hiện nay hầu hết các hộ trong làng đều dệt máy, đảm bảo năng suất cao mà chất lượng không thua kém so với dệt thủ công. Cùng với đó, thay vì làm hết mọi công đoạn sản xuất lụa, giờ đây các hộ chuyển hướng theo công đoạn riêng biệt - hộ chuyên dệt, hộ chuyên tẩy nhuộm. Nhờ đó, sản lượng và chất lượng sản phẩm đều được cải thiện tốt hơn.
Các sợi tơ tằm trên khung mắc cửi.
Dù vậy, việc phát triển sản phẩm lụa Nha Xá vẫn có những khó khăn cố hữu khác. Ông Quảng nói, danh tiếng của làng vẫn chưa được nhiều người biết đến, dù Nha Xá là nguồn cung cấp sản phẩm lụa tơ tằm cho hầu hết thị trường trong nước. Một mặt do vị trí địa lý, khi làng cách xa Hà Nội, ít cơ hội tiếp cận với khách du lịch hơn so với làng lụa rất nổi tiếng là Vạn Phúc (Hà Đông). Mặt khác, công tác tiếp thị và quảng bá về làng chưa được đẩy mạnh.
Cùng với việc sử dụng máy móc trong sản xuất, cách sử dụng nhân lực của các hộ cũng thay đổi. Từ chỗ một thợ chỉ đứng trông một máy, giờ đây một thợ có thể quản lý 3-4 máy trong quá trình. Điều này cũng tác động đến suy nghĩ của những người trẻ trong làng về kế thừa nghề cha ông. Ông Định nói, giờ các thanh niên con cháu phần nhiều đi nơi khác lập nghiệp, có thể tạo ra thu nhập cơ bản hơn 15 triệu/tháng, hoặc xin việc trong các khu công nghiệp ở gần địa phương, chỉ những người nhiều tuổi giống ông không còn sức làm việc khác hay đi xa thì tiếp tục gắn bó với nghề.
Hy vọng những tín hiệu mới trong tương lai
Ông Quảng chia sẻ, nhìn thẳng vào thực tế, tình trạng các làng nghề gặp khó khăn chung và dịch Covid-19 vẫn chưa hết hẳn, do đó mọi hoạt động nửa cuối năm sẽ chưa có khả năng khởi sắc. Mọi hộ kinh doanh trong làng vẫn hoạt động, duy trì đầu ra và chờ đợi những tín hiệu tích cực từ thị trường lụa trong nước cùng các hoạt động thông quan, xuất khẩu. Nhắc lại việc sản phẩm lụa tơ tằm của làng được nhà thiết kế Minh Hạnh sử dụng cho bộ sưu tập thời trang 2017, ông nói Hiệp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha Xá sẽ cố gắng hơn nữa để lụa Nha Xá được tiếp cận, xuất hiện tại các sự kiện văn hóa lớn trong tương lai.
Ông Định tâm sự, nếu thời gian tới sản phẩm lụa có cơ hội mở rộng xuất khẩu, chẳng hạn như qua hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), ông sẵn sàng thay đổi hệ thống máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông cho biết, hàng hóa xuất khẩu – nhất là thị trường châu Âu tiêu chuẩn rất cao, nhưng nếu vào được, khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ tốt hơn bây giờ rất nhiều.
Bài và ảnh: Quang Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân