Đầu tư gần 17 tỷ đồng cho chương trình OCOP ở An Giang
Tiềm năng được đánh thức
Sau hơn 2 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, đến nay, tỉnh An Giang đã có 49 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, (11 sản phẩm đạt 4 sao và 38 sản phẩm đạt 3 sao) của 35 chủ thể kinh tế, trong đó có 4 hợp tác xã, 15 doanh nghiệp và 16 cơ sở sản xuất. Tiêu biểu nhất phải kể đến 2 sản phẩm đã được Trung ương công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia, đó là sản phẩm gạo thơm đặc sản Thiên Vương và gạo ngon tiến vua Tiên Nữ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia Chương trình OCOP. Đồng thời, có những sáng tạo, cải tiến kỹ thuật để từng bước nâng cấp sản phẩm.
Sản phẩm OCOP An Giang được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị.
Theo ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, trong chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm OCOP, An Giang lấy doanh nghiệp là hạt nhân. Các doanh nghiệp sẽ kết nối với các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến ở quy mô nhỏ hơn. Các cơ sở này lại liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác - đơn vị làm việc trực tiếp với các hộ nông dân. Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cũng cho biết, với mục tiêu đưa Chương trình OCOP đi vào chiều sâu, tỉnh đã tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trong đó, chú trọng phát triển liên kết chuỗi, vùng nguyên liệu; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối hiện đại, các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các sàn giao dịch thương mại điện tử... Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, các sản phẩm OCOP của An Giang đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, có tính cạnh tranh trên thị trường.
Không chỉ khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc trưng, Chương trình OCOP của tỉnh An Giang còn là động lực để phát huy sức mạnh, vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sản, truyền thống của các tộc người thiểu số sinh sống tại đây. Là vùng đất có 4 tộc người anh em Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng sinh sống, tỉnh An Giang có nhiều sản phẩm truyền thống của các tộc người thiểu số tham gia Chương trình OCOP như đường thốt nốt, rượu thốt nốt, tung lò mò (lạp xưởng bò), rượu cà na... Chị Chu Ngọc Dịu, chủ thương hiệu Mật thốt nốt Palmania – một trong những sản phẩm được tỉnh An Giang đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia năm 2020 chia sẻ: “Nhờ Chương trình OCOP mà mình có thêm nhiều cơ hội để phát triển sản phẩm đường thốt nốt vốn là đặc sản của đồng bào người Khmer vùng Bảy Núi”. Không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, sản phẩm Mật thốt nốt Palmania còn dành được sự quan tâm của khách nước ngoài. Hiện chị Chu Ngọc Dịu đang cùng các cộng sự xúc tiến xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường châu Âu.
Không ngừng nâng cao chất lượng
Từ những kết quả đạt được, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định Chương trình OCOP là hướng đi đúng, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển nội lực từ điều kiện tự nhiên, văn hóa đặc trưng của địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Để tạo đòn bẩy cho Chương trình OCOP, tỉnh đã xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm OCOP An Giang giai đoạn 2021 - 2023. Theo đó, Đề án “Quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm OCOP tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2023” sẽ được triển khai thực hiện với tổng kinh phí hơn 16,9 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương, tỉnh và doanh nghiệp. Cụ thể, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, phát triển các sản phẩm OCOP của năm 2020; cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, tiêu chuẩn hóa 5 sản phẩm đặc thù của tỉnh, trong đó phấn đấu có 2 sản phẩm tham gia sản phẩm OCOP quốc gia. Thực hiện kết nối tiêu thụ với các điểm bán lẻ, siêu thị, như Co.op Mart, VinMart, Bách Hóa Xanh, Tứ Sơn... và phối hợp các tỉnh ABCD Mekong xây dựng và tham gia hệ thống trưng bày các sản phẩm OCOP của 4 tỉnh, thành phố ABCD Mekong tại An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ; đào tạo, tập huấn 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ tham gia chương trình OCOP và tiềm năng OCOP. Giai đoạn 2022 - 2023, tỉnh An Giang phấn đấu xây dựng 1 điểm trưng bày sản phẩm OCOP gắn với điểm du lịch, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; kết nối tiêu thụ với các điểm bán lẻ, siêu thị; phối hợp các tỉnh ĐBSCL xây dựng và tham gia hệ thống trưng bày sản phẩm OCOP; lựa chọn 1 - 3 sản phẩm OCOP uy tín để xúc tiến thị trường ngoài nước, hướng tới xuất khẩu.
Đây là lộ trình được vạch ra nhằm thúc đẩy quá trình nâng cao tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của các sản phẩm OCOP. Đảm bảo những sản phẩm này có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện thâm nhập thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời tạo việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn. Với những kết quả khả quan đó, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới ở An Giang trong thời gian tới.
Bài, ảnh: Thùy Dung
(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ VPĐP NTM TƯ)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Tin khác
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội